Là dân kinh tế, bạn đã thực sự hiểu cạnh tranh lành mạnh là gì chưa?

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Ngày đăng: 04-04-2024

“Cạnh tranh” là cụm từ khá phổ biến được sử dụng trong các lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, thể thao đặc biệt là trong các sách báo chuyên môn về kinh tế. Để tồn tại và phát triển thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải cạnh tranh lành mạnh để lôi kéo khách hàng đứng về phía mình và khiến đối thủ phải nể phục. Vậy cạnh tranh lành mạnh là gì? Các tổ chức, doanh nghiệp đang áp dụng nó như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tìm việc làm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Cạnh tranh lành mạnh là gì ? Tại sao doanh nghiệp phải cạnh tranh lành mạnh?

1.1. Khái niệm “Cạnh tranh lành mạnh”   

Cạnh tranh lành mạnh là gì? Cạnh trạnh lành mạnh là khái niệm bao hàm tiêu chuẩn cơ cấu và hành vi thị trường. Doanh nghiệp cần tuân thủ cạnh tranh lành mạnh để đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn.

Tiêu chuẩn của lành mạnh bao gồm:

- Tiêu chuẩn kết cấu: Số lượng người bán sản phẩm, dịch vụ phải lớn hoặc đủ lớn để không có bất kỳ 1 đối tượng, tổ chức nào có thể chi phối cả thị trường. Thị trường chỉ được chi phối khi kinh tế quy mô cho phép họ làm điều đó; Không có trở ngại nào mang tính nhân tạo khi doanh nghiệp gia nhập; Sự phân biệt chất lượng vừa phải và nhạy cảm với giá cả.

- Tiêu chuẩn hành vi: Giữa các nhà cung cấp phải có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Doanh nghiệp không được phép thoả thuận cấu kết để cố định giá cả hay thị phần; Không sử dụng chiến thuật cô hay lôi kéo  như từ chối cung cấp, hợp đồng ràng buộc với mục đích làm hại các nhà cung cấp cạnh tranh; Nhạy cảm nhu cầu người tiêu dùng về các mặt hàng.

- Tiêu chuẩn hiệu quả: Doanh nghiệp phải tối thiểu hoá chi phí cung ứng; giá và chi phí cung ứng phải phù hợp với nhau, trong đó người cung ứng phải thu được lợi nhuận hợp lý; Chấp nhận rủi ro và đầu tư, đổi mới; Hạn chế mức chi tiêu quảng cáo quá cao; Luôn áp dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm mới.

Khái niệm cạnh tranh là gì trong kinh tế là chỉ dẫn hữu ích cho việc nỗ lực hiện chính sách chống độc quyền. Thực tế, nó không phải trạng thái lý tưởng trong cạnh tranh hoàn hảo, người ta vẫn gặp khó khăn trong việc khuyến khích người khác chấp nhuận những tiêu chuẩn, chẳng hạn như số người bao nhiêu mới là đủ lớn, làm thế nào để đạt được con số đó, mức lợi nhuận phải thế nào thì mới hợp lý.

Từ điển Black’s Law Dictionary định nghĩa rằng cạnh tranh lành mạnh là hình thức cạnh tranh với các dối thủ một cách công khai, công bằng trong kinh doanh.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì

Có lợi thế cạnh tranh luôn là ước muốn của các doanh nghiệp và những nhà kinh tế vì nó đem lại hiệu quả tối ưu cho người dùng. Trong hoạt động giao lưu thương mại, nền kinh tế lúa nước Việt Nam cũng đã phản án quan niệm về cạnh tranh lành mạnh bằng việc nuôi nấng, tô vẽ các nét đẹp truyền thống ngàn năm văn hiến. “Buôn có bạn, bán có phường”, các thương nhân Việt Nam từ trước đến nay luôn yêu mến sự lành mạnh của cạnh tranh.

Tuy nhiên, hiện nay khái niệm ấy chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. “Cạnh tranh lành mạnh” không phải luật định mặc dù bất cứ đạo luật cạnh tranh nào cũng đều hướng đến việc hoàn thiện và xây dựng thị trường kinh tế.

“Cạnh tranh lành mạnh” không được định nghĩa trong khoa học pháp lý vì không có khái niệm nào mà tất cả các nhà khoa học đều đồng ý. Song họ cũng có một sự thống nhất khi chỉ ra những đặc trưng của loại hình cạnh tranh này: Doanh nghiệp chỉ được gọi là cạnh tranh lành mạnh khi họ cạnh tranh bằng chính tiềm năng vốn có của mình với mục đích thu hút khách hàng mà không đi ngược lại với pháp luật và tập quán kinh doanh.

Tìm việc làm quản trị kinh doanh

cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là gì

1.2. Vai trò của cạnh tranh lành mạnh

Cạnh tranh lành mạnh giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả, đem lại những sản phẩm đa dạng chất lượng cho người tiêu dùng, mang lại những thành tựu phát triển trong khoa học kỹ thuật và sử dụng nguồn lực kinh tế hiệu quả. Với doanhh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh như một công cụ “trọng tài” để lựa chọn những nhà kinh doanh có năng lực, có bản lĩnh để phát triển và tồn tại.

Xem thêm: Các mô hình tổ chức công ty

Bên cạnh đó, cạnh tranh công bằng lành mạnh là một phương pháp, điều kiện đánh giá tuyển chọn nhân sự một cách hiệu quả nhất, là cơ sở lựa chọn nhân tài, người xuất sắc để trao giải, bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, nó cũng tạo động lực cho những người lao động tập trung vào công việc, giữ chân người tài, tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực bản thân mang lại lợi ích cho tập thể.

Cạnh tranh công bằng là một xu thế tất yếu của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta không thể dùng các ưu đãi nội bộ hay rào cản phi chính thức để hạn chế việc cạnh tranh. Hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế, sự minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình sẽ tạo ra thái độ đúng buộc các doanh nghiệp trong nước phải chú trọng xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tạo nền tảng cho sự đổi mới sáng tạo.

Tìm hiểu thêm: Ngành kinh tế quốc tế

2. Doanh nghiệp cần làm gì để có thể cạnh tranh lành mạnh?

Những phương pháp giúp doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh là gì? Cạnh tranh lành mạnh là một mục tiêu, tiến trình hướng tới, chứ chưa phải là tình hình thực tế. Để hoàn thiện nhiệm vụ cạnh tranh lành mạnh trong Doanh nghiệp, tổ chức cần làm những điều sau đây:

- Đề cao sự tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách. Các đơn vị phải chủ động, tích cực hoàn thiện các phương thức, phong cách của cạnh tranh công bằng, bình đẳng cả trong và ngoài hệ thống của mình kết hợp với thực thi các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.

Xem thêm: Mô hình Canvas

- Văn hoá doanh nghiệp phải được xây dựng và quản trị theo các chuẩn mực, giá trị, đoàn kết, chia sẻ để tạo động lực và kiến tạo môi trường làm việc phát triển bền vững của các Doanh nghiệp. Để các giá trị, chuẩn mực trở thành thói quen và bản sắc doanh nghiệp thì đội ngũ cán bộ phải tuyên truyền và gương mẫu thực hiện trong công việc và sinh hoạt.

- Thực hiện nghiêm túc hình thức “xây” và “chống” trong văn hoá doanh nghiệp , quản trị lành mạnh khuyến khích sự phát triển và đổi mới của các tổ chức. Chúng ta cần tự tính toán thực hiện điều kiện để cạnh tranh công bằng, khen ngợi, tôn vinh các nhân viên làm việc hiệu quả, có tinh thần làm việc nhóm. Bên cạnh đó cần phòng ngừa, khắc phục và sửa chữa cơ chế cạnh tranh nói chung và cạnh tranh nội bộ nói riêng, loại bỏ những ưu đãi, ưu tiên quá mức làm mất đi sự công bằng xã hội.

Việc làm Marketing

cạnh tranh lành mạnh
Phải làm gì để cạnh tranh lành mạnh

3. Những tồn đọng trong cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp hiện nay

Khi môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn thì vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt. Quyền sở hữu trong kinh tế đã kéo theo hàng loạt những sự cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh.

Trong nội tại nền Kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, tồn tại. 95% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đều có thực lực yếu và không có khả năng tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Dù đã đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn sẽ có sự tác động của các biến động kinh tế thế giới. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường giữa các Doanh nghiệp với nhau và giữa Doanh nghiệp với người tiêu dùng xảy ra.

Năng lực và hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp vẫn ở mức thấp so với các nước cùng khu vực và thế giới. Các trụ cột thuộc nhóm gia tăng hiệu suất như mức độ tinh thông hoạt động kinh doanh, hiệu qảu thị trường hàng hoá cũng ít có sự cải thiện. Cạnh tranh không lành mạnh đã diễn ra trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực từ ngân hàng, tài chính đến sản xuất, thương mại, dịch vụ.

Việc làm tài chính

Nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh đó là hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất và tính khả thi chưa cao, chưa ứng dụng nhiều vào cuộc sống. Việc hoàn thiện các quy định kiểm soát hành vi cạnh tranh và cơ chế xây dựng là rất cần thiết bởi chúng vẫn còn bất cập, chưa hợp lý và chỉ mang tính hình thức. Điều này đã tạo kẽ hở để doanh nghiệp trong nước lợi dụng nhằm giành giật thị trường, loại bỏ, chèn ép đối thủ.

cạnh tranh lành mạnh
Những vấn đề tồn đọng trong việc cạnh tranh các doanh nghiệp

Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi cạnh tranh lành mạnh là gì. Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao và tham gia vào chuỗi giá trị để ổn định nền kinh tế.

Xem thêm: Giá trị doanh nghiệp là gì

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5557 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT