Giấy ủy quyền là gì? Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền?

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Diệp tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Diệp

Ngày đăng: 17-04-2024

Giấy ủy quyền là gì ? Tại sao chúng ta cần biết về giấy ủy quyền ? Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền? Cách viết giấy ủy quyền? Một số loại giấy ủy quyền?

Tìm Việc Làm Luật
Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Hiện nay, giấy ủy quyền không còn là một từ ngữ quá xa xôi hay lạ lẫm đối với mỗi người dân Việt Nam nữa. Giấy ủy quyền được xem là một hình thức chuyển nhượng quyền hành phổ biến và dễ dàng tiếp cận đến với mọi người. Nhưng chắc hẳn vẫn còn một số ít người đang có cách hiểu mông lung và không rõ ràng về nó, họ không biết giấy ủy quyền là gì? quy định của pháp luật về giấy ủy quyền ? và trong trường hợp nào thì chúng ta sẽ cần đến giấy ủy quyền? Hy vọng qua bài viết này, cùng với Work247.vn mọi người sẽ có một cái hiểu sâu sắc và tường tận về giấy ủy quyền để không bị nhầm lẫn.

1. Định nghĩa về giấy ủy quyền?

Giấy ủy quyền là một dạng văn bản pháp lý mà trong đó nó thể hiện sự sang nhượng quyền hành từ một người này sang một người khác. Trong giấy ủy quyền luôn luôn có hai thành phần cố định và bắt buộc đó là : người ủy quyền và người nhận ủy quyền.

Giấy ủy quyền là gì? Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền ?
Ủy quyền

Quá trình tạo nên một giấy ủy quyền sẽ luôn luôn có hai trường hợp xảy ra :

- Ủy quyền đơn phương : là loại ủy quyền không có sự tham gia của người nhận ủy quyền và người nhận ủy quyền không có trách nhiệm và nghĩa vụ phải chấp nhận những điều khoản trong giấy ủy quyền đó.

- Ủy quyền song phương : tức cả người ủy quyền và người nhận ủy quyền đều đồng ý và tham gia vào việc thực hiện các điều khoản trong giấy uỷ quyền. Trường hợp này giấy ủy quyền sẽ có hiệu lức tương tự với hợp đồng ủy quyền. Khi đó, người được ủy quyền sẽ được hưởng các điều khoản trong phạm vi mà hợp đồng ủy quyền cho phép. Nếu người được ủy quyền vi phạm thì sẽ chịu trách nhiệm và xử lý theo mức độ mà người đó vi phạm.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng

2. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền?

2.1. Tại sao chúng ta cần có kiến thức cơ bản về giấy ủy quyền?

Như mọi người đã biết, giấy ủy quyền hiện nay là một loại văn bản rất phổ biến mà chúng ta sẽ thường gặp phải trong cuộc sống.

Nếu chúng ta có đầy đủ hiểu biết  và nắm rõ cách mà giấy ủy quyền thông hành thì khi gặp phải nó chúng ta sẽ cảm thấy bản thân mình tự tin hơn và ứng phó với nó một cách dễ dàng. Và ngược lại, hiện nay có rất nhiều kẻ lừa bịp, lợi dụng và làm giả giấy ủy quyền để thực hiện những mưu đồ xấu xa gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người bị hại và cả những người xung quanh.

Vì thế, có kiến thức kĩ càng về giấy ủy quyền luôn luôn là một lợi thế cho chúng ta khi gặp phải các vấn đề éo le trong cuộc sống thường nhật.

Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc đúng chuẩn

2.2. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền ?

2.2.1. Thời hạn ủy quyền

Theo điều 563 bộ luật dân sự 2024, thời hạn ủy quyền của giấy ủy quyền là do người ủy quyền và người nhận ủy quyền quyết định và tự thương lượng với nhau.Nếu cả hai bên đều không quy định được thì thời hạn này sẽ do pháp luật nhà nước quy định.Trong trường hợp,  hai bên và quy định nhà nước đều không thể thực hiện quyết định về thời hạn thì giấy ủy quyền sẽ có thời hạn một năm để từ ngày ký kết.

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giấy ủy quyền ?

Quyền, nghĩa vụ của bên được ủy quyền

The rights and obligations of the authorized party are stipulated in Articles 655 and 656 of the Civil Code 2024 as follows:

- Đề nghị bên ủy quyền cung cấp đầy đủ các thông tin và cơ sở dữ liệu cần thiết để có thể nắm được và dễ dàng thực hiện trong đúng phạm vi và theo quy định của pháp luật

- Được hưởng thù lao và chi phí mà công sức mình đã bỏ ra để thực hiện các điều khoản mà bên ủy quyền đưa ra

- Làm theo đúng quy định về những điều mà bên ủy quyền đưa ra trong giấy ủy quyền

- Có trách nhiệm giữ kín bí mật tất cả các thông tin liên quan đến giấy ủy quyền và bên ủy quyền

- Chịu trách nhiệm bồi thường và chi trả một khoản nhất định nếu bên nhận ủy quyền vi phạm hoặc lợi dụng những điều có trong giấy ủy quyền

Đó là một số quyền, nghĩa vụ cơ bản mà người nhận ủy quyền được hưởng và phải thực hiện sau khi ký kết và trong quá trình giấy ủy quyền còn thời hạn.

Quyền, nghĩa vụ của bên ủy quyền

Tại điều 567, 568 Bộ luật dân sự 2024 quy định, quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền gồm những điều sau đây :

- Yêu cầu bên được ủy quyền khai báo rõ ràng và đầy đủ về những công việc ủy quyền

- Được nhận các lợi ích cơ bản từ việc mà người nhận ủy quyền thực hiện nếu như cả hai bên đều không có một điều khoản thỏa thuận nào khác

- Được phép nhận bồi thường nếu bên nhận ủy quyền vi phạm giấy ủy quyền

-  Phải đưa ra nguồn thông tin đầy đủ và xác thực cho người nhận ủy quyền để trông bị sai sót hoặc nhầm lẫn

- Nếu bên ủy quyền vi phạm cũng sẽ phải bồi thường và chi trả phí cho bên nhận ủy quyền theo quy định của pháp luật

- Thanh toán đầy đủ các loại chi phí hợp lý cho bên nhận ủy quyền khi cả hai bên đã thỏa thuận xong

Những quy định trên bắt  buộc người ủy quyền phải thực hiện đúng và tuân thủ theo các quy định cơ bản mà pháp luật đã đề ra cho giấy ủy quyền.

Đơn phương chấm dứt giấy ủy quyền

Trường hợp ủy quyền có thù lao

- Bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền nếu cảm thấy không ổn hoặc có gì đó bất lợi cho bản thân. Bên cạnh đó, người ủy quyền bắt buộc phải trả thù lao đầy đủ cho người nhận ủy quyền và bồi thường một lượng chi phí ở mức phù hợp

- Bên được ủy quyền theo đó cũng có thể chấm dứt hợp đồng mà không có sự tham gia của bên ủy quyền và bắt buộc phải đền bù những thiệt hại mà bên được ủy quyền đã gây ra cho bên ủy quyền

Trường hợp ủy quyền không có thù lao

- Bên ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một khoảng thười gian nhất định và được sự thông qua và đồng ý của bên được nhận ủy quyền

- Bên được ủy quyền theo mong muốn cũng  có thể chấm dứt hợp đồng ủy quyền và phải thông báo trước cho bên ủy quyền một khoản thời gian nhất định

Sau khi ủy quyền có bị mất tư cách hoặc quyền hành gì đó không ?

Khác với chuyển quyền, ủy quyền chỉ là một hình thức bên nhận ủy quyền sẽ ‘ thay mặt’ bên ủy quyền thực hiện một số công việc hoặc hành vi nào đó hợp pháp và mang lại lợi ích cho bên ủy quyền. Khi ủy quyền, bên ủy quyền sẽ không mất đi bất kì khả năng ra quyết định hay quyết định về một vấn đề nào đó. Do vậy người ủy quyền và người nhận ủy quyền sẽ có thể tự do trong việc thực hiện các quyền hành mà mình có, miễn sao không được vi phạm pháp luật và vi phạm những điều khoản trong hợp đồng đã ký.

Người nhận ủy quyền có bắt buộc phải ký vào một giấy nào đó không ?

Ở trên như chúng ta đã biết, có hai trường hợp xảy ra trong quá trình ủy quyền :

- Khi người nhận ủy quyền không đồng ý và có mặt trong quá trình ký kết thì việc ủy quyền đó được coi như là ủy quyền đơn phương và người nhận ủy quyền không có nghĩa vụ phải ký kết

- Khi cả hai bên: người ủy quyền và người nhận ủy quyền đều tham gia vào việc đồng úy và ký kết thì lúc này giấy ủy quyền sẽ đổi thành hợp đồng ủy quyền. Đồng nghĩa với việc đó là người nhận ủy quyền phải ký vào hợp đồng và chịu trách nhiệm về hành vi của mình

3. Hướng dẫn cách viết mẫu giấy ủy quyền

Cách viết giấy ủy quyền hầu như sẽ gần giống các loại đơn và giấy tờ khác, cách trình bày của loại giấy này cũng sẽ bao gồm đầy đủ các thành phần mở đầu, phần thân và ký cam kết :

 giayuyquyen.doc

Dưới đây sẽ là cách viết mẫu giấy ủy quyền đầy đủ các thông tin rõ ràng nhất để mọi người có thể dễ dàng hình dung và viết nó :

- Quốc hiệu tiêu ngữ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – tự do – hạnh phúc

- Tên giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền + việc bạn muốn ủy quyền

Ví dụ: Giấy ủy quyền sổ đỏ

- Bên ủy quyền

Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số thẻ căn cước, hộ khẩu thường trú

Ví dụ: Phạm Văn A, 1980, 1234567890, Ba Đình - Hà Nội

- Bên nhận ủy quyền:

Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số thẻ căn cước, hộ khẩu thường trú

Ví dụ: Nguyễn Thị B, 1989, 0987654421, Thanh Xuân - Hà Nội

- Nội dung ủy quyền

Trình bày toàn bộ nội dung và thông tin chính xác về vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy ủy quyền này có giá trị từ ngày bao nhiêu  …đến ngày bao nhiêu …Khi làm xong hợp đồng bạn phải làm ít nhất là 03 bản, cả hai bên bắt buộc phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng công  chứng giữa các cá nhân trong pháp nhân để xác nhận và đóng dấu.

- Ký kết: phần này rất quan trọng và cần có

Bên A: Ký và ghi rõ họ tên

Bên B: Ký và ghi rõ họ tên

Xem thêm: VIệc làm nhân viên tư vấn luật

4. Các loại mẫu giấy ủy quyền

4.1. Mẫu giấy ủy quyền khai sinh

Mẫu giấy ủy quyền khai sinh có thể được sử dụng và lưu hành như một loại giấy uỷ quyền bình thường khác. Khi một người nào đó cần làm lại giấy khai sinh thì bắt buộc phải mang đầy đủ các giấy tờ tùy thân cần thiết và kèm theo đó là một mẫu giấy ủy quyền khai sinh đến các UBND xã/phường hoặc các cơ quan chức năng khác để xác nhận và thực hiện ủy quyền. Chúng ta nên hạn chế việc ủy quyền này vì nó sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều và trực tiếp đến quyền lợi cá nhân.

Dưới đây sẽ là mẫu giấy ủy quyền khai sinh đơn giản và đầy đủ nhất:

giay uy quyen khai sinh.doc

Trong mẫu ủy quyền này cũng chứa đầy đủ các thành phần của một mẫu giấy ủy quyền cơ bản, và bao gồm những mục như sau:

Mục 1: Trình bày thông tin về bên ủy quyền

Mục 2: Trình bày các thông tin về bên được ủy quyền

Mục 3: Những thông tin xác thực về nội dung cần ủy quyền

Mục 4: Ký cam kết

Như vậy, bạn có thể cảm nhận được sự dễ dàng trong việc thực hiện việc ủy quyền giấy khai sinh mà không cần băn khoăn hay thắc mắc về điều gì nữa rồi.

4.2. Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Mẫu giấy này thường được sử dụng bởi các công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức có quy mô từ nhỏ đến lớn hoặc ủy quyền những công việc quan trọng và liên quan nhiều đến pháp luật giữa cá nhân với cá nhân.

Dưới đây sẽ là mẫu giấy ủy quyền công việc đơn giản và đầy đủ:

giay uy quyen cong viec.doc

Cũng là một dạng văn bản như những mẫu giấy khác, giấy ủy quyền giải quyết công việc cũng sẽ bao gồm các phần và mục cơ bản.

Trong trường hợp giấy ủy quyền giải quyết công việc thì bạn nên sao lưu thành ba bản để sau này còn có thể dễ dàng đối chiếu và chịu trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân được trình bày như thế nào?

4.3. Mẫu giấy ủy quyền cá nhân

Mẫu giấy ủy quyền cá nhân là một dạng văn bản pháp lý công nhận việc ủy quyền trách nhiệm của một các nhân cho một cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và nhà nước. Văn bản này đòi hỏi phải có sự góp mặt của hai bên: bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền và sau khi ký kết hợp đồng thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã đề ra.

Dưới đây sẽ là mẫu giấy ủy quyền cá nhân đơn giản và đầy đủ:

giay uy quyen ca nhan.doc

Những việc ủy quyền liên quan đến tài sản thường sẽ dùng mẫu này để thực hiện, và khi ủy quyền  có thể mang kèm theo văn bản bàn giao tài sản để dễ dàng hơn trong việc sử dụng.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc có thể định hình rõ ràng về khái niệm giấy ủy quyền là gì? quy định của pháp luật về giấy ủy quyền?  Việc hiểu rõ và tuân thủ các nội dung cơ bản là bạn đã có thể tự tin hơn trong việc xử lý các vấn đề về ủy quyền rồi. Chúc bạn thành công và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.

 
mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2394 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT