Cách viết CV xin việc quản lý chất lượng chuẩn chỉnh nhất

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Bản CV đối với bất kỳ ứng viên trong ngành nghề và lĩnh vực nào đều quan trọng như sau. Song đặc biệt với những công việc yêu cầu về chuyên môn cao lẫn vị trí ứng tuyển quản lý thì việc ứng viên sở hữu một bản CV hoàn hảo là điều cần thiết. Vậy với bản CV xin việc quản lý chất lượng thì cần những gì để có thể đạt được sự hoàn hảo đó? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Nội dung đầy đủ của một bản CV xin việc quản lý chất lượng 

Nội dung đầy đủ của một bản CV xin việc quản lý chất lượng
Nội dung đầy đủ của một bản CV xin việc quản lý chất lượng 

Nhiều người có một hiểu nhầm trầm trọng khi viết một bản CV ứng tuyển đó là thường sử dụng các mẫu nội dung viết CV chung chung. Có thể ở một số vị trí bình thường thì mẫu CV chung đó vẫn có thể hiệu quả, song với vị trí như quản lý chất lượng thì là một điều không nên. Bạn cần có một nội dung đặc trưng cho CV quản lý chất lượng của mình dựa vào 3 phần thông tin chính sau.

1.1. Thông tin cá nhân 

Thông tin cá nhân là điều chắc chắn không thể thiếu trong CV xin việc của bất kỳ vị trí nào. Mục đích của nó là để ứng viên có thể giới thiệu về bản thân mình với nhà tuyển dụng. Đồng thời thông qua phần thông tin cá nhân này, nhà tuyển dụng có thể liên hệ khi cần thiết để thông báo kết quả tuyển dụng hoặc trao đổi công việc thêm. Chưa kể với một vị trí quản lý chất lượng, đôi khi doanh nghiệp sẽ đưa ra một số tiêu chí nằm trong phần thông tin cá nhân của ứng viên. Cho nên việc cung cấp các thông tin cá nhân này ở ngay đầu bản CV là một điều bắt buộc đối với ứng viên. 

Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân 

Thông tin cá nhân trên CV xin việc quản lý chất lượng gồm có: họ tên đầy đủ của ứng viên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ thường trú; số điện thoại di động; địa chỉ mail; website cá nhân hoặc mạng xã hội thông dụng. Đặc biệt trong đó, để tăng thêm sự chuyên nghiệp của bản thân mình khi ứng tuyển vào vị trí quản lý chất lượng, bạn nên ghi kèm thêm cả link mạng xã hội linkedin - một mạng xã hội chuyên để tuyển dụng trên thế giới. Điều chú ý ở đây là phần ngày tháng năm sinh là cam kết đảm bảo tiêu chí về tuổi tác ứng tuyển của công ty tuyển dụng đặt ra cho ứng viên. 

Một thông tin nữa mà ứng viên có thể viết trong phần đầu này của CV đó là trình độ chuyên môn. Đối với vị trí quản lý chất lượng mà nói, trình độ chuyên môn mặc dù không cần quá hoành tráng xong bạn vẫn cần phải đảm bảo có bằng cử nhân trở lên ở chuyên ngành liên quan. 

Việc làm quản lý chất lượng

1.2. Thông tin chuyên môn 

Phần thứ hai trong bản CV xin việc quản lý chất lượng là phần thông tin chuyên môn, đây cũng chính là phần quan trọng nhất trong CV của bạn. Nó sẽ phần chứng minh năng lực của bạn có đủ và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Trong đó, các bạn cần nêu rõ những thông tin sau:

Thông tin chuyên môn
Thông tin chuyên môn 

Thứ nhất là về kỹ năng sở hữu. Ở đây kỹ năng có 2 loại kỹ năng mà các ứng viên vị trí quản lý chất lượng cần nêu rõ đó là: kỹ năng chuyên môn và kỹ năng quản lý. Ở mỗi phần kỹ năng các bạn sẽ vạch ra cả 2 yếu tố kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Điển hình với kỹ năng chuyên môn, các bạn có thể viết: kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng các công cụ đo lường chất lượng, kỹ năng phát hiện sự cố, kỹ năng xử lý phát sinh, … Còn đối với kỹ năng quản lý, các bạn có thể viết: kỹ năng theo dõi, kỹ năng phân công nhiệm vụ, kỹ năng training đào tạo, ...

Thứ hai là về kinh nghiệm làm việc. Phần nào bạn cần viết theo thứ tự từ mốc thời gian gần nhất cho đến xa hơn. Kinh nghiệm làm việc phải nêu rõ cả thời gian làm việc, công ty làm việc, vị trí làm và các công việc cụ thể. Phần này có thể phần nào chứng minh được những kỹ năng mà bạn đã nêu bên trên là hoàn toàn có cơ sở. Lưu ý các bạn chỉ nên đề cập đến những kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương hoặc cùng lĩnh vực với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, bạn không nên đề cập đến những việc làm trong thời gian quá ngắn khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về khả năng cống hiến lâu dài của bạn. 

1.3. Các thông tin khác 

Các thông tin khác
Các thông tin khác 

Ngoài thông tin cá nhân và thông tin chuyên môn, các bạn còn cần thêm các thông tin bổ sung khác nữa. Chúng sẽ làm nổi bật hơn những ưu điểm của bạn và làm đòn bẩy cho một số kỹ năng và kinh nghiệm bạn sở hữu bên trên. Các thông tin khác mà bạn nên viết trong CV xin việc quản lý chất lượng đó là: chứng chỉ, hoạt động, giải thưởng, sở thích, người tham chiếu. Nhiều người có thể sẽ bỏ qua các phần thông tin bổ sung này nhưng đặc biệt đối với vị trí quản lý chất lượng thì những phần này sẽ nâng tầm được năng lực của của bạn. Chẳng hạn như phần sở thích, sở thích có thể sẽ bộc lộ những ưu điểm phù hợp với môi trường việc làm QA/QC đồng thời cho thấy được tư chất lãnh đạo của ứng viên. Hay các phần giải thưởng, hoạt động, chứng chỉ cũng là những phần dẫn chứng cho khả năng mà bạn sở hữu. 

Vì những lý do nêu trên mà phần thông tin khác của ứng viên thường được đặt cuối cùng của CV xin việc. Nó sẽ là đòn bẩy để giúp các phần thông tin chuyên môn được chú ý và ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng. Ngoài các phần thông tin khác được đặt cuối CV như này còn có thêm phần mục tiêu nghề nghiệp. Mặc dù đây cũng là một loại thông tin khác song phần lớn được đặt ở đầu CV. Mục đích là để nhà tuyển dụng có thể biết được mong muốn và nguyện vọng trong công việc của ứng viên. Từ đó giữa ứng viên và nhà tuyển dụng có thể hiểu nhau hơn và đáp ứng nhu cầu của lẫn nhau. 

Việc làm nhân viên quản lý chất lượng

2. Lưu ý về trình bày đối với CV xin việc quản lý chất lượng

Lưu ý về trình bày đối với CV xin việc quản lý chất lượng
Lưu ý về trình bày đối với CV xin việc quản lý chất lượng

Song song với nội dung cộp mác QA/QC thì hình thức trình bày trên CV xin việc quản lý chất lượng cũng phải thể hiện được cái tầm của bạn. Có nhiều cách để có thể thiết kế nên một bản CV hoàn chỉnh thông qua các công cụ như: Word, doc, photoshop, illustrator, … Song dù là bằng công cụ gì thì các bạn nên chú ý đến những điều sau:

2.1. Bố cục CV 

Bố cục của CV phải được sắp xếp một cách logic, ưu tiên các thông tin quan trọng lên trước hoặc ở những vị trí trung tâm của CV. Trong đó, như đã nói ở trên phần thông tin chuyên môn là phần quan trọng nhất, nhưng phần thông tin cá nhân lại đóng vai trò như một lời chào. Vậy nên đương nhiên phần thông tin cá nhân sẽ nằm ở đầu tiên và phần thông tin chuyên môn ứng viên sẽ nằm ở phần giữa. Thông thường có 2 kiểu bố cục phổ biến nhất của CV  đó là: bố cục ngang và bố cục phân cột. Trong đó bố cục ngang thường sẽ viết liền mạch nội dung từ trên xuống dưới. Ngược lại bố cục dọc sẽ được chia theo chiều dọc của tờ giấy a4 làm 2 - 3 cột, các bạn sẽ trình bày lần lượt các nội dung hết từ cột bên trái sang cột bên phải. Với bản CV xin việc quản lý chất lượng thì các thông tin cần khai sẽ nhiều hơn nên các bạn ưu tiên sử dụng bố cục dọc để tiện nhà tuyển dụng theo dõi và so sánh các phần.

Bố cục CV
Bố cục CV 

2.2. Màu sắc CV 

Thứ hai là về màu sắc CV. Mặc dù mỗi ứng viên sẽ có sở thích về màu sắc khác nhau. Song bạn nên hiểu rằng bản CV này không phải mục đích để thỏa mãn gu thẩm mỹ của bạn mà nó phải lấy lòng được nhà tuyển dụng cho nên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn màu sắc. Với một vị trí như quản lý chất lượng đương nhiên nhà tuyển dụng mong muốn thấy được bản lĩnh và sự điềm đạm của ứng viên. Những màu sắc vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp của một ứng viên quản lý như là màu lam, màu đen, màu xám, màu xanh, … Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng duy nhất một màu này thôi thì chưa đủ mà bạn cần kết hợp với các màu sắc khác. Lưu ý là chỉ nên dùng kết hợp từ 2 - 3 màu sắc (bao gồm cả màu chữ) và nên là những gam  màu có sự tương phản với nhau ví dụ như xanh dương với cam, đen với vàng, đỏ với xanh lá, … Đặc biệt phần nền các bạn nên chọn màu nhạt, sáng để nội dung trên đó được nổi bật hơn. 

Màu sắc CV
Màu sắc CV 

2.3. Họa tiết và hình ảnh 

Bạn hoàn toàn có thể khiến bản CV xin việc quản lý chất lượng của mình thêm bắt mắt bằng các họa tiết và hình ảnh trang trí. Tuy nhiên bạn nên hạn chế dùng quá nhiều họa tiết khiến CV của bạn trở nên rối mắt. Nếu như bạn ứng tuyển một vị trí về nghệ thuật, nhiếp ảnh, thiết kế, … thì điều này có thể sẽ phần nào bộc lộ được năng lực của bạn. Nhưng với một vị trí như quản lý chất lượng thì có thể khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn quá cường điệu và màu mẽ phần thiết kế này. Thay vào đó bạn chỉ nên sử dụng những họa tiết đơn giản như hình khối, hoặc cách blend màu trên CV để khiến CV vừa đạt được tính thẩm mỹ nhưng vẫn phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển. 

Việc làm quản lý chất lượng tại hồ chí minh

2.4. Lỗi chính tả trên CV 

Lỗi chính tả trên CV
Lỗi chính tả trên CV 

Cuối cùng việc mà bạn nên làm trước khi gửi bản CV đi đó là phải soát ra các lỗi chính tả trên CV. Cho dù là lỗi do đánh mắt hay lỗi ngọng chính tả của cá nhân bạn thì chúng đều bị nhà tuyển dụng quy chụp vào là ẩu, không cẩn thận. Trong khi đối với một người quản lý chất lượng mà nói, yếu tố tỉ mỉ, chỉn chu là điều quan trọng nhất. Như vậy vô hình chung lỗi chính tả trên CV xin việc quản lý chất lượng sẽ là thứ chống lại bạn và khiến bạn bị mất điểm hoàn toàn. Chưa kể bạn cũng cần chú ý về phông chữ, tuyệt đối không sử dụng loại phông chữ chưa việt hóa khiến hiển thị phần nội dung bị lộn xộn, vừa khó nắm bắt nội dung mà lại thiếu tính thẩm mỹ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về CV xin việc quản lý chất lượng. Hy vọng rằng các bạn đã bỏ túi cho mình được những kinh nghiệm viết và trình bày mẫu CV này được hoàn chỉnh nhất.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2836 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT