[Đất công sản là gì?] Khía cạnh quan trọng cần biết về đất công sản!

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Thế giới về đất đai, tài sản luôn tồn tại nhiều thuật ngữ mà đôi khi, không phải ai cũng có điều kiện tìm hiểu. Đất công - đất tư là một trong hai thuật ngữ chúng ta vẫn được nghe đến hàng ngày. Trong bài viết hôm nay, work247.vn sẽ giúp bạn khám phá khái niệm đất công sản là gì? Nó có khác biệt gì so với đất tư? Khi tìm hiểu về đất công sản, chúng ta sẽ phân tích trên các khía cạnh, nhìn nhận nào? Ngay sau đây, hãy bắt đầu hành trình khám phá đó nhé!

Việc làm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Chính xác thì đất công sản là gì?

khái niệm đất công sản

Bạn đã từng nghe qua một lần khái niệm về đất công sản là gì hay chưa? Chắc chắn, nếu không có nhu cầu liên quan đến các luật đất đai, nhà ở tài sản hay là một người đang trực tiếp làm việc trong công tác đất đai, thì khái niệm này xem ra còn chưa đến tai bạn. 

Xét về cơ sở pháp lý để giải thích khái niệm về đất công sản là Luật đất đai năm 2013. Xét về nội dung trong Luật về khái niệm là không có nội dung nào cụ thể. Trên thực tế, hiện nay, không có một văn bản, tài liệu hay một cơ sở có giá trị pháp lý nào có giải thích về khái niệm đất công sản. Tuy nhiên, về bản chất, có thể hiểu nôm na và đơn giản đất công sản là quỹ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý, trực tiếp ra quyết định về việc sử dụng như thế nào, ra làm sao? Tuy nhiên thực tế thì đất công sản không phải lúc nào cũng giống nhau về mục đích sử dụng.

Cụ thể: Những diện tích đất được sử dụng hướng đến các mục đích chung của công đồng như đất là đường xá, đất vỉa hè, đất công viên, đất sông, đất suối,... thì được gọi là đất công cộng. Nhưng nói về khái niệm đất công sản, nó rộng và phức tạp hơn nhiều, bên cạnh các mục đích đất công sản là đất công cộng như đã nêu trên, nó còn bao gồm nhiều mục đích khác nữa, chẳng hạn như: đất công sản để xây dựng các dự án, công trình, bất động sản Nhà nước, đất chưa sử dụng, đất quốc phòng, đất an ninh, đất nghĩa trang,... Nói chung là tổng hợp các quỹ đất mà đã có văn bản quản lý được xác lập với cơ quan hành chính Nhà nước. 

Từ bao lâu nay, nói đến đất công sản hay phổ biến hơn là đất công, chúng ta thường hiểu mặc định là đất thuộc quyền sử dụng cũng như quản lý của Nhà nước, những quỹ đất công sản không nằm trong diện sử dụng của cá nhân hay hộ gia đình, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Kết luận lại, hiểu cơ bản đất công sản là những quỹ đất thuộc về quyền sở hữu, quyền quản lý của Nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc đất công sản không phải là đất của bất cứ cá nhân, hộ gia đình nào, nếu không có văn bản hay quyết định cho phép sử dụng đất của Nhà nước, các cá nhân, hộ gia đình không được phép làm bất cứ hoạt động gì trên các quỹ đất thuộc về đất công sản. 

đất công sản là gì

Về vấn đề sử dụng quản lý đất công sản bởi UBND như sau: Trên cơ sở luật đất đai năm 2013, tại khoản 2 điều 7, đất công nghiệp được phép sử dụng vào mục đích công ích do UBND cấp xã có quyền quyết định, đất phi nông nghiệp được giao để sử dụng với mục đích xây dựng trụ sở UBND, hay các công trình, hạ tầng công cộng để phục vụ các hoạt động như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, chợ, nghĩa trang - nghĩa địa, nơi vui chơi giải trí hay các công trình khác của địa phương đề xuất. Các cơ sở pháp lý để thực hiện các điều này là: Luật đất đai 2013: tại khoản 1 - điều 164, tại khoản 2 - điều 8, điều 141, điều 164. 

Đất công ích của các xã, phường, thị trấn là đất công sản. Cũng theo quy định tại điều 132, quỹ đất nông nghiệp được dùng trong mục đích công ích của các địa phương cấp xã, phường, thị trấn đã được phê duyệt là do UBND cấp xã, nghĩa là địa phương có đất có quyền sử dụng, quản lý theo kế hoạch, quy hoạch.  

Việc làm công chức - viên chức

2. So sánh đất công sản với đất tư

Như vậy sau khi đã đọc phần giải thích cụ thể ở trên, bạn đã hiểu đất công sản là gì rồi chứ? Có công thì phải có tư, bao giờ cũng vậy, và đất đai cũng thế. Đất công hay đất công sản thường được nhắc song song với khái niệm đất tư. Vậy dựa trên cơ sở khái niệm về đất công sản, bạn hiểu thế nào về đất tư? 

so sánh với đất tư

Trên thực tế, hiện nay cũng không có văn bản, tài liệu hay quy định nào có định nghĩa đầy đủ về đất tư. Nói thẳng ra, đất tư chỉ là một thuật ngữ thường gọi nôm na cho dễ dàng phân biệt và không khỏi nhầm đất với thuật ngữ đất công hay đất công sản mà thôi. Nếu đã nắm rõ khái niệm đất công sản là gì, bạn chỉ cần hiểu ngược lại là ra khái niệm đất tư. Nếu như: đất công sản là những quỹ đất thuộc về quyền sở hữu, quyền quản lý của Nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc đất công sản không phải là đất của bất cứ cá nhân, hộ gia đình nào, nếu không có văn bản hay quyết định cho phép sử dụng đất của Nhà nước, các cá nhân, hộ gia đình không được phép làm bất cứ hoạt động gì trên các quỹ đất thuộc về đất công sản. Thì đất tư sẽ là những quỹ đất thuộc về quyền sở hữu, quyền quản lý của cá nhân, hộ gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc đất tư không phải là đất thuộc quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng, quản lý của Nhà nước.  

Việc làm luật - pháp lý

3. Những trường hợp thu hồi nhà ở, đất công sản 

Nhìn chung thì đất công và đất tư là hai quỹ đất hoàn toàn trái ngược. Chính vì vậy, mỗi cá nhân đều phải am hiểu cơ bản khái niệm cũng như những quy định cần thiết về đất công sản là gì, đất tư là đất thế nào, tránh những vi phạm về quyền sử dụng và quyền sở hữu đất. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về những trường hợp nằm trong phạm vi bị thu hồi đất công sản hay nhà công sản. Cụ thể, từ tháng 01 năm 2018, Nhà nước đã ban hành quy định mới về việc sẽ thu hồi đất công sản nếu không được sử dụng liên tục và quá thời gian 12 tháng (tức 1 năm). Quy định này có trong nội dung của Nghị định 167, được ban hành năm 2017, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018, thể hiện rõ quy định cụ thể về những trường hợp nhà, đất công sản sẽ bị Nhà nước thu hồi. Cụ thể về các trường hợp như sau:

những trường hợp thu hồi đất công sản

- Nhà, đất công sản không sử dụng liên tục quá 12 tháng bởi cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. 

- Có thể tách thành cơ sở độc lập trong trường hợp sử dụng đất, nhà công sản mà phần diện tích sử dụng không đúng quy định. 

- Nhà, đất công sản là cơ sở, trụ sở làm việc, hoạt động cũ của các đơn vị, tổ chức, cơ quan sau khi được giao và đầu tư trong kế hoạch xây dựng cơ sở, trụ sở hoạt động tại địa điểm mới nhưng chưa được phê chuẩn trên mọi hình thức. 

- Trường hợp sử dụng, tặng, bán, góp vốn đầu tư, chuyển nhượng đất, nhà công sản không đúng quy định. 

- Trường hợp không còn nhu cầu sử dụng hay sử dụng không còn có hiệu quả nhà công sản, đất công sản được giao để đầu tư, mua sắm do thay đổi cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của bộ máy. 

- Trong trường hợp doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, tổ chức được giao nhà công sản, đất công sản sử dụng và quản lý nhưng tự nguyện trả lại cho Chính phủ, Nhà nước. 

- Một số trường hợp đặc biệt khác theo quy định cụ thể của pháp luật. 

Các hình thức tài sản công sản bao gồm: đất công sản, nhà công sản, các tài sản, công trình gắn liền với đất của đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng và quản lý. Các loại tài sản cụ thể khác như: phương tiện đi lại, thiết bị, máy móc, tài sản công tại các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 

Việc làm giao thông vận tải - thủy lợi - cầu đường

4. Đất công ích 5% và những vấn đề cần biết về đất công ích 5%

khái niệm đất 5%

Nếu đang đi tìm một khái niệm hoàn hảo về đất công sản là gì? Bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ đất 5 hoặc đất 5%. Vậy đất nào thì gọi là đất 5%? Trên thực tế, quỹ đất nông nghiệp được sử dụng trong các mục đích về công ích tại các địa phương thì được gọi là đất 5%. Tuy nhiên, đó chỉ là cách suy nghĩ và xác định của người dân địa phương chưa nắm rõ về luật đất đai. Cụ thể, nội dung của luật đất đai năm 2013 không có một điều khoản nào quy định về đất 5%. Đất được chia làm ba nhóm nếu dựa trên mục đích sử dụng: đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. 

Vậy 5% tại sao lại xuất hiện ở đây? Cụ thể trong luật đất đai hiện hành, tại khoản 1 điều 132, thì các địa phương sẽ được lập quỹ đất nông nghiệp trên cơ sở căn cứ vào quỹ đất, nhu cầu thực tế sẽ sử dụng vào những mục đích công ích, tuy nhiên phạm vi sử dụng là không quá 5% trên tổng diện tích của đất trồng cây lâu năm, hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng các nhu cầu công ích. Đất do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trả lại cho Nhà nước hay tặng, bán hoặc nhượng quyền cho Nhà nước là đất nông nghiệp, đất khai hoang cũng như đất được thu hồi là cơ sở nguồn tài nguyên để xây dựng, bổ sung, hình thành quỹ đất nông nghiệp nhằm sử dụng trong các mục đích công ích cho địa phương. 

những quy định về đất 5%

Như vậy, có thể kết luận, đất nông nghiệp được sử dụng trong các kế hoạch hướng về công ích của địa phương nơi sở hữu đất là đất 5% mà người dân thường gọi. 5% ở đây xuất phát từ quy định phạm vi sử dụng. 

Trên thực tế, vì chưa có một khái niệm cụ thể về đất công sản là gì trong các văn bản, tài liệu hay luật có giá trị pháp lý. Chính vì vậy, trên thực tế, thực trạng về quá trình sử dụng cũng như quản lý đất công sản của nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế và vướng mắc. Đó cũng là lý do vì sao những năm trở lại đây, vấn đề tham nhũng đất công, doanh nghiệp thừa cơ hưởng lợi, lợi ích nhóm, chính quyền,... đang hoành hành làm cho vấn đề xã hội - chính trị trở nên căng thẳng, bức xúc. Nhìn nhận về vấn đề này theo hướng khách quan mà nói, Nhà nước chúng ta cần giám sát chặt chẽ việc thu hồi, quản lý đất công sản hơn nữa. Bên cạnh đó, cần bổ sung, điều chỉnh và sửa đổi những quy định về đất công sản trong bộ luật đất đai hiện hành.

Vấn đề đất đai, tài sản tư công luôn là một vấn đề đáng để tìm hiểu rõ ràng, minh bạch trong thời thế ngày nay. Hiểu rõ đất công sản là gì cũng như một số vấn đề, quy định, kiến thức xoay quanh nó, về cơ bản sẽ giúp bạn bổ sung những thông tin quan trọng, phổ biến cho những người xung quanh và giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn, chính xác hơn về luật đất đai hiện nay!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4432 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT