Cấu trúc vốn là gì? Thông tin xoay quanh cấu trúc vốn

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 26-07-2024

Điều quan trọng và cơ bản nhất để một công ty được hình thành và duy trì đó là tiền. Từ tiền mà ta có vốn để bắt đầu các hoạt động cần thiết của mọi doanh nghiệp, đây là nền tảng chính của kinh doanh. Vậy còn cấu trúc vốn là gì, nó được hình thành hay tác động ra sao đến doanh nghiệp, đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây cùng mình nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Cấu trúc vốn là gì

Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp là sự kết hợp của nhiều dạng vốn bên ngoài khác nhau, được sử dụng để tài trợ cho một doanh nghiệp. Cấu trúc vốn trình bày chi tiết thành phần vốn nợ và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp, bao gồm: Nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, cổ phần thường và cổ phần ưu đãi, lợi nhuận giữ lại, vốn lưu động (tiền mà doanh nghiệp giữ trong tay),...

Cấu trúc vốn là sự cân bằng cẩn thận giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ mà một doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho các hoạt động hàng và tăng trưởng trong tương lai. Có thể nói cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay.

Cấu trúc vốn là gì
Cấu trúc vốn là gì

Cấu trúc vốn trong tiếng Anh là Capital Structure, cấu trúc vốn của một doanh nghiệp thường được biểu thị bằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Cấu trúc vốn của một công ty đề cập đến loại tiền tài trợ cho hoạt động kinh doanh và nguồn của các loại tiền đó. Nó có thể tác động đến lợi nhuận mà một công ty mang lại cho các cổ đông của mình. Đồng thời, nó cũng có thể xác định xem một công ty có tồn tại được trong thời kỳ suy thoái hoặc khủng hoảng hay không.

Tóm lại, cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa các nguồn vốn dài hạn. Cấu trúc vốn tối ưu khi tỷ trọng giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu của công ty. Tuy nhiên, một công ty có nhiều nguồn tiền hoạt động từ việc nợ sẽ có thể gây rủi ro lớn cho các nhà đầu tư. Nhưng nó không hoàn toàn xấu, rủi ro này có thể là nguồn gốc chính cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, tùy vào lĩnh vực hoạt động.

Các cổ đông, nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính thường xem xét cấu trúc vốn, tỷ lệ vốn nợ trên vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để đánh giá xem nơi này có phải là một nơi nên đầu tư hay không.

2. Các thành phần trong cấu trúc vốn

- Vốn chủ sở hữu: Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ bỏ tiền của họ ra để tài trợ cho đóng góp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản tiền này có thể là tiền tiết kiệm, tiền từ các thành viên trong gia đình, tiền nghỉ hưu,... miễn là tiền riêng của họ. Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ phổ biến cho các công ty đang phát triển. Nó có thể đến từ các cổ đông khác, khi họ bỏ vốn chủ sở hữu và trở thành một trong những chủ sở hữu. Hình thức vốn chủ sở hữu có hai loại là:

+ Vốn góp: Đây là tiền đầu tư vào doanh nghiệp để đổi lấy cổ phần hoặc quyền sở hữu doanh nghiệp. Tiền đóng góp có thể xuất phát từ các cổ đông, các nhà đầu tư thiên thần hoặc các nhà đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, vốn từ nhà đầu tư thiên thần hoặc nhà đầu tư mạo hiểm sẽ khó tiếp cận hơn.

+ Lợi nhuận giữ lại: Hình thức vốn này là lợi nhuận từ các năm trước được giữ lại, nó có thể dùng vào việc phát triển, mua bán, mở rộng kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu

- Vốn nợ trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp đề cập đến khoản tiền đi vay dùng cho hoạt động kinh doanh. Vốn nợ có nhiều loại như sau: nợ từ việc đi vay (có thể là vay ngân hàng), phát hành trái phiếu dài hạn,...

3. Các tác nhân ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

3.1. Tính thanh khoản

Khả năng thanh toán chi phí và các khoản vay của một công ty quyết định khả năng nợ. Một công ty có thể huy động vốn bằng cách phát hành các khoản nợ nếu như công ty đó có vị thế dòng tiền trôi chảy vì, nó có thể dễ dàng trả nợ sau một khoản thời gian. Đồng thời, nó phải bao gồm các các nghĩa vụ thanh toán cố định liên quan đến hoạt động kinh doanh bình thường, đầu tư vào tài sản cố định, đáp ứng các cam kết về việc đi vay nợ và thời gian trả nợ.

Tính thanh khoản
Tính thanh khoản

Các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao thì càng dễ trả nợ hơn, họ có thể đi vay nhiều hơn. Những các doanh nghiệp mà đã có khả năng thanh khoản cao thì họ có thể giữ lại lợi nhuận từ các năm trước cùng các tài sản khác để tạo ra nguồn vốn cho mình và không cần đi vay nhiều.

3.2. Bản chất của một doanh nghiệp

Bản chất kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp đó. Ví dụ, với một công ty trong lĩnh vực sản xuất ô tô thì sẽ cần nhiều vốn hơn nhằm đầu tư vào các loại tài sản cố định như máy móc, công xưởng, kho bãi,... Các doanh nghiệp sản xuất có thể vay ở các tổ chức tài chính bằng cách thế chấp tài sản cố định. Còn doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì tài sản cố định ít hơn, phải dựa vào vốn chủ sở hữu và vốn ưu đãi để duy trì và phát triển.

3.3. Lợi tức đầu tư

Sẽ có lợi cho một công ty huy động tài chính thông qua các nguồn vốn vay nếu lợi tức đầu tư cao hơn tỷ lệ lãi vay. Nhưng nếu lợi nhuận kinh doanh không chắc chắn, doanh nghiệp cũng không biết chắc rằng mình có thể chi trả lãi vay cố định đúng hạn hay không thì tốt nhất họ nên lựa chọn vốn chủ sở hữu.

Lợi tức đầu tư
Lợi tức đầu tư

3.4. Điều kiện thị trường chứng khoán

Các điều kiện của thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến việc xác định chứng khoán. Trong thời kỳ khủng hoảng, mọi người không thích mạo hiểm và không quan tâm đến cổ phiếu vốn chủ sở hữu. Trong thời kỳ tăng trưởng nóng, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đầu tư vào cổ phiếu vốn chủ sở hữu.

3.5. Tỷ lệ lãi suất

Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc doanh nghiệp có đi vay vốn hay không. Trong trường hợp ngân hàng hoặc tổ chức tài chính kỳ vọng có phần trăm lãi suất cao, doanh nghiệp sẽ cất nhắc lại việc đi vay vốn mà sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại. Có thể nói tỷ lệ lãi suất tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp khá nhiều.

3.6. Các nhân tố khác

- Thuế suất: Trong trong trường hợp thuế suất cao, các khoản nợ được ưu tiên hơn vốn chủ sở hữu nhưng trong trường hợp thuế suất thấp thì ưu đãi hơn đối với vốn chủ sở hữu.

- Chính sách của nhà nước.

- Đòn bẩy tài chính.

- Quy mô của doanh nghiệp.

- Đặc điểm riêng của ngành.

4. Cấu trúc vốn tối ưu

Ban lãnh đạo công ty bắt buộc phải nhận ra rủi ro vốn khi vay nợ và duy trì cấu trúc vốn tối ưu với sự cân bằng phù hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Cấu trúc vốn tối ưu là cơ cấu nhằm mục đích giảm thiểu chi phí vốn vay và vốn chủ sở hữu, tối đa hóa giá trị của công ty. Các quyết định chính sách nội bộ liên quan đến cơ cấu vốn và tỷ lệ nợ phải được cân nhắc dựa trên cái nhìn của người bên ngoài doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính công ty ra sao.

Cấu trúc vốn tối ưu
Cấu trúc vốn tối ưu

Các cân nhắc tài chính bao gồm việc giữ cho xếp hạng tài chính của công ty ở mức có thể thu hút nguồn vốn bên ngoài đi kèm các điều kiện hợp lý, đồng thời công ty phải duy trì chính sách cổ tức ổn định. 

Cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp thường được coi là tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu dẫn đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) thấp nhất cho công ty. Để tối ưu hóa cấu trúc vốn, một công ty có thể đi vay nợ, phát hành cổ phiếu hoặc có thêm vốn chủ sở hữu. Vốn mới có thể được sử dụng để đầu tư vào tài sản mới hoặc có thể được sử dụng để mua lại nợ hoặc vốn chủ sở hữu hiện đang tồn đọng, như một hình thức tái cấp vốn.

5. Tái cấp vốn để thay đổi cấu trúc vốn trong doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể chọn thay đổi cấu trúc vốn của mình như một cách tái tạo năng lượng cho bản thân họ. Việc hình thành cấu trúc vốn ban đầu là một quá trình riêng lẻ, quá trình tái cấp vốn cũng được tạo nên từ nhiều hình thức khác nhau.

Tái cấp vốn để thay đổi cấu trúc vốn
Tái cấp vốn để thay đổi cấu trúc vốn

Một doanh nghiệp có thể tái cấp vốn bằng việc phát hành nợ và mua lại vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp này có thể có nhiều vốn nợ hơn bằng cách phát hành trái phiếu hoặc đi vay vốn kinh doanh. Sau đó, nó sẽ sử dụng đòn bẩy đó để mua lại một phần vốn chủ sở hữu của mình dưới hình thức mua lại cổ phần.

Ngược lại, nếu một doanh nghiệp cảm thấy rằng khoản nợ của mình không thể trả nổi, thì doanh nghiệp đó có thể phát hành cổ phiếu mới. Việc phát hành cổ phiếu mới sẽ mang lại tiền mặt và mất đi vốn chủ sở hữu. Tiền mặt đó có thể được dùng nhằm trả một khoản vay hoặc giảm bớt nợ của doanh nghiệp.

Qua bài viết trên, mình sẽ tổng hợp lại cấu trúc vốn là gì để các bạn có thể nhớ được dễ dàng hơn. Cấu trúc vốn đề cập đến mối quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu, đây là hai hình thức vốn chính trong một doanh nghiệp, nó thường được đo lường theo tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Việc biết được mối quan hệ giữa hai điều này giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2707 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT