Cám dỗ là gì? Là bạn hay là kẻ thù trong cuộc sống của chúng ta

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 01-04-2024

Cám dỗ là gì? Một câu hỏi mà nhiều người vẫn luôn không hiểu được ý nghĩa thật sự của nó trong cuộc sống của chúng ta, nó sẽ là bạn hay là kẻ thù của mỗi con người, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem, ruốc cuộc cám dỗ là gì nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Đôi lời tâm sự về cám dỗ

Tôi không phải là một người già dặn, không phải người có nhiều kinh nghiệm về cuộc sống, mà tôi là một thế hệ mới bước vào trưởng thành. Bạn biết không, cám dỗ chính là một gia vị cuộc sống của bạn đấy. Bạn có dám chắc với tôi rằng bạn chưa bao giờ bị cám dỗ bởi một thứ gì đó trong cuộc đời chưa? Còn tôi thì đã từng, thậm chí nhiều lần là khác.

đôi lời tâm sự về cám dỗ

Cám dỗ nó đến với tôi từ nhiều năm về trước, những năm tôi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Cái thời mà tôi bắt đầu biết về giá trị, biết về sự hơn thua, nó đã đến mà tôi không hề hay biết. Cho đến mãi về sau, khi tôi bắt đầu sa ngã vào thì lúc đó mới nhận ra mình thật sự đã sai. Những mà tuổi trẻ mà, chúng ta cho phép mình sai, có đúng không ạ. Nhưng “nó” thật sự không chỉ đến với tôi ở thời gian đó, mà ngay cả về sau này, cho đến lúc tôi bước vào trưởng thành rồi mà “nó” vẫn luôn xuất hiện và như nhắc nhở tôi rằng, tuổi trẻ tôi đã từng vấp thì đến hiện tại tôi cũng có thể vấp tiếp.

“Cám dỗ” thật đáng sợ, không chỉ riêng tôi đâu, mà bạn cũng vậy, tôi tin chắc bạn cũng đã từng “trạm mặt” với nó rồi, đúng không? Ở bài viết này, tôi không muốn đứng trên cương vị người đi trước để chỉ bảo cho các bạn, vì tôi biết tôi cũng phải học hỏi từ chính các bạn. Tôi chỉ muốn đứng ở đây với vai trò là người đồng hành cùng bạn, người trải lòng với bạn và tâm sự với bạn về “sự cám dỗ trong cuộc sống của tất cả chúng ta”.

2. Cám dỗ là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn chắc chắn đã nghe ai đó nhắc về những cám dỗ, nhưng thực chất bạn không hiểu được ý nghĩ của cụm từ này là gì. Và bạn luôn thắc mắc tại sao nó lại xuất hiện trong cuộc sống. Để hiểu được điều đó bạn cần hiểu “cám dỗ là gì?”

cám dỗ là gì

2.1. Khái niệm về cám dỗ

Ngay từ thời xa xưa ông cha ta đã sử dụng đến từ cám dỗ này, và cho đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng nó như một tiếp nối của truyền thống. Cám dỗ là sự lôi kéo, thúc dục, khơi gợi lòng ham muốn của bạn thực hiện một điều gì đó đến mức sai trai, sa ngã vào nó. Cám dỗ cũng có thể hiểu là một hiện tượng nổi lên trong cuộc sống khiến bạn chạy theo nó mà không nghĩ đến hậu quả sau này.

Vậy đấy, cám dỗ nó đến ngay từ trong sự ham muốn của chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu nổi lên một suy nghĩ muốn có được gì đó thì cám dỗ bắt đầu dần hình thành.

2.2. Cám dỗ, gia vị của cuộc sống thường nhật

Đã có người từng hỏi tôi rằng, tình yêu có màu gì? Tôi ngây ngô trả lời họ rằng tình yêu có màu tím. Ngay sau đó, họ nói với tôi rằng, hiện tại tôi đang hạnh phúc với tình yêu thì đối với tôi chỉ có màu tím mà thôi. Một thời gian sau, người đó vẫn hỏi tôi câu hỏi cũ, lần này tôi mới trả lời rằng “tình yêu có màu đen”. Và họ đã nói với tôi rằng, thật ra nó chẳng có màu, cũng chẳng có vị gì cả, chỉ là do chính bạn đã tạo nên “gia vị cho tình yêu” của bạn thôi.

Mẩu chuyện tôi mới kể ở trên có liên quan gì đến “cám dỗ hay không” thật ra là có đấy. Tình yêu cũng là một loại cám dỗ trong cuộc đời của bạn.

Tại sao tôi lại nói cám dỗ là gia vị cuộc sống, như bạn biết đấy, gia vị trong nấu ăn có rất nhiều loại, phải nêm nếm sao phù hợp với khẩu phần ăn của chúng ta. Thì cám dỗ cũng xuất hiện với nhiều thể loại, nhiều vị khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem cám dỗ có những loại như thế nào nhé.

2.2.1. Cám dỗ dục vọng

Dục vọng có thể giết chết bạn nếu bạn không thực sự biết kiềm chế nó. Tình yêu cũng là một dạng của dục vọng, nhưng nó ở cấp độ thấp hơn rất nhiều.

Dục vọng thực chất chỉ là nhu cầu sinh lý bình thường của một con người, nhưng khi bạn có những nhu cầu về dục vọng cao thì lúc đó bạn đang bị cám dỗ lôi kéo. Dục vọng được pháp luật bảo vệ, trong phạm vi cho phép, nó sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội văn minh và tốt đẹp, nhưng trong một khoảnh khắc nào đó bạn bị sa ngã bởi ham muốn của dục vọng thì sẽ trở thành “tội phạm” trở thành kẻ mà xã hội coi là một “tội đồ”.

Trong cuộc sống hiện nay, khi mà xã hội ngày càng đi lên thì cũng có những mặt xấu của xã hội phát triển, điển hình là những vụ cưỡng dâm, hiếp dâm, dâm ô đối với trẻ em. Điều này thật đáng lên án và phê phán. Đây là một biểu hiện của sự sa ngã vào dục vọng, khi họ không kiềm chế được bản thân mình với dục vọng.

Có thể nói nếu bị cám dỗ của dục vọng lôi kéo làm bạn sa ngã vào dục vọng thì bạn sẽ có nguy cơ trở thành “tội phạm” mà pháp luật cần trừng trị.

Việc làm luật - pháp lý

2.2.2. Cám dỗ của sự tức giận, nóng nảy

“Khi bạn đúng, bạn không nên tức giận, khi bạn sai bạn không có quyền nổi nóng” nhưng mấy ai đã làm được điều này. Hầu như chúng ta đều nóng giận trong mọi hoàn cảnh trong mọi lúc. Người xưa hay nói nóng giận quá mất khôn. Câu này rất đúng vì mỗi khi chúng ta nóng giận, chúng ta thường chỉ còn nghĩ đến sự cáu giận đó của mình mà quên đi công việc quan trọng hơn, hoặc sẽ làm điều sai trái trong lúc tức giận đó.

Sự nóng nảy, tức giận của bạn sẽ khiến bạn từ một “thiên thần” mà trở thành “quỷ giữ” chỉ trong vòng vài giây. Bạn biết đấy, quỷ thì rất xấu xa và luôn làm điều sai trái, nếu bạn không kiềm chế được con quỷ mang tên “tức giận” này thì cõ lẽ bạn sẽ phải trả giá ngay sau đó. Đó chính là dọn bãi “chiến trường” mà trong lúc nóng bạn đã làm.

2.2.3. Cám dỗ của sự kiêu căng

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng tự tin chính là kiêu căng và kiêu căng chính là sự tự tin. Nó chỉ đúng một phần, khi chúng ta tự tin thái quá sẽ trở thành kiêu căng. Kiêu căng và tự tin nó chỉ cách nhau một ly. Tự tin giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và công việc, nhưng kiêu căng lại hại chúng ta. Bởi lẽ trong cuộc sống thì không ai muốn chơi với một người kiêu căng cả. Sự kiêu căng chỉ làm cho chúng ta coi thường, hạ thấp năng lực của người khác mà lại luôn đề cao chính mình.

Trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày, con người nên biết điều tiết để không trở thành kẻ kiêu căng, ngạo mạn trong ánh mắt người khác.

2.2.4. Cám dỗ ngay trong sự đố kị

Ẩn sâu bên trong con người luôn có một lòng đố kị, ganh ghét, và muốn có được thứ gì đó của người khác mà mình không muốn. Con người luôn có đặc điểm là muốn những thứ mà mình không có, đem lòng đố kị với người khác. Đây là một điều rất xấu của chúng ta, thay vì đố kị thì tại sao chúng ta lại không tự hài lòng với những gì mình đang có.

Nếu sự đố kị của bạn bị cám dỗ mua chuộc thì nó sẽ trở thành công cụ cho bạn thực hiện những điều xấu xa, vậy nên bạn hãy điều tiết lại sự đố kị trong lòng của bạn, chỉ để nó trở thành động lực chứ đừng làm những điều xấu có hại cho chính bản thân bạn.

2.2.5. Cám dỗ của sự tham lam

Các cuộc chiến tranh nổ ra cũng bắt nguồn từ chính lòng tham của con người, lòng tham mở rộng thuộc địa và lãnh thổ, lòng tham muốn thống lĩnh cả thế giới. Câu nói “lòng tham không đáy” quả thật rất đúng. Sự cám dỗ của lòng tham gây nên rất nhiều những đau thương cho con người từ các cuộc chiến tranh. Bạn có còn nhớ câu truyện cổ tích “cây khế”, người anh trai vì lòng tham mà đã may túi 12 gang để đựng vàng, nhưng ngay sau đó đã phải trả giá cho lòng tham đó của chính mình.

Đôi khi lòng tham của chúng ta trở thành động lực cho chúng ta cố gắng, nhưng khi bị sự cám dỗ của lòng tham làm cho sa ngã thì có thể bất chấp hậu quả để đạt được mục đích bạn mong muốn.

2.2.6. Tham ăn cũng có cám dỗ

Những khởi sinh của nhiều tật xấu xuất phát từ sự tham ăn, tham ăn ở đây bao gồm cả những đồ uống, chất kích thích như rượu, bia, ma túy,…khi bắt đầu sa lầy vào con người sẽ trở lên phụ thuộc vào chất kích thích đó, thậm chí có thể gây đến tử vong.

“Ăn” là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta, do vậy những cám dỗ luôn luôn rình rập chúng ta. Nhiều khi chúng ta nên khắt khe trong chế độ ăn uống của mình để có một cuộc sống khỏe mạnh và không sa vào những cám dỗ của sự “tham ăn”.

2.2.7. Cám dỗ của sự lười biếng

Sự lười biếng có thể giết chết chúng ta, bạn có tin điều đó không? Tôi khuyên bạn rằng, hãy tin vào điều đó đi vì chính sự lười biếng trong bạn đang giết bạn từng ngày đấy.

Bạn có biết đến câu “há miệng chờ sung” không? Đó chính là một câu nói về sự lười biếng của con người không muốn làm nhưng lại muốn có ăn. Lười biếng không chỉ trong vận động, lười biếng còn trong làm việc và suy nghĩ. Biểu hiện của nó là bạn chỉ muốn ngủ, không muốn làm bất cứ việc gì cả. Điều này, sẽ làm cho cơ thể bạn uể oải, trí nhớ và thể lực bị giảm sút. Bạn sẽ trở thành một “cái máy” cũ kĩ và không hoạt động được và bạn sẽ bị sa thải.

Cám dỗ của sự lười biếng thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của bạn, nó khiến bạn trở nên xấu hơn, trì trệ hơn và nó sẽ “ăn mòn” bạn cho đến khi bạn không còn hoạt động được.

Với phần trên đây, bạn hiểu được nó là gia vị của cuộc sống rồi chứ, cám dỗ xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong những công việc hàng ngày của chính bạn. Nó là gia vị của cuộc sống thường nhật, nhưng việc nêm nếm gia vị đó lại do chính bạn quyết định.

Việc làm nhân viên kinh doanh

3. Cám dỗ là bạn hay thù

cám dỗ là bạn hay thù

Nhiều người vẫn luôn tự hỏi rằng, cám dỗ là bạn hay là kẻ thù trong cuộc sống của chúng ta. Tác động của cám dỗ với chúng ta là gì? Thật nhiều câu hỏi về cám dỗ mà cần có câu trả lời.

Những tác động của cám dỗ mà bạn cần biết:

 Trước tiên chúng ta luôn bị những tác động xấu xa, hay những lợi ích che mờ mắt, chúng ta phải luôn biết rằng cái gì cũng có hai mặt của nó như con dao hai lưỡi, có thể hỗ trợ đắc lực cho chúng ta nhưng cũng có thể hại chúng ta. Và cám dỗ cũng vậy, nó cũng có hai mặt tốt- xấu.

- Đối với những người bị cám dỗ đưa đến sa ngã thì sẽ coi nó là xấu. Cám dỗ có thể đưa chúng ta đến những con đường sai trái, bị đẩy vào làm việc xấu. Nếu bạn không biết cách kiểm soát thì nó sẽ lật ngược lại kiểm soát chính bạn trở thành một con “quỷ giữ” làm những điều xấu.

- Những cám dỗ sẽ trở thành động lực cho cuộc sống hàng ngày của bạn nếu bạn biết tiết chế và kiểm soát chúng một cách đúng nhất. Không thể cám dỗ kiểm soát chính bản thân mình, mà hãy để nó là một động lực thôi thúc bạn cố gắng làm việc và hoàn thiện bản thân mình.

Qua đây, bạn đã hiểu cám dỗ là bạn hay thù chưa. Cám dỗ có thể trở thành bạn của bạn nhưng cũng có thể trở thành thù của bạn. Điều này hoàn toàn do bạn lựa chọn.

Việc làm it phần mềm

4. Cách để cám dỗ không kiểm soát bạn

cách để bạn không bị cám dỗ kiểm soát

Trong cuộc sống thường nhật hàng ngày bạn có chắc là bạn không bị những cám dỗ “đeo bám” không, bạn có chắc là không bị sa lầy bởi những cám dỗ đó hay không? Tôi tin chắc là í tai có thể làm được điều đó. Vậy chúng tôi sẽ mách bạn cách để bạn có thể vượt qua những cám dỗ và khiến cám dỗ trở thành bạn của bạn.

- Điều đầu tiên bạn hãy tự tin vào bản thân mình: Hãy tự tin rằng bạn có thể làm được bất kì điều gì mà không cần đến cám dỗ. Tự tin rằng bạn có thể làm tốt công việc đó. Củng cố niềm tin vào bản thân mình rằng bạn hoàn toàn có thể vượt qua được những cám dỗ “tiến đánh” không ngừng nghỉ vào ý chí của bạn.

- Hãy cho những sở thích của bạn vào “trại cai nghiện”: Sở thích, niềm đam mê sẽ khiến bạn hình thành những cám dỗ lớn trong cuộc sống của mình. Những cám dỗ xuất hiện ở mọi ngóc ngách, đặc biệt khi chúng ta yêu thích một cái gì đó, hay khao khát có được cái gì đó. Vì thế mà việc cai nghiện những sở thích của bạn là hoàn toàn cần thiết. Bạn hãy học cách kiềm chế những công việc hay sở thích của bạn lại mặc dù bạn có nhiều thời gian dành cho chúng.

- Học hỏi từ những chuyên gia: Học hỏi là cách mà chúng ta có thể phát triển và hoàn thiện bản thân nhanh chóng. Chúng ta hãy cùng học hỏi những bí quyết của chuyên gia hàng đầu để hoàn thiện cuộc sống của bản thân mình. Vì họ là những người đã đi trước, đã có những trải nghiệm và đúc rút ra được kinh nghiệm trong cuộc sống. Họ là những chuyên gia hành đầu giúp cho rất nhiều người có nhận thức đúng đắn trong cuộc sống. Do vậy việc học tập từ họ sẽ giúp ích cho bản thân bạn rất nhiều.

- Liệt kê những cám dỗ có thể đến với bạn bất cứ lúc nào, vào những lúc rảnh rỗi bạn hãy ngồi liệt kê tất cả những cám dỗ mà bạn có thể dính vào để bản thân có sự đề phòng và chuẩn bị trước. Đến khi đó bạn sẽ định hình được những cám dỗ đó và sẽ không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Việc làm tài chính

Với bài viết trên đây tìmviec365.com hi vọng bạn đã hiểu được cám dỗ là gì, và đã biết cách để không bị cám dỗ kiểm soát bản thân mình. Work247.vn cũng hi vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn bổ sung thêm được vào kho kiến thức của mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem8888 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT