Gu là gì? Cách nắm “thóp” sở thích và thói quen của một ai đó
Theo dõi work247 tạiKhông ít thì nhiều những lần chúng ta nghe thấy câu như: “Trông con bé kia ăn mặc chả có gu gì cả”, “Gu thẩm mỹ của mày tốt đấy”, “Chị kia không phải là gu của anh này”, … Điểm chung của đoạn hội thoại trên đó chính là họ đều dùng từ “Gu” như một tính từ hoặc danh từ chỉ phần đặc điểm của một người nào đó. Vậy thực chất “gu là gì” và chúng ta dùng từ “gu” trong từng hoàn cảnh như thế nào là chính xác? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!
1. Nguồn gốc của từ “Gu”
Ngày nay việc sử dụng các từ ngữ từ các trào lưu để giao tiếp đời thường giữa con người với nhau khá là phổ biến. Hay việc “mượn từ” của từ nước ngoài để đọc biến thể thành một từ ở Việt Nam cũng đã có từ rất lâu. Ở mỗi khía cạnh, mỗi lĩnh vực trong cuộc sống chúng ta lại thấy xuất hiện các từ mặc dù không phải là tiếng Việt song lại được sử dụng thay thế và thậm chí khiến người ta quên cả từ gốc của nó là gì. Một ví dụ điển hình là từ "gu", một từ vốn xuất xứ từ tiếng Pháp và được dùng để diễn đạt ý nghĩa về sở thích. Bản gốc của từ này trong tiếng Pháp đó chính là “goût”.
Với xuất xứ này thì goût có nghĩa là vị giác của con người, hoặc chỉ về vị của món ăn hay một mùi thơm nào đó. Bên cạnh đó là người Pháp còn dùng goût như một danh từ chỉ thị hiếu, sở thích hay khiếu thưởng thức về một bộ môn nghệ thuật nào đó. Ai cũng biết Pháp là kinh đô của thời trang từ xa xưa đến giờ cho nên lúc này, từ goût xuất hiện thường “ôm trọn” lấy phong cách thời trang hay những sở thích làm đẹp của các quý ông, quý cô ở Pháp. Chính vì cái trào lưu “có vẻ” thượng lưu này mà khi đến Việt Nam, những người học thức hoặc thích theo Tây hóa rất chuộng để nói với nhau với phiên âm là “gu”.
Từ “gu” đã xuất hiện trong ngôn ngữ đời thường của người Việt Nam từ những năm 1948, thời kỳ nửa phong kiến, nửa thực dân mà người ta vẫn hay gọi là Tây hóa. Ở cái thời kỳ ấy thì từ ngữ của Việt Nam được “mượn” khá nhiều từ Pháp chứ không chỉ riêng từ “gu”. Theo thời gian thì một số từ mượn tiếng Pháp theo kiểu này bị biến mất do cải cách tiếng Việt của dân tộc, giữ nguyên bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng. Thế nhưng, không ai biết bằng một cách phi thường nào đó mà từ “gu” vẫn trụ lại và càng ngày càng phát triển ý nghĩa của nó ở nhiều khía cạnh khác nhau chứ không chỉ riêng về thời trang.
Việc làm phát triển thị trường
2. Những trường hợp hay sử dụng từ “gu” phổ biến hiện nay
2.1. Gu thẩm mỹ
“Gu” trở nên phổ biến trong mọi hoàn cảnh, tuy nhiên như đã nói ở trên thì phổ biến nhất có lẽ là ở lĩnh vực thẩm mỹ. Đó là lý do vì sao mà người ta hay gọi kèm với cụm từ “gu thẩm mỹ”. Ở đây gu thẩm mỹ chính là thị hiếu (như nghĩa gốc của từ goût trong tiếng Pháp”, ý chỉ quan niệm về cái đẹp trong mắt của từng người ở nhiều lĩnh vực như: thời trang, làm đẹp, nghệ thuật, … những cái được cảm nhận bằng mắt. Đặc biệt nhắc đến hiện nay chính là lĩnh vực thời trang của giới mộ điệu. Ví dụ, những người thích các loại váy bồng, xòe thì gu thẩm mỹ của họ sẽ là những chiếc váy đó vì họ cho đó là đẹp. Ngoài ra thì gu thẩm mỹ này cũng thể hiện về quan điểm nghệ thuật, khiếu thẩm mỹ, cảm thụ các sản phẩm của hội họa, nhiếp ảnh bao gồm trang điểm, tranh vẽ, ảnh chụp, kiến trúc, …
2.2. Gu ẩm thực
Mãi đến sau này, khi người ta tìm hiểu sâu hơn về từ “gu” và biết được nghĩa đen trong tiếng Pháp của nó là vị giác thì gu ẩm thực mới bắt đầu được sử dụng nhiều hơn ở Việt Nam. Gu ẩm thực ý chỉ sở thích trong ăn uống của mỗi người bao gồm cả loại gia vị yêu thích lẫn món ăn yêu thích. Đa số người ta nói về gu ẩm thực khi lựa chọn các loại món ăn, thế nhưng đối với những người hay nấu ăn thì gu ẩm thực còn thể hiện phong cách nấu nướng của họ. Đấy được xem là điểm riêng của một người đầu bếp mà chúng ta vốn hay gọi là một nghệ sỹ với nấu nướng là một môn nghệ thuật. Với sự ví von này thì gu ẩm thực là hoàn toàn phù hợp và được dùng chính xác. Một số trường hợp khác người ta cũng sử dụng từ gu cho một ai đó có cảm nhận vị giác đặc biệt so với những người khác.
2.3. Gu âm nhạc
Nếu nói gu chỉ chung về sở thích thì chắc chắn không thể bỏ qua gu âm nhạc, một sở thích được cảm nhận bằng thính giác. Đây là trường hợp sử dụng từ “gu” mới nhất hiện nay. Do là trước đây, âm nhạc Việt Nam khá đơn giản với 5 âm của âm nhạc ngũ cung chứ không phải 7 nốt như âm nhạc hiện đại. Vì vậy nên mà từ “gu” trong âm nhạc không được sử dụng do không có quá nhiều thể loại khác nhau. Thế nhưng sau thời kỳ đổi mới, khi bolero không còn là loại nhạc thống trị thị trường nghe thì các thể loại mới lần lượt ra đời khiến cho chúng ta có nhiều lựa chọn từ sự kết hợp linh hoạt của 7 nốt nhạc phương Tây. Chính vì vậy mà lúc này, sở thích nghe nhạc của từng người mới được bộc lộ rõ ràng. Gu âm nhạc đã từ đó mà ra, người ta thay vì hỏi nhau thích nghe loại nhạc gì thì sẽ hỏi là “gu âm nhạc của bạn là gì?”.
2.4. Gu con người
Không chỉ về đồ vật, âm nhạc, món ăn, mà từ gu cũng được dùng trong trường hợp khi nói về con người. Ví dụ như ai đó nói rằng “Gu người yêu”, “Gu bạn gái”, hoặc cũng có người gọi tắt như “A không phải là gu của B”, … Vậy ở trường hợp này, gu xuất hiện mang ý nghĩa chỉ những người mà bạn có thiện cảm và dễ cảm mến. Không những thế từ “gu” khi để chỉ người còn có nghĩa là tổng hợp các tiêu chuẩn về người yêu, người vợ, người chồng. Từ “gu” này là một cách nói vui của mọi người ở đời sống sinh hoạt và không hề mang một sắc thái tiêu cực hay tích cực nào. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh cụ thể, người ta thấy rằng việc dùng một danh từ vốn để nói về đồ vật lại áp cho con người không khác nào sự hạ thấp giá trị của đối tượng ấy. Chính vì vậy mà các bạn phải biết dùng từ này đúng lúc đúng chỗ và đúng người.
3. Những cách thể hiện gu của bản thân
Trong cuộc sống, việc nắm được và hiểu gu của người khác có ích lợi trong việc thiết lập các mối quan hệ con người. Không những thế còn giúp cho bạn nắm được “thóp” của người khác và dành thế chủ động trong một cuộc đàm phán, thương lượng nào đó. Hay điển hình nhất chính là việc phát hiện gu của nhà tuyển dụng trước khi đi ứng tuyển. Có rất nhiều cách đề chúng ta nhận ra gu của một người nào đó. Dưới đây sẽ là 4 cách mà người ta hay thể hiện được gu của bản thân mình nhất và các bạn có thể dựa vào đó để nắm bắt.
3.1. Cách giao tiếp
Nhiều người cho rằng gu của một người thường thể hiện thông qua cách ăn mặc của họ. Điều này thực ra lại không hoàn toàn là tất cả, nó chỉ đóng một vai trò nhỏ mà chúng ta có thể bổ sung để đánh giá sau cách giao tiếp của họ. Bởi có rất nhiều người có thể có tính cách trái ngược hoàn toàn với cách ăn mặc, tuy nhiên giọng nói, khẩu ngữ và phong thái thì khó mà giả bộ được. Học thức cũng văn hóa và tính cách của một người sẽ biểu lộ rất rõ ở các mức độ giao tiếp: giao tiếp cơ bản (thể hiện trình độ văn hóa) - giao tiếp chủ đề (thể hiện trình độ học vấn) - giao tiếp trong hoàn cảnh ức chế cảm xúc (thể hiện năng lực cảm xúc và tính cách). Ví dụ: người có cách ăn nói nhã nhặn, thông minh, khéo léo sẽ chứng tỏ đó là một người lịch sự, dân trí cao và có tính tình dĩ hòa.
3.2. Cách ăn mặc
Sau cách giao tiếp, các bạn có thể tiếp tục nhìn vào phong cách ăn mặc, đầu tóc của một người để phát hiện gu. Mà gu ở đây thể hiện rõ nhất qua phần ăn mặc chính là gu thời trang hoặc gu thẩm mỹ nói chung. Đa số các bạn trẻ hiện nay thường lựa chọn bộc lộ cá tính thông qua các ăn mặc. Chẳng hạn như những cô gái dịu dàng, yểu điệu sẽ lựa chọn các loại váy vóc hay những bạn mà vốn thích sự nổi loạn sẽ mặc những bộ đồ có thiên hướng hầm hố, phá cách, … Bên cạnh điều ấy thì cách ăn mặc cũng thể hiện gu con người của bạn. Một người nào đó biết cách lựa chọn quần áo phù hợp trong từng hoàn cảnh sẽ chứng tỏ họ là một con người văn hóa và tinh tế. Cho dù gu thời trang của họ có sành điệu đến đâu mà khi đi xin việc họ lựa chọn quần ngố thì rõ ràng đây là con người kém văn minh.
3.3. Thói quen hằng ngày
Cuối cùng quan trọng nhất để nhận biết gu của từng người trong từng khía cạnh như: gu ẩm thực, gu con người, gu âm nhạc, … thì các bạn hãy chú ý để ý vào thói quen hằng ngày của họ. Bằng cách này thì rõ ràng bạn không thể ngày một ngày hai mà biết được mà cần có một quá trình để “thăm dò”. Thói quen ở đây bao gồm: giờ sinh hoạt, công việc hằng ngày, lựa chọn hằng ngày, … và những hành động lặp đi lặp lại với tần suất nhiều. Nếu một người thường đi ngủ rất khuya thì họ có thể là sẽ làm việc hoặc giải trí nhiều về ban đêm hơn ban ngày. Ngược lại nếu ai đó đúng khoảng 10 - 11h tối hằng ngày là đi ngủ thì họ chắc chắn là một người quy củ và có nguyên tắc riêng. Cùng với đó thì thói quen hằng ngày cũng phản ánh gu mà họ thể hiện cho bạn thấy thông qua cách ăn mặc, cách nói chuyện là thật hay giả.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất về “gu là gì”. Từ đó có thể giúp bạn phán đoán và nhận biết gu của ai đó xung quanh mình.
13314 0