Bạn đã sẵn sàng để “mặn mà” hơn với đơn xin làm lại công ty cũ

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 16-04-2024

Đơn xin làm lại công ty cũ, cái điều mà bạn nghĩ là nó sẽ chẳng thể nào xảy ra được, thế nhưng nó lại xảy ra rồi đó. Sau khi chạy ngược xuôi với rất nhiều công ty khác nhau mà vẫn không thể tìm được một công ty nào phù hợp với chính bạn, cũng không thể nào tìm được một người sếp như sếp cũ của bạn. Chính vì thế mà bạn muốn quay lại công ty cũ để làm việc.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Những điều bạn cần phải lưu ý trước khi xin làm lại công ty cũ

Việc xin làm lại công ty cũ cũng giống như một công việc dũng cảm mà bạn làm, thế nhưng cũng có rất nhiều trường hợp bạn cần phải xem lại chính mình trước nếu như không muốn bị trở thành người “mặt dày” nhé!

1.1. Lý do nghỉ việc tại công ty cũ

Lý do nghỉ việc tại công ty cũ
Lý do nghỉ việc tại công ty cũ

Lý do nghỉ việc tại công ty cũ có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có nên xin làm lại công ty cũ hay không? Nếu như đó là một lý do không quá nhạy cảm và lý do đó không có liên quan đến năng lực của chính bạn. Thế nhưng lý do bạn xin nghỉ cũng không có liên quan đến xích mích với cấp trên của mình. Nếu như trước khi xin nghỉ việc ở một công ty nào đó thì bạn hãy chú ý đến lý do xin nghỉ của mình nhé. Hãy để cho mình một đường lui khi cần thiết chứ đừng cố gắng làm quá lên vì bạn nghĩ rằng bạn sẽ chẳng bao giờ quay lại đây để làm việc nữa.

Những lý do bạn có thể xin nghỉ tại công ty cũ bao gồm:

- Xin nghỉ vì lý do sức khỏe không đảm bảo để tiếp tục theo đuổi công việc đang làm.

- Xin nghỉ vì điều kiện gia đình không cho phép và tạo điều kiện để bạn tiếp tục làm tại công ty nữa. (gia đình chuyển nơi sinh sống ra rất xa công ty).

- Xin nghỉ vì lý do sinh em bé, cần phải có thời gian để chăm sóc con cái nhiều hơn vì con bạn còn quá nhỏ.

- Xin nghỉ vì bạn muốn tiếp tục học nâng cao hơn để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của mình,…hay có thể bạn đưa ra những lý do chính đáng khác.

Thế nhưng đừng đưa ra những lý do với nhà tuyển dụng khác như là: Bạn muốn thay đổi môi trường làm việc để sang một công ty có điều kiện tốt hơn, điều kiện thăng tiến tốt hơn và mức lương cũng cao hơn hẳn. Còn nếu như bạn đã bị công ty cũ sa thải vì năng lực kém, trình độ không đáp ứng công việc, thêm vào đó chính là việc mà bạn bị sa thải vì tính kỷ luật không tốt. Vì những lí do đó, bạn không nên quay lại công ty cũ vì nếu làm như vậy, bạn cũng không được nhận đâu.

Chính vì thế mà lý do nghỉ việc rất quan trọng, nó góp đến 50% vào việc bạn có tiếp tục nên quay lại công ty cũ hay không và bạn có khả năng được nhận lại hay không?

Việc làm bán hàng

1.2. Hiệu quả làm việc của bạn tại công ty cũ

Hiệu quả làm việc của bạn tại công ty cũ
Hiệu quả làm việc của bạn tại công ty cũ

Hiệu quả làm việc sẽ quyết định khá lớn đến việc bạn có được nhận lại công ty cũ để làm việc hay không? Nếu như bạn có khả năng làm việc tốt, hiệu quả công việc tốt thì đứng ở vị trí một người lãnh đạo họ sẽ chẳng bao giờ mong muốn mất đi một nhân tài như bạn đâu.  Thế nhưng đối với hiệu quả làm việc kém năng suất, bạn thường xuyên làm sai và thường xuyên đem lại tổn thất cho công ty. Chính vì thế mà người ta sẽ không nhận cho dù bạn muốn quay lại với công việc đâu.

Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi như: Bạn làm việc ở đó như thế nào? sếp của bạn có chỉ trích hay nhận xét gì về bạn hay không? Bởi vì với mỗi nhà tuyển dụng, nhà lãnh đạo mà nói họ chỉ cần những đội ngũ nhân viên có chất lượng chứ không muốn nhân viên kém chất lượng, đặc biệt là khi bạn đã xin nghỉ việc. Chính vì thế mà nếu như khả năng của bạn không thực sự tốt, không thực sự cần thiết cho công việc thì có thể bạn cũng sẽ chẳng được nhận lại vào làm đâu.

1.3. Những mối quan hệ khi bạn làm ở công ty cũ

Những mối quan hệ khi bạn làm ở công ty cũ
Những mối quan hệ khi bạn làm ở công ty cũ

Lại tiếp tục đặt ra một câu hỏi rằng, mối quan hệ của bạn và sếp cũ thế nào? có tốt hay không? Nếu như bạn thật sự có mối quan hệ tốt với sếp của mình thì từ sau khi nghỉ việc có gọi điện hay còn nói chuyện gặp mặt với sếp cũ hay không?

Đối với các đồng nghiệp cũ thì như thế nào? bạn và họ có bao giờ xảy ra mâu thuẫn mà không giải quyết được hay chưa? hay bạn từng chơi xấu, nói xấu họ sau lưng hay chưa?

Những mối quan hệ này thật sự cần thiết cho một sự trở về đó, chính vì thế mà bạn hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt nếu như có quay trở về được nhé.

Đó chính là những điều mà bạn cần phải xem lại trước khi bạn muốn quay lại công ty cũ làm việc. Hãy cẩn thận và nghiêm túc xem lại nhé, vì nó cũng có thể khiến bạn trở thành “mặt dày” bất cứ lúc nào đó.

2. Cách viết đơn xin làm công ty cũ

Thật chẳng quá khó khi chúng ta sống trong thời đại công nghệ thông tin để có thể tìm được một đơn xin làm lại công ty cũ. Bạn chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm trên thanh công cụ google thì chỉ trong vòng 3s nó sẽ trả lại cho bạn hàng trăm nghìn các kết quả khác nhau. Công việc của bạn lúc này chỉ cần tải một mẫu về và thực hiện theo mẫu đó là được. Thế nhưng không phải trang web nào cũng cho phép người dùng được tải về và sử dụng miễn phí, chính vì thế mà bạn hãy lựa chọn cẩn thận một trang web miễn phí nhé.

Việc làm nhân viên kinh doanh

Cách viết đơn xin làm công ty cũ
Cách viết đơn xin làm công ty cũ

Những lưu ý mà bạn cần phải biết khi thực hiện viết đơn xin làm công ty cũ:

- Chú ý khi tải mẫu đơn về bạn không nên dùng luôn, hãy xem lại vị trí mà mình muốn làm lại công ty cũ là gì? sau đó mới thực hiện viết các thông tin đúng như của bạn.

- Chú ý các lỗi sai chính tả trong đơn mẫu, vì sẽ chẳng có gì là hoàn hảo cả. Đương nhiên với những lần phỏng vấn trước hay vì kinh nghiệm đã làm việc tại đó thì bạn cũng sẽ biết được công ty cũ của bạn, sếp của bạn thật sự rất ghét với lỗi sai chính tả. Đừng để những lỗi sai nhỏ như vậy xảy ra nhé.

- Chú ý đến giọng văn mà bạn viết trong đơn, bạn cần phải biết bạn đang xin làm việc lai công ty cũ, bạn không nên sử dụng giọng văn ra lệnh với họ. Bởi vì bạn vẫn đang đứng ở vị trí người xin việc, thậm chí còn khó hơn các ứng viên khác là bạn còn là nhân viên cũ. Chính vì thế mà đừng sử dụng những câu mang tính chất ra lệnh cho nhà tuyển dụng nhé.

- Nguyên nhân bạn quay lại công ty làm việc, hãy tìm cho mình nguyên nhân chính đáng để bạn có thể quay trở về nhé. Nguyên nhân quay trở lại rất quan trọng, thông qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được con người của bạn. Vì thế mà hãy tìm cho mình những nguyên nhân khéo léo.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn trên đây thì bạn cũng đã biết cách viết đơn xin làm lại công ty cũ rồi chứ. Thế nhưng đừng vội rời khỏi bài viết này. Trong phần sau chúng tôi sẽ bật mí cho bạn các cách để bạn có thể quay lại làm việc ở công ty cũ.

3. Quay lại làm việc thành công ở công ty cũ với các cách sau đây

Nếu như bạn muốn chắc chắn mình được làm việc tại công ty cũ thì hãy nhanh chóng thực hiện các tuyệt chiêu mà chúng tôi sắp giới thiệu đến cho bạn ngay sau đây nhé!

3.1. Liên lạc lại với công ty cũ

Liên lạc lại với công ty cũ
Liên lạc lại với công ty cũ

Liên lạc lại với công ty cũ đó chính là bước đầu tiên quan trọng nhất giúp cho bạn thực hiện “nối lại tình xưa” với công ty cũ. Nơi mà bạn đã từng dứt áo ra đi và không thương tiếc. Nếu như bạn có mối quan hệ thân thiết với người làm trong bộ phận nhân sự thì đó chính là điều thuận lợi nhất dành cho bạn, bởi vì họ chính là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng với những thông tin tuyển dụng mới nhất tại đây.

Thế nhưng nếu như không quen ai trong đội ngũ này thì cũng đừng vội chán nản vì bạn cũng có thể liên lạc lại với đồng nghiệp cũ mà trước đây bạn khá thân trong công ty. Tuy họ có thể là nhân viên bình thường nhưng lại có thể giúp cho bạn thăm dò tình hình và thông tin tuyển dụng mới nhất của công ty đó.

3.2. Truy cập vào website của công ty

Như bạn biết đó, trong thời đại công nghệ như vậy thì chẳng có bất kỳ một công ty nào là không sử dụng các trang web thông tin, cổng thông tin điện tử. Khảo sát thực tế chính là một điều kiện thuận lợi và xác thực nhất giúp cho bạn có những thông tin xác thực từ công ty.

Chính vì thế mà nếu như bạn truy cập vào trang web của công ty thường xuyên thì có thể sẽ cập nhật được những thông tin mới nhất. Đương nhiên một cựu nhân viên công ty thì không thể nào lại không biết đến trang web của công ty đúng không nào?

Việc làm hành chính văn phòng

3.3. Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ đầy đủ

Chuẩn bị hồ sơ chính là một bước khá quan trọng và nó thật sự cần thiết cho cuộc phỏng vấn sắp tới của chính bạn. Hầu hết tất cả các nhà tuyển dụng đều muốn nhìn thấy ứng viên của mình có sự chuẩn bị chu đáo và tươm tất, vì thế mà cho dù bạn là từng là “lính cũ” thì cũng hãy nhớ chuẩn bị cho thật tốt nhé. Tạo ấn tượng vẫn là cái mà bạn không thể nào bỏ qua được đâu nhé.

3.4. Thay đổi phong cách làm việc của chính mình

Thay đổi phong cách làm việc của chính mình
Thay đổi phong cách làm việc của chính mình

Phong cách làm việc của chính bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như vấn đề bạn có được nhận hay không? Nếu như phong cách làm việc ở công ty cũ khiến cho hiệu quả và khả năng làm việc nhóm kém đi thì bạn cần phải thay đổi phong cách làm việc ngay lập tức. Hãy thể hiện phong cách làm việc mới, khiến cho sếp hứng thú và thấy bạn chuyên nghiệp hơn trước nhé.

Bạn đừng bao giờ nghĩ giữ nguyên là sẽ tốt, công ty cũng cần phải thay đổi đi lên, huống chi là bạn. Hãy thay đổi và hoàn thiện chính mình vì trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay thì công ty cần có một đội ngũ nhân viên năng động hơn là thụ động.

3.5. Không quá bất ngờ khi bạn không được vào làm tại vị trí công việc cũ

Không quá bất ngờ khi bạn không được vào làm tại vị trí công việc cũ
Không quá bất ngờ khi bạn không được vào làm tại vị trí công việc cũ

Việc trước đây bạn làm có thể bây giờ bạn sẽ không được nhận vào vị trí đó nữa bởi vì trong mỗi một công ty khi có người nghĩ họ sẽ tiếp tục tuyển nhân  viên vào vị trí đó chứ không phải chờ bạn quay lại. Chính vì thế mà nếu như không được làm vị trí cũ thì bạn cũng đừng quá bất ngờ nhé.

Thế nhưng cũng có những trường hợp công ty muốn thử sức bạn ở những vị trí thấp hơn, những công việc khác để đánh giá lại năng lực của bạn. Khi mà bạn thực sự muốn làm lại ở công ty cũ thì cũng đừng tỏ thái độ bứt rứt, khó chịu hay không công bằng nhé.

Việc làm telesales

3.6. Chuẩn bị cho mình một thái độ thật tốt

Chuẩn bị cho mình một thái độ thật tốt
Chuẩn bị cho mình một thái độ thật tốt

Nếu như bạn được nhận lại công ty cũ làm việc thì hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật tốt đi nhé. Khi bạn quay trở lại làm việc có thể bạn sẽ phải nhận thêm những áp lực mới từ những lời nhận xét, những thái độ chào đón khác nhau của đồng nghiệp với chính bạn đó. Nếu như vậy thì cũng đừng vội bực tức hãy xử lý một cách khôn khéo nhất nhé.

Đó chính là cách mà chúng tôi muốn bật mí cho bạn để bạn có thể quay trở lại làm việc công ty cũ. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã đem đến cho bạn trên đây thì bạn cũng đã hiểu và biết cách viết đơn xin làm lại công ty cũ. Hãy suy nghĩ kỹ và đừng để bạn biến thành “trò cười” và “mặt dày” tại công ty cũ nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5156 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT