Doanh nghiệp thương mại là gì? Vai trò của doanh nghiệp thương mại

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Ngày đăng: 30-08-2024

Trong lĩnh vực Kinh tế, chúng ta thường nghe nói đến rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau như là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ… Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc trưng và phương thức hoạt động khác nhau. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu doanh nghiệp thương mại là gì và sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu về doanh nghiệp thương mại

1.1. Doanh nghiệp thương mại là gì?

Thuật ngữ "Doanh nghiệp thương mại" có sự kết hợp ý nghĩa của các cụm từ "Doanh nghiệp" và "Thương mại". Doanh nghiệp thương mại có thể hiểu là một mô hình doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mua bán với quy mô lớn, nhằm mục đích kiếm lời.

Tìm hiểu về doanh nghiệp thương mại
Tìm hiểu về doanh nghiệp thương mại

Để hiểu rõ hơn về mô hình doanh nghiệp này, hãy cùng work247.vn đi tìm hiểu từ hai yếu tố trong tên gọi của mô hình doanh nghiệp này nhé.

- “Doanh nghiệp” là gì?

"Doanh nghiệp" là một trong những thuật ngữ rộng nhất được sử dụng để mô tả một tổ chức. Nói chung, một doanh nghiệp là một tập hợp có tổ chức của những người và hệ thống làm việc hướng tới các mục tiêu chung.

Có nhiều loại hình doanh nghiệp và muôn vàn các loại hình kinh doanh khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều có  chung mục đích là thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh một cách liên tục nhằm mục đích để sinh lợi.

Một số doanh nghiệp còn được gọi là tổ chức kinh tế vi lợi. Đó là những doanh nghiệp hoạt động không hoàn toàn chỉ nhằm mục tiêu duy nhất đó là lợi nhuận.

- “Thương mại” là gì?

Thương mại là các hoạt động trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ để thu về tiền tệ. Các hoạt động thương mại cũng thường được biết đến với quy mô lớn, trao đổi một lượng lớn đáng kể hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ. 

Thương mại cũng được hiểu là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường thông qua các hành vị như mua bán hàng hóa, cung ứng các loại dịch vụ hoặc triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục mang lại lợi nhuận.

Hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại

Vậy “Doanh nghiệp thương mại” là doanh nghiệp chuyên về việc cung cấp các hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán hàng hóa nhằm mục đích cuối cùng là thu về lợi nhuận. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại chủ yếu chia thành 3 loại: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại.

Xem thêm: Cty tnhh là gì? Bạn đã hiểu rõ về loại hình công ty này chưa?

1.2. Các loại hình doanh nghiệp thương mại chính

Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 5 loại hình doanh nghiệp thương mại, bao gồm:

- Doanh nghiệp thương mại kinh doanh chuyên môn hóa: Là các doanh nghiệp thương mại kinh doanh chuyên sâu vào một loại hàng hóa cụ thể có cùng công dụng và tính chất nhất định.

- Doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp: Là doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng có đặc điểm và tính chất hoàn toàn khác nhau trong cùng một thời điểm. Loại hình doanh nghiệp này không bị động phụ thuộc vào một loại hàng hóa và thị trường truyền thống.

- Doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hóa: Về cơ bản thì xuất phát từ doanh nghiệp kinh doanh, tuy nhiên sau đó có thêm chức năng sản xuất và xúc tiến các hoạt động kinh doanh.

Các loại hình doanh nghiệp thương mại
Các loại hình doanh nghiệp thương mại

- Các doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi Nhà nước.

- Các doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức ngoài Nhà nước.

1.3. Chức năng của doanh nghiệp thương mại

Các doanh nghiệp thương mại có vai trò không nhỏ trong việc xúc tiến thương mại và phát triển nền thương mại nước nhà.

Cụ thể:

- Doanh nghiệp thương mại thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại giúp tăng cao nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, từ đó tăng cao sức mua của người tiêu dùng.

- Thông qua việc tiếp thu ý kiến phản hồi của người tiêu dùng và thực hiện những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Hoạt động của doanh nghiệp thương mại liên quan đến nhiều loại hình doanh nghiệp khác. Do đó doanh nghiệp thương mại cũng góp phần liên kết các doanh nghiệp này với nhau.

1.4. Vai trò của doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa cung và cầu và thêm vào đó là các loại chi phí sản xuất. Đồng thời doanh nghiệp thương mại cũng là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng.

Vai trò của doanh nghiệp thương mại
Vai trò của doanh nghiệp thương mại

Xét trên khía cạnh sản xuất, doanh nghiệp thương mại đóng góp phần lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó doanh nghiệp thương mại thông qua các hoạt động kinh doanh của mình cũng đã làm tốt hơn công việc phân phối hàng hóa đều từ nơi thừa đến nơi thiếu, qua đó góp phần nâng cao mức sống của người dân.

Cuối cùng là doanh nghiệp thương mại có đóng góp tích cực vào việc mở rộng thị trường, đặc biệt là mở rộng thị trường ra quốc tế thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật từ nước ngoài về.

Xem thêm: Thị trường kinh doanh là gì? Các thông tin về thị trường kinh doanh

2. Phân biệt doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất

Cần thiết phải có sự phân biệt giữa doanh nghiệp thương mại và một số mô hình doanh nghiệp khác. Bởi trên thực tế, không phải bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều là những doanh nghiệp thương mại. Chẳng hạn như các doanh nghiệp xã hội, tổ chức phi lợi nhuận, các doanh nghiệp chính phủ… Bất cứ doanh nghiệp nào tồn tại vì một mục đích khác ngoại hoạt động khai thác thương mại thì đều không được tính là doanh nghiệp thương mại.

Phân biệt doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
Phân biệt doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất

Ở đây, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất là hai loại hình doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn với nhau nhất. Sau đây chúng ta hãy cùng phân biệt sự khác nhau giữa hai loại hình doanh nghiệp này thông qua chức năng và hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp.

2.1. Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Doanh nghiệp sản xuất là một loại hình doanh nghiệp được thành lập chuyên về mảng sản xuất các sản phẩm để cung cấp, trao đổi, mục đích của hoạt động này là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.

Doanh nghiệp sản xuất rất dễ nhận dạng bởi một số đặc điểm như sau:

- Trực tiếp đưa ra và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như chiến lược phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

- Quá trình sản xuất là một chuỗi kết hợp liên tục các hoạt động từ thu mua nguyên vật liệu, thuê nhân công, mua sắm trang thiết bị và thực hiện các công đoạn sản xuất để tạo ra những thành phẩm tốt nhất nhằm đáp ứng được nhu cầu và bù đắp sự thiếu hụt của thị trường.

- Doanh nghiệp sản xuất chính là người định giá thành các sản phẩm trên thị trường. Giá thành sản phẩm được định ra dựa trên tổng thể các chi phí cần thiết để tạo ra một số lượng hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định.

Hình ảnh mô hình sản xuất
Hình ảnh mô hình sản xuất

Xem thêm: Doanh nghiệp xã hội là gì? Chức năng của doanh nghiệp xã hội 

2.2. Phân biệt hai loại hình doanh nghiệp

Có nhiều người thường khó phân biệt thế nào là doanh nghiệp sản xuất và thương mại bởi 2 loại hình này có khá nhiều nét tương đồng nhau.

2.2.1. Nét tương đồng

- Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại đều có tư cách pháp nhân và đều đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của Pháp luật.

- Có người đại diện trước Pháp luật, có phân cơ cấu tổ chức và quyền hạn khác nhau ở mỗi cấp, cũng như quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên. Trong mỗi doanh nghiệp đều có quy trình làm việc chuẩn mực và được quy định sẵn.

- Cả hai loại hình doanh nghiệp đều hướng tới mục đích chung là phục vụ nhu cầu khách hàng và thị trường chung. Từ đó đem lại thu nhập cho doanh nghiệp.

2.2.2. Sự khác nhau

Hai mô hình doanh nghiệp này có sự khác nhau rõ ràng trong nhiều yếu tố và nhiều khâu trong hoạt động kinh doanh.

- Yếu tố đầu vào

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì các yếu tố đầu vào là yếu tố hữu hình, có thể dự trữ được như: các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vật tư, công nghệ, quy trình sản xuất… Trong khi đó đối với doanh nghiệp thương mại thì yếu tố đầu vào là vô hình, thường xuyên biến động và không thể dự trữ được.

Sự khác nhau từ yếu tố đầu vào
Sự khác nhau từ yếu tố đầu vào

- Yếu tố đầu ra

Doanh nghiệp sản xuất có yếu tố đầu ra ổn định, có nhiều nguồn xuất hàng và có thể áp dụng những tiêu chuẩn kiểm duyệt hàng hóa đầy đủ.  Doanh nghiệp thương mại không thể đảm bảo tính ổn định vì nhu cầu thị trường thường biến đổi.

- Tiêu chí đánh giá về chất lượng

Mọi tiêu chí đánh giá về chất lượng của sản phẩm áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất đều dễ dàng hơn bởi sản phẩm hàng hóa là hữu hình, có thể đo lường và kiểm chứng chất lượng được. Còn các tiêu chí đánh giá chất lượng doanh nghiệp thương mại rất khó xác định do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà những yếu tố này lại thường xuyên có sự biến đổi.

- Đánh giá trả công

Doanh nghiệp sản xuất trả công trực tiếp khoán theo đơn vị sản phẩm; trong khi đó doanh nghiệp thương mại trả công gián tiếp qua từng sản phẩm. Việc trả công gián tiếp rất khó thực hiện bởi còn phục thuộc vào nhiều yếu tố khác liên quan đến sự biến động của thị trường,

- Đo lượng năng suất, hiệu suất

Doanh nghiệp sản xuất dễ dàng đo lường hiệu suất và kết quả làm việc thông qua khối lượng và chất lượng thành phẩm.

Doanh nghiệp thương mại rất khó để đo lường vì không có một mốc thời gian hay khoảng thời gian nào cụ thể nào để đảm bảo chắc chắn các động thái của mình sẽ đem lại kết quả tích cực.

Doanh nghiệp sản xuất dễ dàng đo lường hiệu suất
Doanh nghiệp sản xuất dễ dàng đo lường hiệu suất

- Chức năng và vai trò của 2 mô hình doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Doanh nghiệp sản xuất chỉ chuyên về việc sản xuất và chế biến các loại hàng hóa và các doanh nghiệp thương mại chỉ làm hoạt động mua bán và kinh doanh các loại hoạt động đó.

Bởi vậy không thể đánh đồng hai loại mô hình doanh nghiệp này. Chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau rất chặt chẽ.

Đến đây thì bạn đã hiểu được doanh nghiệp thương mại là gì và vai trò quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Cùng với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp thương mại đang góp phần đưa nền kinh tế trong nước phát triển không ngừng và hội nhập trường quốc tế.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem795 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT