Programmer là gì? Sự khác nhau giữa Programmer, Coder và Developer

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Ngày đăng: 30-08-2024

Programmer – Nghề lập trình viên – là một chức danh chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Những Programmer được đánh giá rất cao và thường có mức thu nhập cao hơn nhiều so với những công việc khác trong cùng ngành. Vậy Programmer là gì?  Các công việc hàng ngày của Programmer là gì? Programmer có sự khác biệt như thế nào so với Coder và Developer? Hãy cùng tìm hiểu về những điều này trong bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hiểu đúng về Programmer

1.1. Programmer là gì?

Programmer – hay Lập trình viên – là những cá nhân chịu trách nhiệm viết hoặc tạo phần mềm, ứng dụng máy tính bằng cách cung cấp cho máy tính các cấu trúc lập trình cụ thể. Hầu hết các Programmer đều có nền tảng máy tính và kiến thức sâu rộng trên nhiều ngôn ngữ lập trình và nền tảng khác nhau, trong đó bao gồm SQL, Perl, XML, PHP, HTML, C, C ++ và Java.

Hiểu đúng về Programmer
Hiểu đúng về Programmer

Một Programmer cũng có thể chuyên về một hoặc nhiều lĩnh vực máy tính, như cơ sở dữ liệu, bảo mật hoặc phát triển phần mềm, phần lõi, thiết bị di động, các trang web.

Một Programmer có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, từ các công ty nhỏ đến các tập đoàn CNTT lớn và tham gia vào bất kỳ công việc nào liên quan đến lập trình hệ thống, bao gồm:

+ Cấu trúc và thiết kế hệ thống

+ Phát triển hệ thống

+ Viết mã

+ Thử nghiệm

+ Gỡ lỗi

+ Triển khai chương trình

+ Bảo dưỡng

+ …

Một người lập trình viên làm việc dựa trên các thông số kỹ thuật được cung cấp bởi một nhà phân tích hệ thống hoặc lập trình viên cấp cao. Sau khi hoàn thành việc thiết kế chương trình, người lập trình viên sẽ chuyển đổi thiết kế thành một loạt mã hoặc lệnh mà máy tính có thể chạy và thực thi bằng cách sử dụng một ngôn ngữ lập trình cụ thể và các nền tảng cần thiết.

Công việc của Programmer liên quan đến Coder và Developer
Công việc của Programmer liên quan đến Coder và Developer

Sau khi chuyển đổi thiết kế sang mã, một lập trình viên sẽ chạy mã, phát hiện lỗi và tiến hành sửa lỗi. Nếu một lập trình viên tìm thấy lỗi thì cần phải sửa chữa ngay và chương trình cần phải được chạy lại. Lập trình viên cố gắng hoàn thiện mã thông qua quá trình thử và sửa lỗi cho đến khi đạt đến mức độ số lỗi và mức độ lỗi có thể chấp nhận được và tiếp tục quá trình này trong suốt vòng đời của chương trình, đơn giản vì phần mềm và chương trình không bao giờ thực sự hoàn hảo hoặc hoàn thiện.

Xem thêm: Tư duy lập trình là gì? Làm thế nào để nâng cao tư duy lập trình

1.2. Công việc hàng ngày của lập trình viên

Nếu anh/chị đang nghĩ rằng công việc của một lập trình viên chỉ là viết code thì đó là quan điểm hoàn toàn không chính xác. Có rất nhiều công việc mà người lập trình viên cần triển khai mỗi ngày. Viết code chỉ là 1 công đoạn rất nhỏ trong các công việc của một lập trình viên. Vậy những công việc chính mà coder cần làm trong một ngày là gì?

Công việc hàng ngày của lập trình viên
Công việc hàng ngày của lập trình viên

1.2.1. Viết và kiểm tra mã cho các chương trình mới

Các lập trình viên máy tính làm việc chặt chẽ với các nhà phát triển web và phần mềm để viết mã cho các ứng dụng di động hoặc chương trình máy tính mới. Trong một số trường hợp, các lập trình viên có thể có vai trò tương tự như các nhà thiết kế web, tạo ra giao diện và chức năng của một chương trình phần mềm mới. Viết mã mới thường đi kèm với rất nhiều lần thử và sai. Các lập trình viên máy tính có tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ, đồng thời thích sử dụng logic để giải quyết các vấn đề phức tạp.

1.2.2. Cập nhật các chương trình hiện có

Các lập trình viên cũng tạo và cài đặt các bản cập nhật cho các chương trình phần mềm hiện có. Bản cập nhật có thể bao gồm sửa lỗi hoặc chức năng nâng cao để cải thiện trải nghiệm người dùng. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bản cập nhật, các dự án này có thể mất từ vài ngày đến vài tháng.

1.2.3. Xác định và sửa lỗi viết code

Hàng ngày, các lập trình viên máy tính có thể hỗ trợ khắc phục sự cố các bộ phận của trang web hoặc chương trình máy tính hoạt động không chính xác. Thông thường, các vấn đề là kết quả của một lỗi trong quá trình viết code và một lập trình viên có thể giúp xác định và sửa lỗi một cách nhanh chóng.

Xác định và sửa lỗi viết code
Xác định và sửa lỗi viết code

1.2.4. Viết lại các chương trình cho các hệ điều hành khác nhau

Thông thường, các lập trình viên phải viết lại mã bằng một ngôn ngữ khác để các chương trình và ứng dụng có thể tương thích với các hệ điều hành khác nhau. Ví dụ, các chương trình Windows và OS X được mã hóa khác nhau. Một số lập trình viên được đào tạo để viết các ứng dụng mới bằng mã SaaS, mã này hoạt động trên cả hai hệ điều hành.

1.2.5. Xây dựng các chương trình bảo mật và an ninh mạng

Nhiều lập trình viên máy tính làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng, giúp xác định phần mềm độc hại và sửa chữa phần mềm dễ bị tấn công tiềm ẩn. Ngoài ra, các lập trình viên có thể viết mã ngăn vi phạm bảo mật và rò rỉ dữ liệu. Khi số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công mạng tăng lên, nhu cầu về các chuyên gia an toàn thông tin tiếp tục tăng.

Xây dựng các chương trình bảo mật và an ninh mạng
Xây dựng các chương trình bảo mật và an ninh mạng

2. Sự khác nhau giữa Programmer, Coder và Developer

Trong ngành công nghệ phát triển phần mềm, có ba thuật ngữ “Developer”, “Programmer”, “Coder” thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Công việc của họ có sự liên quan đến nhau nhưng chưa hẳn đã giống nhau. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc rằng khác nhau như thế nào chưa? Làm thế nào để phân biệt được các công việc Developer, Programer và Coder? Hãy cùng work247.vn làm rõ sự khác biệt của những công việc này nhé!

2.1. Programmer

Nếu bạn gặp phải một vấn đề và bạn hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề đó nhưng chưa có giải pháp, bạn cần tìm đến một ‪Programer để giải quyết vấn đề, sau đó mới tiến hành code.

Programmer là người có chuyên môn hơn một chút so với Coder. Họ có thể viết các chương trình máy tính ở nhiều ngôn ngữ lập trình máy tính khác nhau, chẳng hạn như Java, Python, Lisp,… Programmer được đánh giá là vượt xa Coder và đa năng hơn Coder.

Programmer có chuyên môn hơn một chút so với Coder
Programmer có chuyên môn hơn một chút so với Coder

Programmer cũng am hiểu khá nhiều về các thuật toán. Họ cũng khá giống với Developer nhưng khác ở chỗ là công việc chủ yếu của Programmer là triển khai hệ thống, trong khi đó Developer lại có thể thiết kế hoặc xây dựng các phần mềm. Ngoài ra, Programmer sẽ chú tâm nhiều hơn vào các chi tiết nhỏ.

Xem thêm: Lập trình game là gì? Con đường trở thành người lập trình game 

2.2. Coder

‪Coder chính là người chuyển các vấn đề và giải pháp của vấn đề đó được mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ của máy tính.

Coder rất thạo việc viết mã, có thể viết nhanh và khiến cho chương trình chạy đúng như mô tả.

Công việc chủ yếu của Coder chỉ là viết chương trình ứng dụng mỗi ngày. Họ thường không có đủ kiến thức về các thuật toán như programmer hay developer. Người ta thường sử dụng chức danh Coder để gọi những người mới bắt đầu vào nghề và chỉ biết một ngôn ngữ lập trình duy nhất. Coder thường được giao việc viết các đoạn mã đơn giản do các developer phân công.

2.3. Developer

Developer chính là người chịu trách nhiệm tìm ra nguyên nhân của vấn đề để sau đó mới tìm ra cách giải quyết.

Developer chịu trách nhiệm tìm ra nguyên nhân của vấn đề
Developer chịu trách nhiệm tìm ra nguyên nhân của vấn đề

Developer là những người có tầm nhìn khái quát vấn đề, có khả năng sử dụng nhiều hệ thống khác nhau, cũng như nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và có thể phối hợp chúng với nhau để giải quyết vấn đề. Công việc của Developer là đưa ra thiết kế của các chương trình, cũng như cung cấp các bản mô tả chi tiết cho Programmer và Coder.

Nhìn chung, cơ sở để phân biệt ba thuật ngữ này là dựa trên kỹ năng như sự am hiểu về công nghệ, kỹ thuật, thiết kế, thuật toán, kỹ năng viết code… hoặc dựa trên kinh nghiệm code thực tế (có thể quy đổi bằng số năm hoặc bằng các ứng dụng đã tạo ra), và cũng có thể dựa trên vị trí công việc của mỗi người trong một công ty.

Như vậy bạn đã hiểu được Programmer là gì và các công việc của một Programmer. Nghề lập trình viên máy tính luôn luôn có cơ hội làm việc và cơ hội phát triển rất rộng mở. Nhu cầu nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin luôn luôn là rất lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc đạt được trình độ thạc sĩ trong một lĩnh vực chuyên môn có thể giúp các lập trình viên thăng tiến lên các vai trò quản lý và lãnh đạo.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1106 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT