Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Ngày đăng: 30-08-2024

Trong mặt bằng chung về tình trạng và quy mô các doanh nghiệp hiện nay thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm một số lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển nền kinh tế của nước ta. vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh trên cơ sở có quy mô nhỏ về số vốn, nguồn lao động và cả doanh thu hằng năm. Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được biểu thị bởi SME, SMEs hay SME – là viết tắt của cụm từ ‘Small and Medium Enterprise” trong tiếng Anh.

Tìm hiểu về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tìm hiểu về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có thể tiếp tục chia thành ba loại cũng dựa trên căn cứ vào quy mô lớn dần đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Để xác định đúng thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cần phải căn cứ vào từng tiêu chí khác nhau trong từng trường hợp khác nhau theo quy định của pháp luật.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp trong một quốc gia. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có cơ sở đặt tại các địa phương, vì vậy họ có thể tận dụng lực lượng nhân công tại địa phương, nhờ đó cũng giúp giải quyết rất nhiều bài toán nhân lực ở địa phương.

Tuy nhiên, do có nguồn vốn khá ít và thường rất ít tiếp cận với nguồn vốn lớn hơn từ các ngân hàng đầu tư nên họ gặp phải rất nhiều hạn chế trong việc đổi mới máy móc, trang thiết bị và xúc tiến phát triển sự phát triển của chính doanh nghiệp.

Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp phải sự cạnh tranh và áp chế gay gắt bởi những doanh nghiệp lớn khi cả hai hoạt động trong cũng một lũng vực và dĩ nhiên là họ sẽ thua thiệt trong việc chiếm lĩnh thị trường chủ yếu của lĩnh vực đó.

Xem thêm: Doanh nghiệp xã hội là gì? Chức năng của doanh nghiệp xã hội

1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cụ thể, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2018NĐ-CP có quy định các thức xác định các doanh nghiệp nhỏ. Những  tiêu chí áp dụng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có sự thay đổi nhất định theo quy định mới của Pháp luật, cụ thể như sau:

- Một doanh nghiệp được định hình là doanh nghiệp siêu nhỏ nếu có số lao động tham gia BHXH tính bình quân mỗi năm không quá 10 người và tổng doanh thu của doanh nghiệp đó hằng năm không vượt quá 10 tỷ hoặc doanh nghiệp có tổng số vốn nguồn không vượt quá 3 tỷ.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Một doanh nghiệp được định hình là doanh nghiệp nhỏ trong trường hợp có số lao động được tham gia BHXH bình quân mỗi năm không nhiều hơn 50 người và tổng doanh thu mỗi năm không vượt quá 100 tỷ hoặc tổng số vốn nguồn không lớn hơn 50 tỷ

- Một doanh nghiệp được định hình là doanh nghiệp vừa nếu có số lao động được tham gia BHXH bình quân mỗi năm không nhiều hơn 100 người và tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đó là không quá 300 tỷ hoặc tổng số vốn nguồn không vượt quá 100 tỷ.

1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tuy quy mô và các hoạt động kinh doanh đều ở mức khá khiêm tốn, song các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chiếm số lượng tương đối lớn trong mặt bằng các doanh nghiệp ở nước ta. Vì vậy, vai trò của những doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển kinh tế quốc gia là không thể xem thường.

1.3.1. Góp phần làm ổn định nền kinh tế

Trong phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Các hoạt động đấu thầu và sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ của các doanh nghiệp lớn ở các thời điểm khác nhau giúp cho mặt bằng nền kinh tế có được sự ổn định. Chính vì thế mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa được coi như là “thanh giảm sóc” cho nền kinh tế của nước ta.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần ổn định nền kinh tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần ổn định nền kinh tế

1.3.2. Góp phần làm cho nền kinh tế năng động hơn

Các doanh nghiệp lớn đều có cơ cấu và các hoạt động kinh doanh rất phức tạp vì vậy để thay đổi hay điều chỉnh phải mất một thời gian khá dài. Tuy nhiên điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điểm lợi của quy mô nhỏ đó là có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.

1.3.3. Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường lựa chọn định hướng chuyên môn hóa vào công tác sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Do vậy họ hoàn toàn có thể ban những thành phần đó cho những doanh nghiệp lớn hơn và hình thành nên ngành công nghiệp phụ trợ.

1.3.4. Là trụ cột của kinh tế địa phương

Nếu các công ty lớn thường chọn đặt trụ sở ở các trung tâm kinh tế stăng, thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hoạt động tại nhiều địa phương, góp phần quan trọng vào nguồn thu của Nhà nước và điều chỉnh ngân sách địa phương. Đồng thời, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội việc làm cho địa phương.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp một phần không nhỏ vào giá trị GDP của nước ta.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là trụ cột của kinh tế địa phương
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là trụ cột của kinh tế địa phương

Xem thêm: Bussiness plan là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến business plan 

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ những gì?

Tháng 6 năm 2024 Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2024 đã được ban hành, trong đó có những quy định rõ ràng về những quyền lợi các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng. Cụ thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng 8 loại hỗ trợ trực tiếp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:

+ Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Hỗ trợ thuế và kế toán

+ Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

+ Hỗ trợ công nghệ

+ Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung

+ Hỗ trợ mở rộng thị trường

+ Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý

+ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Ngoài ra, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hình thức hộ kinh doanh; doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa mới khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị sẽ được hưởng thêm nhiều hỗ trợ nữa từ phía Nhà nước.

Nhà nước có quy định về việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhà nước có quy định về việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đặc biệt, doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa mới khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị sẽ được cho vay và tài trợ bởi quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Như vậy qua bài viết của work247 chắc rằng bạn đã phần nào hiểu được doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì và vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Hiện nay ở nước ta có đến trên 90% các doanh nghiệp đang hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp phần nhiều vào ngân sách nhà nước và góp phần quan trọng giúp giải quyết bài toán lao động và việc làm tại các địa phương.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem731 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT