Tìm hiểu FOB là gì? Vai trò FOB trong mua bán hàng hóa quốc tế
Theo dõi work247 tạiTrong mua bán hàng hóa quốc tế việc áp dụng FOB để quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người bán, người mua là điều diễn ra rất thường xuyên. FOB là điều khoản thương mại quốc tế được ưu tiên sử dụng trong nhiều trường hợp mua bán xuất nhập khẩu. Vậy FOB là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Sử dụng FOB trong thương mại quốc tế cần những lưu ý gì?
1. Khái quát về FOB là gì
FOB là thuật ngữ viết tắt của điều khoản Free On Board - Giao hàng lên tàu, một trong những điều khoản quan trọng của Incoterms - Bộ tập hợp các quy tắc, điều khoản thương mại quốc tế quy định về nghĩa vụ của các bên tham gia mua bán hàng hóa quốc tế.
FOB là điều khoản giao hàng lên tàu, là quy tắc đặc biệt chỉ được sử dụng trong vận tải đường biển. Ở điều khoản này trách nhiệm của người mua và người bán sẽ được phân chia rõ ràng. Khi các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng FOB vào thì bắt buộc người bán, người mua phải thực hiện nghĩa vụ của mình mới có thể hoàn thành được hợp đồng.
Việc sử dụng FOB sẽ giúp người bán và người mua dễ dàng thực hiện giao dịch hơn và nếu có tranh chấp xảy ra thì các bên cũng có thể dựa vào điều khoản FOB này để khiếu nại đòi lại quyền lợi cho mình.
Điều khoản FOB được đề cập đến trong hợp đồng ở một mục liên quan đến hàng hóa, thường thì sau phần giá cả của hàng hóa. Sau điều khoản FOB là tên địa điểm chuyển giao hàng hóa và thời gian của Incoterms được sử dụng.
Ví dụ: Price: USD 50.000 MT FOB Haiphong Port, Incoterms (năm sử dụng)
Tức hợp đồng sử dụng điều khoản FOB để phân chia nghĩa vụ của các bên. Người bán chịu trách nhiệm giao hàng đến cảng Hải Phòng và xếp hàng lên con tàu được chỉ định, trong quá trình vận chuyển đó người bán chịu hoàn toàn chi phí và rủi ro về hàng hóa. Người mua sẽ thuê tàu để nhận hàng và chịu chi phí vận tải, rủi ro về hàng hóa sau khi hàng được xếp lên tàu tại cảng Hải Phòng.
Các bên trong hợp đồng phải tự hiểu về FOB là gì? và các thông tin liên quan đến việc sử dụng FOB. Lý do là vì bất kỳ ai làm xuất nhập khẩu cũng phải biết đến các điều khoản trong Incoterms nên trong hợp đồng khi thỏa thuận giao hàng theo điều khoản FOB thì người bán và người mua phải hiểu rõ về FOB cũng như nghĩa vụ của mình.
Các trách nhiệm phân chia bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa, trách nhiệm giao hàng, nhận hàng, chịu trách nhiệm về rủi ro. Các phí khác như phí bảo hiểm, phí thông quan, các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. Để tìm hiểu rõ vấn đề này hãy tiếp tục theo dõi phần phân chia trách nhiệm.
2. Phân chia trách nhiệm của người mua, người bán trong thương mại quốc tế
Trong trường hợp sử dụng FOB thì trách nhiệm của người mua và người bán được phân chia bởi địa điểm giao hàng, là nơi mà hàng hóa và chi phí được chuyển giao từ người bán sang người mua.
Tóm tắt về trách nhiệm của người bán khi sử dụng FOB trong Incoterms:
- Người bán phải có trách nhiệm giao hàng đúng với thỏa thuận trong hợp đồng, giao hàng đến cảng được ghi sau FOB và thực hiện xếp hàng lên con tàu được chỉ định. Sau khi xếp hàng lên con tàu được chỉ định thì người bán đã chuyển giao chi phí và rủi ro sang cho người mua.
- Người bán phải làm thủ tục xuất cho hàng hóa, chịu chi phí và rủi ro từ quá trình vận chuyển từ kho của mình đến khi đặt hàng hóa lên con tàu chỉ định, khi đó người bán hết trách nhiệm.
- Ngoài ra, người bán còn có trách nhiệm nhận vận đơn hàng hóa - Bill of Lading từ người vận chuyển và cùng với các bằng chứng giao hàng khác để bàn giao lại cho người mua và nhận thanh toán.
- Một số trách nhiệm khác là hỗ trợ người mua về các chứng từ nguồn gốc hàng hóa hoặc chứng từ khác liên quan khi người mua yêu cầu.
Trách nhiệm của người mua khi sử dụng FOB làm điều kiện thương mại quốc tế trong hợp đồng.
- Người mua có trách nhiệm thuê tàu, thuê phương tiện vận tải, thông báo cho người bán về thời gian giao hàng dự kiến và địa chỉ giao hàng cụ thể tùy vào từng trường hợp khác nhau.
- Sau khi người vận chuyển (do người mua chỉ định) nhận được hàng hóa thì người mua phải chịu chi phí, rủi ro và các vấn đề phát sinh về lô hàng trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận về đến kho hàng của người mua.
- Người mua phải nhận hàng và thanh toán cho người bán đúng như trong hợp đồng. Người mua cũng chịu trách nhiệm làm giấy tờ nhập khẩu. Và thực hiện một số trách nhiệm khác có trong hợp đồng.
Người mua và người bán đều không có trách nhiệm về bảo hiểm, việc mua bảo hiểm hay không là tùy vào các bên. Thường thì các bên sẽ mua bảo hiểm ở quãng đường mà mình chịu rủi ro về hàng hóa.
3. Ý nghĩa của việc sử dụng FOB
Khi sử dụng FOB thì các bên sẽ đẩy nhanh được tốc độ đàm phán, thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng. Vì các bên phải biết rõ về FOB do vậy nó thuận tiện cho việc tạo hợp đồng và thúc đẩy hoạt động giao kết.
Việc sử dụng FOB làm điều kiện giao dịch hàng hóa thì sẽ có thể áp dụng FOB làm căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề về khiếu nại, tranh chấp giữa các bên.
Ngoài ra việc phân chia nghĩa vụ rõ ràng giữa người mua và người bán cũng giúp quá trình mua bán hàng hóa quốc tế trở nên dễ dàng hơn. Các bên chỉ cần thực hiện nghĩa vụ của mình là có thể xem như là hoàn thành hợp đồng, nếu không có các vấn đề khác phát sinh.
FOB cũng thuận tiện cho những người bán chưa có nhiều kinh nghiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế khi không cần phải thuê tàu để giao hàng, còn FOB giúp người mua tạo được lợi thế, giảm chi phí mua hàng khi thực hiện nhiệm vụ thuê tàu, thuê người chuyên chở.
FOB là điều khoản được ưu tiên sử dụng trong vận tải đường biển, nhất là đối với hàng hóa được giao bằng container. Khi giao hàng bằng container thì hàng hóa thường được tập hợp ở các bãi container để có thể vận chuyển và xếp hàng lên tàu.
Nó giúp cho người mua không phải chịu rủi ro hàng hóa ở giai đoạn này. FOB cũng giúp cho người bán thực hiện hoạt động giao hàng nhanh hơn khi chỉ cần giao hàng đến bến bãi và thuê đội ngũ khác chuyên nghiệp hơn để xếp hàng lên tàu.
FOB là điều kiện giao dịch thương mại được sử dụng nhiều tại các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam.
4. Những lưu ý khi sử dụng FOB trong mua bán hàng hóa quốc tế
Các bên ký kết hợp đồng mua bán phải lưu ý rằng FOB là điều kiện giao hàng nhưng không phải là luật vì thế quy tắc FOB không phải là điều kiện bắt buộc có trong hợp đồng. Và FOB là điều kiện chỉ được áp dụng trong vận tải đường biển và đường thủy nội địa, không thể áp dụng cho loại vận tải khác.
Có rất nhiều phiên bản Incoterms khác nhau ra đời với những điều kiện có tính chất khác nhau và phiên bản nào cũng có thể được sử dụng. Do vậy người bán và người mua phải ghi rõ trong hợp đồng sử dụng FOB trong Incoterms của năm nào.
FOB chỉ sử dụng cho giao dịch mua bán hàng hóa hữu hình, và chỉ xác định thời gian, chi phí, rủi ro về việc chuyển giao hàng hóa chứ không quan tâm đến các vấn đề khác trong hợp đồng. FOB không đề cập đến chất lượng, khối lượng, nguồn gốc hoặc đặc tính khác của lô hàng vì thế các bên phải hiểu vấn đề này để tránh những rủi ro khác phát sinh.
Nếu người bán và người mua muốn thỏa thuận cho mình điều kiện giao hàng FOB thuận tiện nhất có thể đề cập đến FOB Shipping Point - FOB địa điểm giao hàng, chính là FOB theo quy tắc thông thường, FOB giao hàng lên tàu tại cảng đi.
Hoặc nếu cần các bên cũng có thể sử dụng FOB Destination - FOB địa điểm đến, tức địa điểm chuyển giao có thể là ở cảng đến, người mua vẫn sẽ thuê tàu nhưng chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển đến địa điểm chỉ định thì vẫn do người bán chịu. Người mua chỉ nhận hàng tại cảng đến và chịu trách nhiệm về hàng hóa sau thời điểm đó.
Cần phân biệt giữa FOB với CFR và CIF, mấu chốt khác nhau là chi phí vận chuyển chặng chính từ cảng đi tới cảng đến của CFR, CIF là do người bán chịu còn rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển chặng chính là do người mua chịu. Thêm nữa CFR và CIF thì người bán là người có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải.
Qua bài viết về FOB là gì? Mong rằng bạn đã hiểu rõ những thông tin quan trọng về điều khoản giao hàng đặc biệt này. Qua đó có thể giúp bạn giải quyết được những thắc mắc của mình và làm việc một cách hiệu quả nhất.
1610 0