TINH GIẢM BIÊN CHẾ LÀ GÌ? ĐÂU LÀ CÂU TRẢ LỜI THỎA ĐÁNH NHẤT?
Theo dõi work247 tạiNhắc đến từ “tinh giảm” là chúng ta cũng có thể hiểu sơ qua là giảm bớt số lượng. Hiện nay vấn đề “tinh giảm biên chế” không còn là vấn đề của các công – viên chức nữa mà nó đã trở nên phổ biến với toàn bộ lao động. Để vấn đề này không còn là nỗi lo thì tất cả chúng ta cần phải luôn học hỏi để trau dồi bản thân nhiều hơn.
1. Tinh giảm biên chế là gì?
- Tinh giảm là : giảm bớt cho tinh gọn, giảm bớt bộ máy hành chính, tổ chức bộ máy quân sự theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ.
- Biên chế là : số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp Nhà nước do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước.
Như vậy tinh giảm biên chế là trong một quá trình làm việc tại cơ quan Nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân mà không làm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc có nhiều sai sót trong công việc. Không năng động, học hỏi để trau dồi thêm trình ddoohj chuyên môn và kinh nghiệm thì sẽ bị Nhà nước hoặc doanh nghiệp tinh giảm bớt để thay vào đó là một đội ngũ nhân viên mới.
2. Tại sao lại chọn vào biên chế?
“Biên chế” nó được xem như một quấn “hộ chiếu” “một bùa hộ thân” của con người. Mặc dù biết là thi tuyển vào biên chế khó nhưng vẫn cố gắng. Khi thi đạt rồi thì lương lại thấp, thậm chí không đủ để trang trải cho cuộc sống thường ngày của con người chứ không nói đến đáp ứng nhu cầu về tinh thần. Nhưng phần lớn lao động Việt lại muốn vào biên chế, điều này lại đi ngược với mong muốn về lương của họ, vậy thì lý do là gì?
Bố mẹ chúng ta luôn muốn chúng ta có công việc ổn định. Chứ không hề muốn nay đây mai đó, công việc thu nhập tuy cao nhưng lại bấp bênh. Đây cũng là điểm cộng của biên chế. Khi vào biên chế rồi thì chúng ta sẽ ổn định, lương tuy thấp nhưng rất ổn định và hầu như không phải lo về sau này, vì sẽ có lương hưu. Suy cho cùng thì bản thân họ cũng chỉ muốn tự lập khi về già nhờ vào mấy đồng lương hưu.
Khi trở thành cán bộ, thành công chức, viên chức thì mặc nhiên chúng ta sẽ trở thành người Nhà nước, hưởng lương từ nguồn thuế của người dân. Lúc này, sẽ có một địa vị xã hội nhất định, có một tiếng nói trong xã hội. Đây cũng là một điểm cộng lớn cho những ai đàn muốn thi tuyển vào biên chế.
Nguồn phúc lợi của biên chế thì khá là tốt, họ sẽ được hưởng lương hưu khi về già. Khi đó không phải phụ thuộc vào con cháu.
Trong mỗi chúng ta, đặc biệt là những người đang có nhu cầu vào biên chế thì họ luôn biết rằng, khi vào đây thì lương “ba cọc ba đồng”, nhưng vì những mục đích khác nhau nên họ vẫn chọn vào biên chế, để tự bảo vệ lấy bản thân khi về già.
Việc làm công chức - viên chức tại Hà Nội
3. Tinh giảm biên chế có nhất thiết phải thực hiện trong các cơ quan Nhà nước hay không?
Ngay trong thời bùng nổ của cách mạng thông tin, thì không chỉ các cơ quan Nhà nước mới thực hiện “tinh giảm biên chế”. Mà điều này cũng đã được thực hiện trong các doanh nghiệp tư nhân.
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, không ai là không biết đến mạng internet vì hiện nay đã được phủ sóng toàn cầu. Các doanh nghiệp tư nhân luôn chú trọng về hiệu quả và năng suất lao động là trên hết, vì thế mà họ luôn muốn có một đội ngũ nhân viên lành nghề và có năng suất làm việc cao.
Vì thế, hiện nay các doanh nghiệp cũng đang thực hiện cắt giảm nhân viên hay còn gọi với một cái tên là “tinh giảm biên chế trong công ty”. Họ bắt đầu xa thải những công nhân đã quá tuổi và những người không có năng lực, chuyên môn. Trong thời đại hiện đại, khi nước Nhật đã bước vào thời đại 5.0 với một “xã hội siêu thông minh”, chúng ta vẫn đang ở thời đại 4.0, càng cần phải củng cố thêm nhân tài để xây dựng đội ngũ công nhân cốt cán nhất của công ty. Và họ bắt đầu tìm đến những người có năng lực, có một đội ngũ làm việc tự do, họ chỉ cần ngồi ở nhà và hoàn thành công việc mà không cần đến công ty. Điều này đã làm giảm các chi phí không cần thiết cho công ty của họ. Vì thế họ đang bắt đầu có xu hướng tìm đến những người làm việc tự do. Và đồng nghĩa với việc xa thải một số nhân công tại công ty.
4. Tại sao phải “ tinh giảm biên chế?”
Chúng ta luôn tổ chức các cuộc thi tuyển vào biên chế nhưng song hành cùng nó vẫn là những lần xét tinh giảm biên chế. Vậy thì tại sao lại có những lần như thế mà không giữ nguyên nhân lực cho đến khi họ đủ tuổi nghỉ hưu?
Mục đích của tổ chức cuộc thi tuyển đó chính là tìm nhân tài, ngay từ thời xa xưa ông cha ta đã sử dụng phương pháp này để tìm kiếm nhân tài phục vụ cho đất nước. Và đến ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng phương pháp đó để tuyển dụng người tài vào những vị trí làm việc phù hợp để có thể phát huy những khả năng vốn có của họ. Để không bị xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”.
“Tinh giảm biên chế” là để sàng lọc một lần cuối cùng xem xét có nên sa thải hay không. Những người bị “tinh giảm” thì luôn là những đối tượng không chịu nỗ lực trong công việc, và không đáp ứng đủ tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng hay Nhà nước đặt ra nữa.
Đây là một điểm rất được đề cao trong các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Khi xét “tinh giảm” thì bắt buộc tất cả mọi người đều phải cố gắng hết sức, nếu nỗ lực của họ chưa đủ thì bắt buộc họ sẽ bị “loại ra khỏi cuộc đua” để thay vào đó là nguồn nhân lực mới trẻ trung hơn và năng động hơn.
Việc làm công chức - viên chức tại Hồ Chí Minh
5. Làm thế nào để không rơi vào trường hợp xét ”tinh giảm biên chế?”
Tinh giảm biên chế không còn là nỗi lo chung của công – viên chức nữa mà đã trờ thành nỗi lo chung của toàn thể công nhân viên đang đi làm. Vì ai trong chúng ta cũng có thể rơi vào tình trạng bị sa thải và thất nghiệp. Vậy làm thế nào để không rơi vào tình trạng tinh giảm biên chế? Đây chắc chắn là một câu hỏi muốn có câu trả lời nhất của các lao động không riêng gì các cán bộ Nhà nước.
Để giảm thiểu tối đa không rơi vào tình trạng biên chế các lao động trong công ty và các cán bộ công chức cần:
+ Luôn trau dồi kiến thức thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
+ Luôn hoàn thành tốt và suất sắc nhiệm vụ được giao.
+ Trong thời đại công nghệ 4.0 không chỉ trau dồi thêm kiến thức chuyên môn mà còn phải lắm bắt kịp thời các công nghệ hiện nay.
+ Năng động, sáng tạo, nhiệt huyết trong công việc.
Hiện nay, “tinh giảm biên chế” không chỉ có trong các cơ quan Nhà nước nữa, mà nó đã và đang được thực hiện trong các doanh nghiệp tư nhân, trong cơ quan Nhà nước thì được gọi dưới cái tên là “tinh giảm biên chế”, còn đối với các doanh nghiệp tư nhân thì được biết đến là “cắt giảm nhân sự”. Hai cái tên này tuy có khác nhau nhưng về bản chất thì nó lại không khác nhau, và phương thức thực hiện “tinh giảm” hay “cắt giảm” cũng giống nhau.
Do vậy, đây không còn là nỗi lo lắng của các cán bộ công chức nữa, ,mà nó đã trở thành nỗi lo chung của toàn thể lao động, vì ai cũng có thể bij rơi vào trường hợp “tinh giảm biên chế” và trở thành thất nghiệp.
6140 0