Bí quyết vàng để trở thành chuyên gia đàm phán giỏi đỉnh cao
Theo dõi work247 tạiĐàm phán chính là một kỹ năng rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta. Vì thế, để có thể trở thành chuyên gia đàm phán giỏi là điều mà ai cũng cần phải học hỏi. Những kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết chắc chắn sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia đàm phán giỏi.
1. Tại sao cần phải giỏi đàm phán?
Chúng ta biết đấy, cuộc sống của chúng ta diễn ra xoay quanh chất lượng cuộc sống và lợi ích tốt nhất cho bản thân và gia đình, vì thế để đạt được lợi ích thì mỗi người đều cần phải biết cách đàm phán để có thể thương lượng tốt về chi phí, giá cả, những cơ hội trong bất kỳ trường hợp nào.
Trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta đã từng rơi vào hoàn cảnh không thỏa mãn, chúng ta tham gia vào một cuộc trò chuyện và sau khi rời khỏi cuộc trò chuyện đó mà bản thân vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn, chưa thực sự đạt được những điều như ta mong muốn.
Và đó chính là dấu hiệu nhắc nhở bạn rằng đã đến lúc bạn cần điều chỉnh lại kỹ năng đàm phán cảu bạn rồi. Xét về mặt cơ bản thì các bạn nên hiểu rằng, đàm phán chính là một vấn đề cần phải được làm đơn giản hóa, khi bạn muốn một điều hay một thứ gì đó mà đối phương có thể đồng ý với bạn hoặc là không.
Tuy nhiên, thực tế mà nói thì khó ai có thể biến cho cuộc đàm phán trở nên đơn giản hơn, do đó đàm phán diễn ra trong những giai đoạn riêng, giúp cho người đàm phán có thể đạt được những gì họ mong muốn.
Có một điều vô cùng cần thiết trước, trong và sau quá trình đàm phán đó là bạn cần phải chuẩn bị tất cả những gì mà bạn cần trình bày, cùng với đó là những tài liệu có tính thuyết phục. Bạn hãy phân tích rõ những mục tiêu của bản thân cũng như là của đối phương, đưa ra những vấn đề để đôi bên cùng hưởng lợi từ mối làm ăn, hợp tác.
Đàm phán thực sự rất quan trọng để đạt được những mục đích riêng của cá nhân, hướng tới sự phát triển mạnh mẽ của cá nhân. Do đó, chúng ta cần nâng cao hơn nữa về khả năng đàm phán để có thể đảm bảo luôn thuận lợi trong quá trình đàm phán.
Dưới đây là những bí quyết giúp các bạn có thể đàm phán thành công trong bất kỳ trường hợp nào.
Tin tuyển dụng hot: Việc làm Luật sư
2. Kinh nghiệm trở thành chuyên gia đàm phán giỏi
Để đàm phán thành công và luôn luôn thành công là điều không hề đơn giản, bạn cần phải kết hợp thông minh rất nhiều yếu tố và các kỹ năng khác nhau để tạo nên những kỳ tích.
2.1. Cân nhắc giữa việc dùng chiến thuận phân phối hay tích hợp?
Đối với trường hợp bạn dùng chiến thuật phân phối trong đàm phán, có nghĩa là bạn sẽ sở hữu một lượng cơ hội có hạn dành cho cả các bên tham gia, theo đó, các bạn có thể phân chia đều những cơ hội này cho các bên.
Đối với trường hợp bàn dùng chiến thuật tích hợp thì sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất để đưa ra và những người tham gia sẽ có cơ hội để được hưởng lợi từ cùng một cơ hội đó, do đó những ngườ trong cuộc cần phải cùng đàm phán đê cùng hưởng lợi.
Xem thêm: Việc làm Chăm sóc khách hàng
2.2. Luôn là người có khả năng lắng nghe
Lắng nghe người khác chính là một loại kỹ năng mà trong bất kể trường hợp nào cũng sẽ cần thiết. Để đàm phán thành công thì các bạn không thể nào thiếu đi kỹ năng lắng nghe được.
Một chuyên gia đàm phán là người có khả năng lắng nghe tuyệt đỉnh, họ luôn tìm ra được những mấu chốt từ lời nói của đối phương để giúp họ quyết định được thành công trong cuộc đàm phán.
Hãy là người lịch sự và để cho đối phương nói hết ý, sau đó bạn mới nói tiếp theo mà không nên cướp lời của họ. Đây là hành động khiếm nhã và luôn khiến cho các bạn mất điểm trong mắt người khác, khiến cho chất lượng của cuộc đàm phán thất bại vô cùng.
Ngay cả khi bạn là người thông minh có thể đoán biết được trước những gì mà họ sẽ nói thì bạn cũng hãy cố gắng để lắng nghe, hãy để họ thể hiện hết ý tưởng và điều đó sẽ giúp cho đối phương cảm thấy những gì mà họ nói sẽ rất có ý nghĩa.
2.3. Bạn hãy đưa ra những giải pháp có tính logic, sáng tạo
Trong mỗi cuộc hợp tác thì sẽ khó có thể đảm bảo được quyền lợi công bằng cho các bên hợp tác, do đó các bạn hãy cho phép bản thân mình có được những ý tưởng đầy tính sáng tạo và trình bày trước cuộc đàm phán, phân tích kỹ từng vân đề để đảm bảo rằng mọi ý kiến của bạn đều hướng tới lợi ích công bằng giữa các bên.
Bên cạnh đó, trong cuộc đàm phán thì không nhất thiết cần phải thực hiện một mạch liên tục, các bạn có thể tạm nghỉ để lấy lại tinh thần và giải tỏa tâm trạng, khi đó biết đâu bạn sẽ có khả năng để nghĩ ra những điều tuyệt vời để tiếp tục cho cuộc đàm phán diễn ra thành công.
2.4. Hãy tìm hiểu về đối tác của bạn
Bất kể trong trường hợp hợp tác nào thì điều mà các bạn cần làm đó là hiểu về đối phương. Nếu bạn không hiểu gì về đối phương thì làm sao có thể yên tâm hợp tác để đi đến cùng một mục đích chung là cùng có lợi.
Bạn hãy tìm hiểu những thông tin cần thiết của đối phương như: mục tiêu của đối phương, vấn đề này đã được đàm phán ra sao? Những chiến lược mà trước đây họ cũng đã từng sử dụng để đàm phán là gì?...
3. Những lời khuyên dành cho bạn
Đàm phán luôn là một trong những kỹ năng thực sự quan trọng không chỉ trong vấn đề công việc mà trong mọi vấn đề của cuộc sống. Khi trở thành một chuyên gia đàm phán thì các bạn không chỉ dừng lại ở cái danh này mà còn cần phải không ngừng rèn luyện để nâng cao hơn nữa, bởi vì cuộc sống luôn không ngừng phát triển và tiến lên, con người cũng càng phát triển hơn.
3.1. Trở thành một chuyên gia đàm phán giỏi trong cuộc sống
Rất nhiều người cho rằng, để có thể trở thành chuyên gia đàm phán thì cần phải trải quan quá trình thực hành với những sự việc rất đỗi nghiêm trọng, nhưng trong thực tế thì con người đàm phán trong mọi vấn đề cuộc cuộc sống thường nhật.
Chẳng hạn bạn đi chợ, bạn mặc cả khi mua hàng để số tiền được giảm bớt cũng là một lần đàm phán, hay bạn muốn mượn đồ dùng của ai đó thì bạn cũng sẽ thương lương với họ để mượn đồ thành công.
3.2. Bí quyết rèn kỹ năng đàm phán giỏi
Ra mệnh lệnh cho người khác không phải là một cách làm hay, ngay cả khi bạn là sếp thì cũng không nên sử dụng cách ra mệnh lệnh một cách cứng ngắc. Làm thế nào để người đối phương thuận tình theo ý kiến của bạn và làm theo ý kiến của bạn một cách vui vẻ và hết sức tự nguyện mới là điều hay.
Theo đó, bạn hãy khiến cho đối phương có lòng tin với bạn, bạn hãy đưa ra những dẫn chứng đầy thuyết phục để đối phương nghe xuôi tai, sau đó bạn thực hiện và làm đúng với những gì mà bạn đã nói để tạo lòng tin. Hoặc bạn hãy kết hợp với thái độ chân thành khi đàm phán với ai đó, những cử chỉ, hành động của bạn cũng hết sức quan trọng.
Không chỉ vậy, bạn hãy tạo ra sự gần gũi với đối phương, hãy luôn đứng vào vị trí của người khác để nhìn nhận vấn đề. Thường thì vào cuối cuộc đàm phán, các bạn hãy chốt câu để đảm bảo câu chốt đó có thể xoáy sâu vào tâm trí của người nghe.
Cuối mỗi đoạn hội thoại thì con người ta thường để lại ấn tượng sâu sắc đối với những câu nói mang tính chất kết luận. Do đó, các bạn hãy lựa cách nói sao cho phù hợp nhất, sao cho đúc kết được vấn đề và mang ý nghĩa lớn lao.
Khám phá: Bản mô tả công việc Nhà ngoại giao không thể bỏ qua
3.3. Thái độ quan trọng khi đàm phán
Thái độ là yếu tố quyết định một phần thành công của cuộc đàm phán, do đó các bạn cần nhận biết tình hình của cuộc đàm phán ngay từ đầu để quyết định việc thể hiện thái độ của bản thân nên cứng rắn hay mềm mỏng để đàm phán và giải quyết vấn đề.
Dù là tình huống, tính chất như thế nào thì các bạn hãy luôn có thái độ tự tin, có sự khiêm tốn và luôn sẵn sàng để lắng nghe vấn đề trong cuộc đàm phán đến từ đối phương. Với một phong thái như vậy thì bạn sẽ lấy được niềm tin từ người đối diện để đảm bảo có thể thuyết phục được cuộc đàm phán có thể diễn ra một cách đơn giản.
Không ngừng nâng cao, rèn luyện và trau dồi kỹ năng đàm phán trong mọi tình huống, trong mọi hoạt động sống để có thể trở thành một chuyên gia đàm phán là điều mà bất cứ ai cũng cần thực hiện.
1200 0