Chảy máu chất xám là gì? Giải pháp ngăn chặn chảy máu chất xám

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 20-05-2024

Những sân chơi về trí tuệ như “Đường lên đỉnh Olympia” mang lại ý nghĩa gì khi các Quán quân và Á quân lần lượt được nhận học bổng từ Úc, sau đó họ quyết định định cư và làm việc ở đó mà không về nước để cống hiến cho quê hương? Đó chỉ là một điển hình cho vấn đề chảy máu chất xám. Chảy máu chất xám - thuật ngữ xuất hiện và được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong thời gian gần đây ở Việt Nam. Vậy chảy máu chất xám là gì?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu khái niệm chảy máu chất xám là gì?

Tìm hiểu khái niệm chảy máu chất xám là gì?
Tìm hiểu khái niệm chảy máu chất xám là gì?

Thuật ngữ chảy máu chất xám có thể nghe khá lạ lẫm, tuy nhiên chúng đã xuất hiện từ lâu và được xem là một vấn đề nan giải ở hầu hết các quốc gia. Trong tiếng Anh, “Brain drain” mang ý nghĩa chảy máu chất xám. Chảy máu chất xám là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất, đó chính là sự di cư “chất xám” của nước này sang nước khác. Nói đúng hơn, chảy máu chất xám ám chỉ quá trình di cư của một lực lượng nhân sự nhất định, lực lượng này có chuyên môn và trình độ cao, được đào tạo đầy đủ ở các nước kém hoặc đang phát triển sang các nước phát triển.

Ở các quốc gia nghèo, việc đào tạo và nâng cao chuyên môn cho nguồn nhân lực vốn rẻ hơn rất nhiều. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở các nước nghèo thường được “trả công không xứng đáng”. Do đó, những người “học rộng tài cao” thường có xu hướng di chuyển sang các quốc gia phát triển hơn để sinh sống và làm việc. Bởi ở những quốc gia giàu, lãi suất thu được từ nguồn vốn nhân lực lớn hơn rất nhiều so với các quốc gia nghèo.

Trên thực tế, luật pháp và các thể chế rất khuyến khích và bằng lòng với sự di cư này. Đa phần, các quốc gia phát triển đều thiết lập cơ chế “mở cửa chào đón nhân tài” từ những nơi khác về.

2. Chảy máu chất xám có mức độ như thế nào?

Chảy máu chất xám có mức độ như thế nào?
Chảy máu chất xám có mức độ như thế nào?

Trong một nghiên cứu năm 2024 của cơ quan IMF, các cơ sở dữ liệu của 61 quốc gia vào năm 1990, bao gồm cả những quốc gia kém và đang phát triển, thì chỉ trong năm 2024, đã có hơn 12 triệu người di cư đến những quốc gia phát triển hơn (nhóm quốc gia OECD), trong đó có khoảng 7 triệu người lựa chọn dừng chân ở đất nước “cờ hoa” (Mỹ). Thống kê cũng chỉ ra rằng, 30% là tỷ lệ trung bình của số lượng nhân tài mà mỗi quốc gia mất đi, thậm chí lên đến 60% đối với đất nước El Salvador.

Tại Nga, từ sau khi Liên Xô tan rã, chảy máu chất xám đã trở thành một vấn nạn nan giải và nhức nhối. Lúc đó, rất nhiều chuyên gia khoa học, trí thức ở nhiều lĩnh vực đã liên tục “rời bỏ” nước Nga và chạy sang các quốc gia phương Tây.

Nga hiện vẫn đang cố gắng trong việc ngăn chặn vấn nạn chảy máu chất xám. Bằng việc đưa ra giải pháp phân bổ bổ sung nhiều ngân sách hơn cho các sáng kiến công nghệ và chương trình nghiên cứu khoa học để kêu gọi cũng như giữ chân nhân tài. Tại quốc gia Ấn Độ - một mảnh đất được vinh danh về chất lượng giáo dục. Nhất là việc đào tạo các kỹ sư chất lượng cao, đa dạng các ngành. Tuy nhiên sinh viên Ấn Độ cũng có xu hướng di chuyển sang các quốc gia phát triển hơn như ở châu Âu, Hoa Kỳ sau khi ra trường để tìm kiếm những cơ hội lớn. Mặc dù những năm trở lại đây, kinh tế Ấn Độ đã có nhiều khởi sắc, góp phần giảm thiểu đi tình trạng này, nhưng chảy máu chất xám vẫn là một “cây kim” khó có thể loại bỏ.

Mức độ của chảy máu chất xám
Mức độ của chảy máu chất xám

Tại nước ta, các thống kê chính thống cho thấy có đến 80% du học sinh khi tham gia tu nghiệp ở nước ngoài đã quyết định ở lại mà không về quê hương. Những nhân tài cũng được phân loại theo định nghĩa. Nhóm thứ nhất có trình độ từ lớp 9 đến lớp 12 và nhóm thứ hai là sau THPT trở lên. Thực tế cho thấy, những “nhân tài” xa xứ, chấp nhận rời xa quê hương để tìm kiếm cơ hội mới nhiều nhất lại thuộc về nhóm có trình độ cao nhất, đó chính là nhóm sau THPT (tertiary education).

Xem thêm: Việc làm Giáo dục - Đào tạo

3. Xác định nguyên nhân và hậu quả của chảy máu chất xám

Khái niệm chảy máu chất xám là gì đôi khi khiến chúng ta cảm thấy băn khoăn, và khập khiễng trong quan điểm về vấn đề này. Nhưng hãy tìm hiểu nguyên nhân của chảy máu chất xám đến từ đâu, và hiểu được mức độ nghiêm trọng về hậu quả mới có thể nhìn chảy máu chất xám một cách khách quan hơn.

3.1. Nguyên nhân của chảy máu chất xám

 Nguyên nhân của chảy máu chất xám
 Nguyên nhân của chảy máu chất xám

Chảy máu chất xám xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đầu tiên, có lẽ đó chính là mức độ khả thi về cơ hội việc làm tại các quốc gia phát triển. Mặt khác, những vấn nạn và bất ổn về chính trị, quân sự như xung đột tôn giáo, sắc tộc, chiến tranh,... hay đơn giản là những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe ở các quốc gia kém phát triển hơn. Chảy máu chất xám có xu hướng thường thấy nhất là những nhân tài đã rời bỏ quê hương của họ -  những mảnh đất còn kém phát triển, nơi mà họ không thể tìm thấy được cơ hội và mức thưởng xứng đáng, cũng như triển vọng phát triển xa hơn ở tương lai, sang những mảnh đất tiềm năng hơn, phát triển hơn.

Mặc dù vậy, chảy máu chất xám cũng có thể xảy ra giữa hai chủ thể tương tự, nghĩa là giữa những người thuộc các quốc gia phát triển với nhau. Ví dụ như, một chuyên gia người Anh nhưng chọn Hoa Kỳ làm nơi dừng chân cho sự nghiệp bởi họ thấy mức thuế thu nhập cá nhân ở Hoa Kỳ thấp hơn ở Anh Quốc.

3.2. Hậu quả của chảy máu chất xám

Hậu quả của chảy máu chất xám
Hậu quả của chảy máu chất xám

Một điều hiển nhiên đó là những quốc gia bị chảy máu chất xám thường đối mặt với rất nhiều những rủi ro. Đặc biệt với những quốc gia kém phát triển, việc phát triển kinh tế diễn ra chậm và không thể mở rộng quy mô về kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng như việc cải thiện chất lượng sống cho người dân.

Nghiêm trọng nhất, có lẽ là thiệt hại về nguồn lực. Không chỉ là nguồn lực xã hội, mà còn là nguồn lực về con người. Khó có thể chấp nhận được những người được giáo dục tốt ở một đất nước này, lại đi “làm giàu” cho một đất nước khác bằng việc sử dụng chất xám của mình. Trong khi ngay tại quê nhà, mọi thứ vẫn còn kém phát triển, đặc biệt là những thế hệ chất xám ở lại phía sau có nguy cơ “đi vào vết xe đổ”. Đối với các quốc gia phát triển, thiệt hại về chảy máu chất xám thường không quá đáng kể. Bởi họ có thể kiểm soát và đo lường trước được, hơn nữa đã được một nguồn chảy chất xám thế chỗ.

Nói về mặt hại, thì cũng nên bàn về một chút mặt tốt. Vì trong một số trường hợp nhất định, những “thiên tài” hoàn thành việc di cư xong lại quyết định trở về đóng góp cho quê hương. Mặc dù số lượng này không chiếm phần đông, tuy nhiên những kinh nghiệm và giá trị mà họ mang lại thật đáng để làm tín hiệu vui mừng. Nếu có chính sách tốt, thậm chí một số chuyên gia tu nghiệp ở nước ngoài có thể góp phần mang lại những cú chuyển mình ngoạn mục cho đất nước. Lấy ví dụ ở Đài Loan và Trung Quốc, giai đoạn những năm của thập kỷ 70 và 80 sau này đã thực sự phát triển ở lĩnh vực điện tử, vi mạch,...

Hậu quả
Hậu quả

Tất nhiên, điều hiển nhiên là không phải đất nước nào cũng tận dụng được nguồn chất xám từ nước ngoài quay về. Một trong những ích lợi mà chảy máu chất xám mang lại nữa, đó chính là thúc đẩy mở rộng mối quan hệ về mặt tri thức, khuyến khích hội nhập tri thức trong và ngoài nước.

Tìm hiểu thêm: Việc làm Kỹ thuật

4. Làm thế nào để ngăn chặn thực trạng chảy máu chất xám?

Khi hiểu được những hạn chế mà chảy máu chất xám là gì, bạn có thể rất thắc mắc về việc chính phủ các nước đã có những động thái nào để ngăn chặn vấn nạn này.

Thực tế cho thấy, chính phủ ở khắp các quốc gia trên thế giới đã tham gia vào việc thiết kế nhiều giải pháp ngăn chặn và phòng chống việc chảy máu chất xám. Trong đó, chìa khóa để cải thiện vấn nạn này là chính sách công nghệ và khoa học. Mục đích của người lao động là tìm được môi trường phát triển năng lực của bản thân, cơ hội thăng tiến,... Chính vì thế, đây cũng là những yếu tố mà các quốc gia nên cân nhắc để cho họ có được dấu hiệu và động lực ở lại học tập, làm việc, cống hiến cho nước nhà.

 Làm thế nào để ngăn chặn thực trạng chảy máu chất xám?
 Làm thế nào để ngăn chặn thực trạng chảy máu chất xám?

Mặc dù những điều này đều khó có thể thực hiện, nhưng chúng là giải pháp cần thiết, thậm chí mang tính cấp bách. Bên cạnh đó, chính sách này cũng chỉ có tác dụng ở những quốc gia kém phát triển nhưng bình ổn về chính trị và quân sự. Trái lại, đối với các quốc gia đang đối diện với tình hình biến động quân sự và bất ổn chính trị thường xuyên, dường như việc xung đột vẫn sẽ tiếp tục lan rộng và kéo dài trong thời gian dài.

Trong bài hát “Khát vọng tuổi trẻ”, tôi ấn tượng với giai điệu kèm lời bài hát như sau: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Một giải pháp chính để ngăn chặn việc chảy máu chất xám nữa đó chính là nâng cao ý thức của các bạn trẻ.

Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, do đó họ nên nhận thức được điều này. Mặc dù việc nâng cao nhận thức không hề đơn giản, cũng không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai. Nếu như trong thời chiến, chúng ta thật tự hào vì đã đánh bại được quân xâm lược, mặc dù kẻ địch đông hơn ta gấp hàng trăm nghìn lần. Tuy nhiên ở thời bình, thật khó để khẳng định chúng ta là một người chiến thắng, bởi do chiến tranh, khoa học công nghệ của ta đã đi sau những dân tộc khác cả hàng trăm năm.

Nâng cao ý thức cho công dân
Nâng cao ý thức cho công dân

Việc còn lại nên ở tâm thế của người trẻ. Nếu thấy bên kia có “khí hậu” thuận lợi hơn, giới trẻ nên ý thức được trách nhiệm của mình là làm cho bầu không khí ở bên mình cũng thuận lợi như thế, thay vì tìm cách chạy trốn sang bên kia để tránh thời tiết xấu. Họ cũng cần ý thức rằng, mọi hành động hiện tại không chỉ vì bản thân, mà còn vì những thế hệ mai sau, những lợi ích mang tính cộng đồng và quốc gia. Nếu ý thức này được phổ cập tốt, chắc chắn người trẻ sẽ có dũng khí và sự quyết tâm cho một nền văn minh tiến bộ.

Trách nhiệm nâng cao ý thức con người thuộc về những nhà lãnh đạo, những cá nhân thực sự có tầm ảnh hưởng, có thể truyền cảm hứng cho cộng đồng.

Chảy máu chất xám là gì? Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về trách nhiệm của bản thân đối với vấn nạn chảy máu chất xám!

Mẫu CV xin việc

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5539 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT