Giải ngân tiếng anh là gì? Những điều bạn nên biết về giải ngân

Theo dõi work247 tại
Đới Thanh Nga tác giả work247.vn Tác giả: Đới Thanh Nga

Ngày đăng: 02-07-2024

Nếu bạn đang bắt đầu kinh doanh và cần vay một khoản tiền để kinh doanh thì thuật ngữ giải ngân sẽ trở nên vô cùng quen thuộc. Vậy bạn đã biết giải ngân tiếng anh là gì chưa? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để work247.vn có thể chia sẻ đến bạn tất cả những thông tin bổ ích về thuật ngữ này trong tài chính nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm kiếm việc làm

1. Giải ngân tiếng anh là gì?

Theo từ điển Oxford – từ điển Anh-Anh chính xác và được rất nhiều người tin tưởng sử dụng thì “giải ngân” được dịch ra tiếng anh là Disbursement. Vậy là bạn đã biết giải ngân tiếng anh là gì, bây giờ hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ này nhé.

Giải ngân tiếng anh là gì?
Giải ngân tiếng anh là gì?

Giải ngân chính là một nghiệp vụ của ngân hàng dùng để cấp tiền cho khách hàng hoặc phát tiền vay cho khách dựa trên cơ sở mức tín dụng mà khách hàng đã cam kết theo hợp đồng vay trước đó.

Nghiệp vụ giải ngân phải được đảm bảo tuyệt đối theo nguyên tắc: Sự luân chuyển của tín dụng phải gắn liền với sự luân chuyển của hàng hóa. Nghĩa là khi ngân hàng phát tiền vay đến khách hàng thì khách hàng cũng cần phải có hàng hóa tương ứng với mục đích của khoản vay đó theo đúng những gì trong hợp đồng ký kết.

Xem thêm: Thị trường liên ngân hàng là gì? Đặc điểm của thị trường?

2. Những hình thức giải ngân cho việc đầu tư bất động sản của ngân hàng

Hiện nay, tại các ngân hàng trên cả nước đều đang áp dụng hai hình thức giải ngân phổ biến dành cho những khách hàng vay để đầu tư bất động sản đó là: giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa.

2.1. Giải ngân phong tỏa

Đây là hình thức ngân hàng giải ngân khoản tiền mà người mua đề nghị vay cho người bán, và trong trường hợp này khi tài khoản của bên bán đã được ngân hàng rót tiền vào những khoản tiền đó vẫn sẽ bị ngân hàng tạm niêm phong.

Bên nhận được tiền không được phép rút tiền ra khỏi tài khoản trước khi người mua hoàn thành xong thủ tục sang tên tài sản tại những cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian chờ đợi người mua thì khoản tiền đó được coi như một khoản tiết kiệm và vẫn nhận được lãi suất như bình thường.

Giải ngân phong tỏa
Giải ngân phong tỏa

Hình thức giải ngân này an toàn với cả ngân hàng và người vay, bởi trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ sẽ phát sinh nhiều vấn đề và có thể không sang tên được nhưng với cách này thì chắc chắn thủ tục sang tên sẽ dễ dàng hơn. Hiện nay, đa số các ngân hàng đều áp dụng hình thức giải ngân phong tỏa cho những trường hợp mua nhà trả góp.

Để giao dịch có thể diễn ra một cách thuận lợi nhất thì người vay cần trao đổi trước với bên bán hoặc có thể đặt cọc trước, bởi có nhiều người bán thích thanh toán tiền mặt thì sẽ không đồng ý với hình thức giải ngân này.

Xem thêm: Việc làm ngân hàng chứng khoán đầu tư

2.2. Giải ngân không phong tỏa

Đối với hình thức này thì không phải chi nhánh ngân hàng nào cũng áp dụng và nếu có thì chỉ áp dụng với những khoản vay nhỏ bởi nó đem đến cho ngân hàng nhiều rủi ro. 

Giải ngân không phong tỏa
Giải ngân không phong tỏa

Thậm chí, một số ngân hàng còn yêu cầu khách hàng của họ xác minh khả năng sang tên mới giải ngân để đảm bảo an toàn và khách hàng sẽ phải đóng thêm một khoản chi chí khác nữa cho khoản vay.

Bên cạnh đó, hình thức giải ngân này mang đến cho người bán dòng tiền nhanh chóng hơn nhất là khi người đó đang có nhu cầu về tài chính. Tuy nhiên, cũng chính vì tính rủi ro cao nên hình thức giải ngân không phong tỏa không được khuyến khích sử dụng tại nhiều ngân hàng.

Xem thêm: Việc làm tài chính ngân hàng

3. Cơ sở để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ giải ngân

Cơ sở để thực hiện nhiệm vụ giải ngân chủ yếu phụ thuộc và kế hoạch sử dụng vốn tín dụng mà khách hàng đã nêu rõ trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Khi ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thì bản hợp đồng chính và giấy đề nghị cấp tín dụng sẽ được chuyển sang bộ phận phụ trách giải ngân.

Cơ sở để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ giải ngân
Cơ sở để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ giải ngân

Theo nguyên tắc thì những nhan viên giải ngân không phải là những người đưa ra quyết định mà những lãnh đạo của ngân hàng sẽ phê duyệt và cho phép nhân viên giải ngân thực hiện nghiệp vụ này.

Và một khoản vay tín dụng có thể được giải ngân toàn bộ trong một lần hoặc có thể giải ngân thành nhiều đợt. Các nhân viên tín dụng sẽ là người phải giám sát toàn bộ quá trình giải ngân theo đúng điều kiện và số tiền trong hợp đồng.

Xem thêm: Banker là gì? Những thông tin liên quan đến banker cần hiểu rõ

4. Khách hàng cần đáp ứng những điều kiện gì để ngân hàng thực hiện giải ngân?

Để có thể thực hiện việc giải ngân thì khách hàng phải đáp ứng được những điều kiện mà ngân hàng đưa ra như sau:

- Bắt buộc phải có đầy đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết theo đúng yêu cầu mà phía ngân hàng đưa ra

Điều kiện để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ giải ngân
Điều kiện để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ giải ngân

- Những thông tin cá nhân của khách hàng được kê khai trong hồ sơ cần chính xác hoàn toàn

- Phải nắm rõ những điều kiện về khoản vay như: lãi suất phải trả cho khoản vay, thời gian trả nợ, phí phạt cho việc trả trước hạn và phí phạt cho việc trả chậm,...

- Mục đích sử dụng khoản vay cần phải minh bạch và đảm bảo xuyên suốt trong quá trình vay theo hợp đồng đã ký

Đó là những điều kiện mà khách hàng phải có để ngân hàng có thể thực hiện nghiệp vụ giải ngân. Và nếu trong quá trình giải ngân khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ thì quy trình giải ngân sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, bạn nên lưu ý điều này.

CV online đơn giản

5. Quy trình giải ngân của ngân hàng

Quy trình giải ngân sẽ được thực hiện đúng theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xác nhận độ chính xác thông tin mà khách hàng cung cấp

Những thông tin ngân hàng cần kiểm chứng của khách hàng bao gồm: thông tin cá nhân, mục đích của khoản vay, khả năng chi trả khoản vay của khách hàng, bảng lương chứng minh thu nhập trong 6 tháng gần nhất.

Xác nhận độ chính xác thông tin
Xác nhận độ chính xác thông tin

Các thẩm định viên của ngân hàng sẽ là những người kiểm chứng độ chính xác của những thông tin trên để có thể đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng và tránh được những rủi ro cho ngân hàng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Mỗi một ngân hàng  sẽ có cho mình một quy định về hồ sơ giải ngân khác nhau, tuy nhiên về cơ bản trong hồ sơ cần có những giấy tờ sau:

- Hồ sơ pháp lý, bao gồm: sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân và giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân,...

- Bảng sao kê lương và xác nhận công tác tại công ty mà khách hàng đang làm việc

- Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng đặt cọc hay giấy phép kinh doanh, nói chung là những giấy tờ liên quan đến mục đích khoản vay

- Hồ sơ của các tài sản đảm bảo như nhà, xe,... và những giấy tờ liên quan khác

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và chờ phê duyệt

Những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng sẽ được đội thẩm định thẩm định lại bằng những nghiệp vụ. 

Thẩm định hồ sơ và chờ phê duyệt
Thẩm định hồ sơ và chờ phê duyệt

Sau khi khâu thẩm định được thông qua thì sẽ lập báo cáo đề xuất tín dụng và gửi lên cấp trên để phê duyệt, dựa vào báo cáo mà đội thẩm định gửi lên thì ngân hàng sẽ đưa ra quyết định phê duyệt hay không.

Bước 4: Giải ngân khoản vay cho khách hàng

Sau khi được cấp trên phê duyệt khoản vay thì đến bước tiến hàng giải ngân khoản vay cho khachs đúng theo số tiền mà khách muốn vay. Tùy vào trường hợp vay vốn thì khoản vay có thể được giải ngân trong một lần hoặc trong nhiều lần.

Vậy là, qua bài viết work247.vn đã giúp bạn biết giải ngân tiếng anh là gì và chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến nghiệp vụ giải ngân. Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc tìm hiểu về giải ngân.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1928 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT