Chuyên viên kinh doanh là gì? Để làm chuyên viên kinh doanh thì cần gì?

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 30-03-2024

Hiện nay có không ít bạn trẻ vẫn còn nhầm lẫn giữa việc làm bán hàng với nhân viên kinh doanh. Nhưng thực tế thì đây lại là hai công việc hoàn toàn khác nhau, mặc dù mục tiêu cùng là đẩy hàng hóa của doanh nghiệp càng nhiều càng tốt. Do vậy để hiểu rõ hơn về chuyên viên kinh doanh là gì? Cách để trở thành chuyên viên kinh doanh thành công? Thì các bạn đừng bỏ lỡ bất kỳ một thông tin nào được chia sẻ dưới đây!

Tìm Việc Kinh Doanh

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái niệm chuyên viên kinh doanh là gì?

Chuyên viên kinh doanh hay còn được gọi là nhân viên kinh doanh, cũng có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn hoặc doanh nghiệp nước ngoài thì người ta sử dụng thuật ngữ Sales Executive hoặc Sales Supervisor để chỉ ngành nghề này; là những đối tượng thực hiện các công việc liên quan đến việc quản lý, hình thành các kế hoạch, chiến lược, môi giới, tiếp thị, mời chào với mục đích chính là đẩy hàng hóa của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.Và từ đó sẽ mang lại những nguồn doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chuyên viên kinh doanh là gì?

Thực tế thì các chuyên gia cũng đưa ra nhận định rằng cứ một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ và vừa thì sẽ cần trung bình 2 chuyên viên kinh doanh; còn đối với doanh nghiệp có quy mô lớn thì cần đến rất nhiều nhân lực. Điều này cũng nói lên được phần nào của cơ chế thị trường lao động cạnh tranh đến mức độ nào. Chính vì vậy nếu bạn thực sự quan tâm và muốn tìm việc làm chuyên viên kinh doanhTrước khi quyết định lựa chọn, cần dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về mức độ phù hợp của mình với vị trí này.

2. Nhiệm vụ chính của các chuyên viên kinh doanh là gì?

Đối với bất kỳ công việc nào cũng có những chi tiết nhiệm vụ thuộc vào đặc thù của từng lĩnh vực, và chuyên viên kinh doanh cũng vậy. Mỗi lĩnh vực sẽ có những nhiệm vụ chính cần thực hiện khác nhau, nhưng sau khi tham khảo lượng lớn thông tin tuyển dụng trên work247.vn thì tôi nhận thấy được những điểm chung trong nhiệm vụ chính mà các nhà tuyển dụng mô tả cho ứng viên. Dưới đây sẽ là một vài nội dung về công việc chính mà các bạn cần nắm rõ nếu muốn hiểu sâu về chuyên viên kinh doanh là gì?

- Duy trì – xây dựng mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, đối tác

Khách hàng cũ chính là một trong những nguồn mang lại doanh thu, lợi nhuận ổn định cho bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy mà việc duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng hay đối tác cũ là yếu tố không thể bỏ qua đối với các chuyên viên kinh doanh. Việc tiếp tục những mối quan hệ kinh doanh đã có từ trước của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, không kém phần quan trọng đối với việc thiết lập những mối quan hệ kinh doanh mới. Bởi thực tế số lượng khách hàng tự tìm đến các bạn rất ít, đa phần các bạn sẽ phải tìm kiếm và khai thác từ nguồn khách hàng cũ hoặc có cách tìm khách hàng tiềm năng hiệu quả.

- Lập kế hoạch kinh doanh và báo cáo lên trưởng phòng kinh doanh.

Để xây dựng được một bản kế hoạch, chiến lược để có thể thuyết phục được với trưởng phòng kinh doanh thì các chuyên viên kinh doanh cũng cần phải trải qua cả quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường, nắm được các phân khúc thị trường và nhu cầu của khách hàng. Như vậy vừa thể hiện được năng lực làm việc vừa dễ dàng hơn trong quá trình thăng tiến sự nghiệp của bản thân.

Nhiệm vụ của Chuyên viên kinh doanh là gì?

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khi được yêu cầu một phần trong mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Có thể nói nhiệm vụ này của chuyên viên kinh doanh tương đối là giống với các chuyên viên bán hàng. Để có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ này thì các nhân viên kinh doanh cũng sẽ phải nắm rõ sản phẩm các quy trình của công ty, nhằm truyền đạt được những thông tin cần thiết nhất về sản phẩm cho khách hàng hoặc đối tác. Việc nắm rõ những thông tin về sản phẩm có thể kể đến như: Nguồn gốc, giá cả, tác dụng, công năng, cách sử dụng, cách bảo quản, ưu nhược điểm,… và về quy trình thì có thể là: Quy trình xử lý các lời phản hồi, khiếu nại của khách hàng…

- Xử lý, đốc thúc tiến trình của hợp đồng

Có nhiều bạn chưa hiểu rõ về nhiệm vụ của chuyên viên kinh doanh là gì? Nên nghĩ rằng chỉ cần ký kết và có được sự thỏa thuận của hai bên về một đơn hàng phát sinh là hết trách nhiệm. Nhưng thực tế không phải vậy, sau khi khách hàng đã đồng ý với thỏa thuận của bên công ty, và dẫn đến việc ký kết hợp đồng thì các nhân viên kinh doanh sẽ phải đơn đặt hàng và lập thủ tục ký kết hợp đồng theo đúng quy định. Và sau đó các chuyên viên kinh doanh cũng cần phải theo dõi quá trình diễn ra đơn hàng như việc làm nhân viên theo dõi đơn hàng, thường xuyên phải thúc giục bộ phận kho, nhân viên giao hàng,… để đảm bảo được chất lượng và tiến độ giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký kết. Chỉ khi khách hàng và bên giao hàng xác nhận đã giao/ nhận hàng và thanh toán theo đúng hợp đồng thì trách nhiệm của chuyên viên kinh doanh mới xong. Như vậy vừa không phát sinh chi phí vừa nâng cao được uy tín cho doanh nghiệp.

Ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ chính trên thì các chuyên viên kinh doanh cũng cần phải thường xuyên bổ sung kiến thức và cố gắng chứng tỏ bản thân thật tốt. Bởi cơ chế thị trường ngày càng cạnh tranh và chẳng mấy chốc mà nhân tài trẻ khác lại xuất hiện, đồng thời thử thách của công việc cũng khó khăn hơn. Nên các bạn cũng cần trang bị cho bản thân thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh để đảm bảo được những bước tiến của sự nghiệp trong tương lai.

Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên giao hàng

3. Những lợi ích nhận được khi làm nhân viên kinh doanh

Bức tranh nền kinh tế của nước ta hiện đang được các chuyên gia đánh giá đang có nhiều gam màu sáng và đang sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển môi trường kinh doanh trong tương lai. Đối với cơ chế lao động ngành nghề kinh doanh ngày càng cạnh tranh và mở rộng nhiều lĩnh vực. Đồng thời cũng đang thu hút được lượng lớn nguồn nhân lực nơi đây, bởi những lợi ích của việc làm mang lại.

Nếu các bạn đứng vững được vị trí chuyên viên kinh doanh thì chắc chắn các bạn sẽ được sở hữu những điều sau:

- Nâng cao các kỹ năng mềm lên tầm cao mới: Sau khi các bạn tham khảo những nội dung chính của chuyên viên kinh doanh thì có lẽ các bạn cũng có thể thấy được rằng đặc thù của công việc này cần phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc với khách hàng, đối tác nên kỹ năng giao tiếp cũng ngày càng trở nên điêu luyện theo năm tháng. Song song với kỹ năng giao tiếp chính là kỹ năng lắng nghe, bởi chỉ khi thực sự lắng nghe thì mới có thể định hướng được phương thức tư vấn một cách hiệu quả. Khi đó các bạn cũng sẽ trở nên hoạt ngôn, phản ứng nhanh trong giao tiếp. Và bạn cũng sẽ dễ dàng nắm bắt được cơ hội trở thành một chuyên viên kinh doanh dày dặn kinh nghiệm.

Lợi ích của Chuyên viên kinh doanh là gì?

- Cải thiện được nhiều kiến thức về kinh tế - xã hội: Ngoài việc trang bị cho bản thân những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn như về thông tin sản phẩm… thì nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp cũng cần phải sở hữu được nhiều kiến thức về xã hội, văn hóa của nhiều vùng miền để tránh việc mắc lỗi trong giao tiếp với các khách hàng, đối tác. Như vậy lâu ngày, dần hình thành những khối kiến thức khổng lồ và giúp cho chuyên viên kinh doanh trở nên tự tin hơn mỗi lần thuyết phục khách hàng ký kết hợp đồng. Như vậy cũng sẽ giúp các bạn lấy được sự thiện cảm của khách hàng. Việc hình thành kiến thức vững chắc cũng chính là một trong những bước cơ bản để có thể mang sự nghiệp đi xa hơn.

- Có nguồn thu nhập cao và ổn định: Là một trong những việc làm có nhiều tiềm năng phát triển và lọt Top ngành nghề có mức thu nhập cao nên các bạn chuyên viên kinh doanh có kinh nghiệm làm việc thì chắc hẳn cũng sẽ trở nên giàu có nhanh chóng.

Việc làm nhân viên kinh doanh tại Hồ Chí Minh

4. Cách để trở thành một chuyên viên kinh doanh là gì?

Dựa theo số liệu được các trung tâm giới thiệu việc làm thống kê lại thì có đến 50% các doanh nghiệp đăng ký cung cấp thông tin tuyển dụng việc làm thuộc khối ngành kinh doanh. Và còn dự đoán trong tương lai đây sẽ là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng số lượng khổng lồ. Vậy các bạn đã sẵn sàng trở thành một chuyên viên kinh doanh chưa?

4.1. Sở hữu các kỹ năng cơ bản hỗ trợ công việc

Với gợi ý một vài kỹ năng cơ bản chia sẻ dưới đây tôi tin sẽ giúp các bạn nâng cao được năng lực cạnh tranh với các ứng viên khác.

- Kỹ năng giao tiếp: Như ở trên tôi cũng có nhắc đến tầm quan trọng của kỹ năng này, nên các bạn cũng có thể thấy được rằng nhà tuyển dụng sẽ vô cùng quan tâm đến kỹ năng này ở ứng viên.

- Kỹ năng đàm phán: Là nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp thì họ sẽ thường tuân thủ theo nguyên tắc “Win – Win”, đôi bên cùng có lợi, tức là cả bên người bán và người mua đều đạt được những điều mình mong muốn. Để phát triển kỹ năng này thì các chuyên viên kinh doanh cũng cần phải trải qua quá trình làm việc thực tế và đúc kết kinh nghiệm rồi luyện tập qua thời gian.

Xem thêm: Bí quyết trở thành chuyên gia đàm phán

- Kỹ năng phân tích, nghiên cứu: Một trong những nhiệm vụ chính của chuyên viên kinh doanh là cần phải nghiên cứu, phân tích xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng nên khi sở hữu được kỹ năng này thì ắt hẳn công việc của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Mặc thì nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin nên các bạn cũng có thể sử dụng nhiều công cụ khác có thể giúp bạn phân tích tình hình kinh doanh, nhưng nó chỉ đóng vai trò là hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn được nhiệm vụ này. Và chủ doanh nghiệp họ cũng chỉ quan tâm vào năng lực làm việc thực tế của nhân viên và các công cụ hỗ trợ cũng chỉ là những con số không nói lên hết điều gì.

kỹ năng của Chuyên viên kinh doanh là gì?

4.2. Biết cách tìm kiếm thông tin tuyển dụng

Thực tế tôi nhận được khá nhiều phản hồi của các bạn ứng viên về việc cảm thấy khó khăn và gặp nhiều trở ngại nhất là khi tìm kiếm thông tin tuyển dụng trong quá trình tìm việc làm chuyên viên kinh doanh. Đối với thời kỳ mở rộng cổng thông tin như hiện nay thì các bạn có thể sử dụng được nhiều phương tiện để có thể hỗ trợ các bạn việc tìm kiếm thông tin tuyển dụng. Nhưng không phải công cụ hay phương tiện nào cũng cung cấp đến với các bạn ứng viên những thông tin chính thống và đáng tin cậy. Thực tế cũng nhiều bạn ứng viên do có tâm lý tìm việc làm nhanh hoặc không có phương pháp tìm việc làm đúng nên đã “tiền mất tật mang” mà việc làm thì lại không tìm được. Nên cũng dẫn đến tình trạng chán nản và bi quan trong quá trình tìm việc nhân viên kinh doanh.

Chính vì vậy trước khi đưa ra quyết định lựa chọn việc làm thì các bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về các địa chỉ hỗ trợ việc làm uy tín. Và khi nhắc đến chất lượng và uy tín thì work247.vn tự tin khẳng định với các bạn, mọi thông tin tuyển dụng được cập nhật tại đây đều đã được xác minh và thông tin ứng viên đều được bảo mật tuyệt tối. Khi các bạn tìm việc chuyên viên kinh doanh thì chỉ cần thao tác chọn việc làm “nhân viên kinh doanh” tại tỉnh thành bạn đang muốn làm việc, ví dụ: Hà Nội, Hồ Chí Minh... thì màn hình sẽ hiện ra danh sách việc làm kinh doanh với nhiều lĩnh vực và nhà tuyển dụng khác nhau để các bạn lựa chọn.

Việc làm kinh doanh bất động sản

Dựa vào những thông tin chia sẻ về chuyên viên kinh doanh là gì? Và cách trở thành chuyên viên kinh doanh thành công đã mang lại thông tin hữu ích với các bạn!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2894 lượt comment0

Capcha comment
Bài viết liên quan
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT