Liệu bạn đã thực sự hiểu hoạt động điều tra là gì chưa?
Theo dõi work247 tạiMột trong các nguyên tắc trong vấn đề an ninh hình sự là điều tra tội phạm. Vậy điều tra là gì? Hoạt động này đóng vai trò gì trong xã hội hiện nay? Quy trình thực hiện điều tra bao gồm các bước nào? Cùng Timviec365 giải đáp thắc mắc này nhé!
1. Điều tra là gì
Điều tra là gì? Điều tra là một hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan cho nhu cầu của con người
Trong lĩnh vực an ninh, phòng chống tội phạm thì điều tra chính là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm. Hoạt động điều tra được nhìn nhận và được quy định khác nhau tuỳ vào các quốc gia, quan điểm chính trị, chính sách hình s và cách thức tổ chức bộ máy quốc phòng chống tội phạm ở các nước
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về điều tra là gì, trong đó có 3 quan điểm như sau
Quan điểm đầu tiên cho rằng hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng nhằm thu thập và củng cố chứng cứ. Quan điểm này muốn thể hiện rằng chứng cứ đã tồn tại sẵn trước khi thu lượm về. Quan điểm không đề cập đến chủ thể của điều tra, khác hẳn việc thực hiện hoạt động mang tính sáng tạo của chủ thể
Quan điểm thứ hai cho rằng điều tra là hoạt động phát hiện, củng cố lưu giữ các chứng cứ theo quy định của pháp luật. Nó không nói đến việc làm thế nào để chứng cứ xuất hiện. Quan điểm này đề cập và thừa nhận chứng cứ có trước khi tiến hành điều tra và vì thế mà tính sáng tạo không còn. Theo đó điều tra chỉ là phương pháp kỹ thuật tìm kiếm đơn điệu. Hai quan điểm này không phân biệt được sự khác nhau giữa các khách thể tức là dấu vết của tội phạm. Tuy nhiên quan điểm thứ 2 khách quan điểm thứ nhất ở việc giới hạn chủ thể của điều tra chỉ là điều tra viên
Quan điểm thứ 3 cho rằng hoạt động điều tra có nội dung phát hiện, củng cố giữa các thông tin thực tế nhằm mục đích thu thập chứng cứ. Quan điểm này đã phân biệt giữa khách thể và kết quả của cuộc điều tra thu thập. Mặc dù vậy, nội dung chuyển hoá thông tin thì quan điểm này lại chưa nêu bật được. Các hoạt động nhận thức điều tra như quan sát, hỏi được áp dụng theo quy định của luật tố tụng hình sự
2. Bản chất của hoạt động điều tra
Điều tra là giai đoạn độc lập trong tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này các chức năng nhiệm vụ cụ thể được thực hiện, từ đó áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định những nguyên nhân và điều kiện phạmtội. Đồng thời đưua ra ý kiến hoặc kiến nghị với các cơ quan tổ chức để từ đó có biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm
Thời điểm của điều tra là gì? Hoạt động điều tra được triển khai và nắt đầu ngay từ khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự và thực hiện trách nhiệm truy tố với bị can. Đây cũng là lúc để áp dụng biện pháp xác lập tội đối với phạm nhân và hình thức thi hành án
Bản chất của điều tra là hoạt động của nhận thức. Để nâng cao hiệu quả đấu tranh trong công tác phòng chống tội phạm thì diều tra là yêu cầu cấp thiết. Các cơ quan chức năng phải tiến hành điều tra một cách kỹ lưỡng và đúng theo quy định thực tiễn, không được bỏ sót hay vu oan cho người vô tội
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
3. Ý nghĩa của hoạt động điều tra
- Ai cũng biết rằng hoạt động điều tra là một trong những chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của các cơ quan với hành vi phạm tội. Việc xác định các chứng cứ và thực hiện thu thập, áp dụng nguyên tắc đúng với quyền hạn và trách nhiệm thực tiễn, đem lại an ninh trật tự cho đất nước
- Bên cạnh đó, điều tra hình sự giusp loại bỏ những hành vi xấu, không lành mạnh, giúp con người ổn định cuộc sống, có những ngăn chặn kịp thời để xử lý, đêm lại công bằng trong khởi tố bị can. Không những thế những trường hợp người bị oan thì vai trò của điều tra là giúp họ được minh xét, lấy lại thanh danh, trả lại sự trong sạch và hạn chế những xét xử sai lầm của toà án
- Vai trò cuối cùng của hình sự là mang tính pháp chế, bảo vệ quyền tự do của người phạm tội. Nếu tiến hành điều tra kỹ lưỡng trước khi khởi tố và xét xử thì cơ sở đấu tranh phòng chống tội phạm trong xã hội sẽ tăng lên và góp phần tạo tiếng nói cho người dân
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
4. Quy trình điều tra hình sự
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của điều tra là gì. Vậy quy trình thực hiện hoạt động này trải qua những bước nào?
Trước khi tiến hành điều tra, các cơ quan chức năng phải có sự đồng ý của toà án địa phương và lệnh của các cơ quan có thẩm quyền. Luật phải được ban hành khi phát hiện những chứng cứ cụ thể . Đồng thời, áp dụng các biện pháp cưỡng chế và ngăn chặn những hành vi sai trái
Giai đoạn điều tra hình sự phải có sự can thiệp rất cao của toà án vào các hoạt động tố tụng vì chúng xâm phạm đến quyền tự do cá nhân. Trước khi xét xử thì việc tạm giam phải do thẩm phán (người không tiến hành xét xử) quyết định.
Người chịu trách nhiệm cho điều tra (thẩm phán) không được tự ý điều tra các dữ kiện khi chưa có đủ sự đồng ý và bằng chứng kết án. Những vụ án do công tố viên cung cấp chưa đủ thông tin thì thẩm phán phải yêu cầu công tố viên cung cấp đầy đủ các dữ liệu để phục vụ cho điều tra. Nếu người kiểm sát viên không thể cung cấp thêm thông tin thì vụ án bắt buộc phải tạm dừng điều tra vì chưa đủ bằng chứng để kết án
Quá trình thẩm vấn và điều tra những thông tin liên quan phải tuân theo nguyên tắc. Trong lần thẩm vấn đầu tiên, công tố viên hoặc cảnh sát phải thông báo rõ nhữung hành vi của bị cáo và đảm bảo các quyền như sau:
- Bị cáo phải được thông báo về tội trạng của mình là như thế nào, cảnh sát có thể không phải nêu chính xác điều khoản này
- Trong quá trình điều tra cần phải thẩm vấn về tình trạng cá nhân của bị cáo và sự việc gây án của bị cáo. Đồng thời, công tố viên hoặc cảnh sát có quyền yêu cầu bị cáo tường trình vụ việc một cách chi tiết. Điều tra viên phải chủ động định hướng và điều khiển việc giao tiếp để đạt được các mục đích cụ thể. Bị can, người làm chứng, người bị hại luôn đóng vai trò bị động, họ không xác định được mục đích giao tiếp cũng như không thể biết được chính xác những thông tin mà điều tra viên dự định trao đổi với mình. Qúa trình tư duy của bị can, người làm chứng, bị hại luôn diễn ra rất căng thẳng , phức tạp
- Bị cáo được quyền giữ im lặng và không nói vấn đề gì liên quan đến vụ việc
- Bị cáo có quyền lựa chọn luật sư để bào chữa cho mình để giảm án xuống mức thấp hơn
- Trong quá trình điều tra bị cáo có thể tự trả lời để biện hộ cho chính mình
Khi điều tra hình sự cho bị cáo, việc hỏi cung phải được lập thành những tài liệu, biên bản để làm chứng cứ trước Toà án. Biên bản phải ghi lại các tình tiết mà người thẩm vấn ghi lại được. Cảnh sát cũng có quyền ghi âm làm chứng cứ cho phiên xét xử. Mặc dù phạm vi thẩm vấn rất rộng nhưng cảnh sát cần ghi rõ ràng trong biên bản. Đồng thời, trong khi thẩm vấn cần áp dụng đúng quy định của Toà án để phục vụ và đáp ứng yêu cầu, giúp quá trình điều tra được tiến hành một cách thuận lợi nhất
Bên cạnh đó, cảnh sát cũng có thể điều tra nhân chứng của vụ án, không được dùng ý kiến cá nhân để phán xét hành vi. Các định kiến của cảnh sát có thể gây ảnh hưởng nhất định đến công rác chuyên môn
Khi kết thúc giai đoạn điều tra, cơ quan đơn vị và toà án có thể đưa ra các quyết định đình chỉ hoặc truy tố trách nhiệm với người phạm tội. Nếu đủ bằng chứng thuyết phục thì chuyển qua giai đoạn tiếp theo.
Như vậy, quá trình điều tra diễn ra khá căng thẳng bởi nó liên quan trực tiếp đến thanh danh của con người. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn thực sự hiểu hoạt động điều tra là gì. Để nâng cao hiệu quả và nhận thức đúng bản chất, chúng ta cần tuân thủ các quy định pháp luật và làm tốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
3489 0