Cv nhân viên chăm sóc khách hàng cụ thể, chi tiết nhất
Theo dõi work247 tạiCv xin việc luôn đóng một vai trò quan trọng trong bất cứ ngành nghề nào. Nếu bạn đang quan tâm đến các vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng thì hãy cùng mình tìm hiểu cách viết cv nhân viên chăm sóc khách hàng cụ thể, chi tiết nhất qua bài viết dưới đây nhé.
1. Cách viết cv nhân viên chăm sóc khách hàng
1.1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân sẽ là bước đầu tiên bạn cần phải làm để giới thiệu được cho nhà tuyển dụng biết “Bạn là ai?”. Cách bạn thể hiện ở phần thông tin cá nhân cũng sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được cá tính riêng của bạn. Thông tin cá nhân sẽ luôn nằm ở phần trên cùng của mỗi bản cv, được đặt trong một bố cục riêng, nổi bật nhất trong cv của bạn.
Thông tin cá nhân sẽ bao gồm đầy đủ và chính xác họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ mail và địa chỉ hiện tại nơi bạn đang sinh sống. Các thông tin cần được trình bày một cách gọn gàng, logic, bố cục sắp xếp rõ ràng. Bên cạnh đó bạn có thể đính kèm với đường link Facebook và gắn thêm một chiếc ảnh cá nhân xinh xắn của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.
Xem thêm: Việc làm trưởng phòng nhân viên chăm sóc khách hàng
1.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp cũng là một phần bạn không nên bỏ qua hoặc quá thờ ơ khi viết cv bởi bên cạnh thông tin cá nhân, nhà tuyển dụng cũng sẽ nhìn vào mục tiêu nghề nghiệp để bước đầu đánh giá về tổng quan năng lực của mỗi ứng viên. Cách bạn trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp sẽ phần nào cho nhà tuyển dụng thấy con người cũng như cách bạn làm việc như thế nào.
Mục tiêu nghề nghiệp thường nằm ngay dưới thông tin để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được các thông tin quan trọng. Mục tiêu nghề nghiệp không nên viết quá chung chung sẽ dẫn đến việc nhàm chán cho nhà tuyển dụng và rất có thể nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua bạn để tìm một chiếc cv khác khiến họ hứng thú hơn.
Để giúp cho phần mục tiêu nghề nghiệp không trở nên nhàm chán bạn cần tìm hiểu thật kĩ về công việc trước khi bắt tay vào viết mục tiêu nghề nghiệp, bám sát với các nhiệm vụ và yêu cầu mà nhà tuyển dụng muốn đặt ra cho vị trí này. Thông thường mục tiêu nghề nghiệp sẽ đều được chia thành 2 nội dung chính là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu ngắn hạn sẽ là những việc làm bạn sẽ làm trong khoảng thời gian 3-6 tháng tới khi được nhận vào công việc này còn mục tiêu dài hạn sẽ là những định hướng xa hơn của bạn có thể từ 1-2 năm tới, bạn có thể đề cập đến các vị trí công việc cao hơn hoặc những kinh nghiệm mới mà bạn muốn phát triển.
Ví dụ:
- Mục tiêu ngắn hạn:
Vận dụng các kỹ năng đã có về chăm sóc khách hàng như tư vấn, giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại giúp công ty duy trì và phát triển danh sách khách hàng ngày một lớn mạnh hơn.
- Mục tiêu dài hạn
Phấn đấu, nỗ lực phát triển các kỹ năng chăm sóc khách hàng của bản thân để có thể trở thành leader hoặc trưởng phòng chăm sóc khách hàng trong 2 năm tới.
Đọc thêm: CV chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
1.3. Trình độ học vấn
Thường với các vị trí chăm sóc khách hàng, các nhà tuyển dụng sẽ không chú trọng vào chuyên ngành bạn học hay bằng cấp bạn nên với phần trình độ học vấn trong CV bạn chỉ cần ghi ngắn gọn, vừa đủ các nội dung thông tin như trường học, ngành học, thời gian theo học và xếp loại bằng cấp và có thể thêm một số bằng cấp hoặc chứng chỉ có liên quan đến kỹ năng chăm sóc khách hàng (nếu có).
Ví dụ:
Trường Đại học Công nghiệp HN
Ngành Quản trị kinh doaanh
(2024-2024)
Xếp loại tốt nghiệp: Khá
Xem thêm: Việc làm chăm sóc khách hàng
1.4. Kinh nghiệm làm việc
Với những ứng viên đã có kinh nghiệm, bạn cần phải nhấn mạnh vào những kinh nghiệm có liên quan đến công việc chăm sóc khách hàng nhất. Trình tự kinh nghiệm làm việc nên để từ gần tới xa bởi nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm đến công việc gần đây nhất của bạn là gì chứ không quá bận tâm đến những công việc vài 3 năm trước của bạn nữa.
Kinh nghiệm làm việc cần nêu bật được các công việc trong mỗi vị trí mà bạn đã làm trước đó để nhà tuyển dụng nắm được khái quát về kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn. Bạn nên trình bày kinh nghiệm bằng các gạch đầu dòng để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp nhận được các thông tin
Ví dụ:
Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ AK
Vị trí: Nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại
( 8/2024 – 10/2024)
- Tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng.
- Giải đáp các thắc mắc cũng như các khiếu nại từ phía khách hàng.
- Thu thập các thông tin của khách hàng
- Cần duy trì việc liên lạc với khách hàng thường xuyên để thu thập ý kiến và đánh giá từ phía họ.
Với ứng viên chưa có kinh nghiệm, thường là các bạn sinh viên mới ra trường, muốn thử sức với các ngành dịch vụ như chăm sóc khách hàng, bạn nên tận dụng ngành học của mình có những kiến thức liên quan đến dịch vụ và chăm sóc khách hàng hay không, hoặc bạn có thể nhấn mạnh vào các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi mình đã tham gia, thời gian thực tập,… miễn sao để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt và tích cực trong công việc.
1.5. Kỹ năng cá nhân
Việc bạn lựa chọn các kỹ năng làm việc như thế nào để đưa vào cv sẽ quyết định việc bạn có thuyết phục hoàn toàn được nhà tuyển dụng hay không. Bạn không nên liệt kê quá nhiều các kỹ năng trong khi chỉ toàn là những kỹ năng không phục vụ được cho mục đích công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Với nghề chăm sóc khách hàng, bạn chỉ nên liệt kê một số kỹ năng chính liên quan đến giao tiếp, xử lý thông tin và hỗ trợ cho khách hàng là đủ. Bên cạnh đó khả năng về ngoại ngữ và tin học văn phòng cũng sẽ giúp bạn gây được ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng đó.
Ví dụ:
Kỹ năng cá nhân bao gồm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin
- Kỹ năng lắng nghe và giải quyết vấn đề
- Tính kiên nhẫn, kiên trì trong công việc
- Khả năng thấu hiểu tâm lỹ khách hàng
2. Những lưu ý khi viết cv nhân viên chăm sóc khách hàng
- Một cv trình bày gọn gàng, khoa học, bắt mắt sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định việc bạn có được nhà tuyển dụng đánh giá cao hay không. Việc trình bày chỉnh chu một bản cv còn giúp cho nhà tuyển dụng thấy được tính cách cũng như thái độ làm việc của bạn có chuyên nghiệp, nghiêm túc hay không. Vậy nên bạn hãy lưu ý khi viết cv để không bị mất điểm với các nhà tuyển dụng bạn nhé
Không có một quy tắc nhất định nào cho cv nhưng với một cv chăm sóc khách hàng bạn có thể lựa chọn những gam màu sáng, bắt mắt để thể hiện được sự năng động, nhiệt huyết trong công việc nhé.
- Tạo sự liên kết cho cả cv cũng là điều cần thiết để nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp nhận các thông tin liên quan đến bạn. Các nội dung cần đồng nhất, rõ ràng, tránh viết những thông tin thừa, những thông tin không thực tế. Mẹo để có được sự liên kết trong mỗi bản cv là bạn hãy bám sát vào các thông tin công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng để trình bày các nội dung theo một mạch là hướng tới công việc bạn đang ứng tuyển nhé.
- Không nên quá thổi phồng kinh nghiệm của bản thân dù cho bạn đã có kinh nghiệm trong ngành đi chăng nữa. Một cv thể hiện được sự chân thành, khiêm tốn sẽ giúp ứng viên có được thiện cảm hơn từ nhà tuyển dụng.
- Cv xin việc nên viết một cách ngắn, xúc tích, cung cấp vừa đủ các thông tin cần thiết tới nhà tuyển dụng. Dung lượng 1 bản cv hoàn hảo rơi vào tầm 1 đến 2 trang A4 là đủ. Một cv quá lê thê, quá dài dòng sẽ khiến cho nhà tuyển dụng mất quá nhiều thời gian hoặc rất khó để nhà tuyển dụng tìm được các điểm cần nêu bật trong cv của bạn. Vì vậy viết một cv quá dài là điều bạn nên khắc phục để có được lợi thế hơn khi đi xin việc.
Trên đây là tất cả các thông tin về cách viết cv nhân viên chăm sóc khách hàng một cách hoàn chỉnh nhất. Hy vọng với các thông tin này sẽ giúp bạn luôn thành công trong công việc của mình nhé.
1933 0