Học luật quốc tế ra làm gì? Ngành luật quốc tế có phù hợp với bạn?
Theo dõi work247 tạiTrong bối cảnh đất nước đang hoạt động rất sôi nổi với chính sách hội nhập phát triển cùng nền kinh tế thế giới thì việc thường xuyên phát sinh những vấn đề phức tạp cần đến sự can thiệp của pháp luật là không thể tránh khỏi. Đó là cơ hội để ngành luật quốc tế “bùng nổi” vai trò trong tương lai tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên ra trường tìm việc trong thời đại hội nhập toàn cầu ngày một sâu rộng hiện nay. Vậy học luật quốc tế ra làm gì? Ngay sau đây work247.vn sẽ đem tới cho bạn câu trả lời ưng ý nhất. Cùng theo dõi nhé!
1. Luật quốc tế là gì? Những điều cần biết cơ bản về ngành luật quốc tế
1.1. Khái niệm luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được tạo dựng dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia và các chủ thể khác trên toàn thế giới trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh giữa các quốc gia hoặc các chủ thể trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Sự hình thành của bộ luật quốc tế khi những mối quan hệ giữa các quốc gia được mở rộng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế,… vượt ra khỏi phạm vi khu vực và phát triển thành các quan hệ có tính chất liên khu vực hay cộng đồng quốc tế và đương nhiên những quan hệ này phải được điều chỉnh bằng hệ thống các quy phạm tương ứng khác với các quy phạm của luật quốc gia. Luật quốc tế hiện đại hay còn gọi là công pháp quốc tế đảm bảo thi hành những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể mà luật quốc tế đảm bảo quyền lợi thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư luận tiến bộ Thế Giới thực thi.
Vậy ngành luật quốc tế là gì? Luật quốc tế ra đời đồng nghĩa với việc các chủ thể trên thế giới phải đảm bảo thi hành để đảm bảo quyền lợi chung cho chính mình và các chủ thể khác. Vì thế các quốc gia cần những đối tượng hiểu biết về luật quốc tế để trợ giúp cho những hoạt động trong nước và ngoài nước được thực thi theo đúng khuôn khổ pháp lý và ngành luật quốc tế ra đời nhằm đào tạo cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu với các môn học như: Công pháp quốc tế, Luật kinh tế quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật tổ chức quốc tế, Luật thương mại quốc tế,…
1.2. Vai trò của luật quốc tế
Trong thời địa kinh tế hội nhập, vấn đề được quan tâm nhất hiện nay trong ngành kinh tế nhà nước đó là kinh tế hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến việc đa phương hóa hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng, lấy ví dụ điển hình như tại Việt Nam các công ty liên doanh quốc gia được hình thành ngày một nhiều rất dễ gây nên những tranh chấp pháp lý trong quá trình cạnh tranh đồng thời sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia không khó để nảy sinh những vấn đề có liên quan đến pháp luật. Đó là một trong những trường hợp cần áp dụng luật quốc tế và lúc này luật quốc tế pháp huy vai trò:
- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế
- Góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế
- Là nhân tố quan trọng trong việc phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh
- Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng hỗ trợ nhau cùng phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
Xem thêm: Ngành quốc tế học ra làm gì
1.3. Phân biệt luật quốc tế và luật quốc gia
Cả luật quốc tế và luật quốc gia đểu là một hệ thống các nguyên tắc quy phạm pháp luật được áp dụng để thực hiện các hoạt động trên mọi lĩnh vực mang lại lợi ích chung cho tập thể xã hội. Tuy nhiên hai thuật ngữ này lại dùng để gọi tên những bộ luật khác nhau và có những đặc điểm phân biệt cơ bản, cụ thể:
- Về khái niệm:
+ Luật quốc tế: Xây dựng dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất giữa các quốc gia và các chủ thể khác trên toàn thế giới
+ Luật quốc gia: Xây dựng trên cơ sở ý chí của nhà nước sở tại và không có sự tự nguyện, các chủ thể bắt buộc phải thực hiện
- Về mục đích
+ Luật quốc tế: Đảm bảo an ninh thế giới, đẩy lùi những tranh chấp không đáng có giữa các chủ thể của luật quốc tế
+ Luật quốc gia: Đảm bảo an ninh của nước sở tại và điều chỉnh những quan hệ trong phạm vi quốc gia
- Về sự hình thành:
+ Luật quốc tế: Được xây dựng dựa trên sự thống nhất của nhiều chủ thể và không có cơ quan chuyên trách xây dựng
+ Luật quốc gia: Được xây dựng từ các cơ quan chuyên trách của mỗi nước. Cụ thể tại Việt Nam cơ quan có quyền lực xây dựng luật quốc gia là quốc hội, chính phủ.
- Về đối tượng điều chỉnh
+ Luật quốc tế: Điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác trên thế giới
+ Luật quốc gia: Điều chỉnh các mối quan hệ trong phạm vi một quốc gia giữa các cá nhân, tổ chức,…
- Về chủ thể:
+ Luật quốc tế: Chủ thể thi hành là các quốc gia, tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đòi quyền tự quyết và các vùng tự trị,…
+ Luật quốc gia: Chủ thể thi hành là toàn bộ tổ chức, cá nhân, các thành phần trong một quốc gia
- Về cơ quan thi hành:
+ Luật quốc tế: Không tồn tại cơ quan thi hành chuyên biệt
+ Luật quốc gia: Được đảm bảo thi hành bởi các cơ quan tư pháp
- Về chức năng
Luật quốc tế: Giải thích, đánh giá các vấn đề phát sinh ảnh hưởng quốc tế để phát hiện những vi phạm, đề xuất giải pháp dựa trên các nguyên tắc công bằng trong luật quốc tế được thông qua đồng thuận từ các bên liên quan.
+ Luật quốc gia: Do mang tính bắt buộc áp dụng nên với chức năng như luật quốc tế không cần sự đồng tình của các bên mà phán xét các vấn đề theo luật định sẵn
1.4. Nguồn của luật quốc tế
Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên. Theo đó các nguồn của luật quốc tế được quy định trong Khoản 1, Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế bao gồm:
- Điều ước quốc tế
- Phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế
- Tập quán quốc tế
- Các học thuyết về Luật quốc tế
- Các nguyên tắc pháp luật chung
-…
Trong những nguồn quan trọng được liệt kê như trên thì điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là hai nguồn thành văn và bất thành văn được xem là hai nguồn chủ yếu được tham khảo nhiều nhất.
Xem thêm: Tìm việc làm Luật - Pháp lý
2. Học luật quốc tế ra làm gì?
Dựa trên những vấn đề phát sinh từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên toàn thế giới, luật quốc tế ra đời nhằm giải quyết những rắc rối phát sinh ảnh hưởng đến lợi ích của các đối tượng liên quan hoặc ảnh hưởng đến an ninh thế giới,… Tuy nhiên các điều luật sẽ không có ý nghĩa nếu không được áp dụng đúng. Từ đó đòi hỏi cần người đứng ra giải quyết dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế tạo cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Luật quốc tế ra trường có đủ kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và quan trọng không thể thiếu đam mê. Với “ba lô” tư trang đầy đủ này, các bạn sinh viên ngành luật quốc tế có thể làm việc ở các vị trí như:
2.1. Quan chức chính phủ
Nếu bạn là cử nhân ngành Luật quốc tế mới ra trường còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm làm việc thì để là một quan chức chính phủ ngành luật dường như là không thể. Tuy nhiên với tấm bằng ngành luật quốc tế sau khi ra trường bạn hãy lựa chọn làm luật sư quốc tế cho một tổ chức tư nhân để tích lũy kinh nghiệm cũng như rèn luyện khả năng làm việc để đảm bảo cơ hội là một luật sư của chính phủ trong tương lai.
2.2. Cán bộ tòa án
Tấm bằng Luật quốc tế mang đến cho bạn cơ hội được làm việc trong tòa án quốc tế thậm chí còn được làm một thẩm phán điều khiển việc xét xử, nghiên cứu dựa trên pháp luật rồi đưa ra kết luận cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến từ các vị trí khác. Và tất nhiên để thăng tiến lên vị trí thẩm phán là điều không hề dễ dàng bởi vai trò của họ được thể hiện ở những công việc đòi hỏi chuyên môn về luật sâu rộng, khả năng pháp quyết thuyết phục.
Tham khảo: Tìm hiểu bản mô tả công việc chuyên viên pháp chế đầy đủ nhất
2.3. Nghiên cứu viên hoặc giáo viên
Nếu học ngành luật đồng thời có kỹ năng sư phạm tốt thì cử nhân luật quốc tế có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ngay tại đơn vị đào tạo mà mình theo học hoặc các trường đại học khác hay làm việc trong cơ quan nghiên cứu về luật. Ở vị trí này bạn vừa có thể thực hiện đam mê giảng dạy vừa có thể áp dụng kiến thức chuyên ngành được tích lũy trong thời gian vừa qua.
2.4. Luật sư của liên hiệp công ty
Các vấn đề nảy sinh liên tục trong việc hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trên thế giới là cơ hội để cử nhân Luật quốc tế trở thành một luật sư kinh tế trong các công ty hợp tác với nước ngoài hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài,… Công việc của bạn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của mỗi công ty, chẳng hạn quản lý các giao dịch kinh doanh quốc tế, xử lý luật thương mại quốc tế,…
2.5. Chuyên viên tư vấn pháp luật
Công việc này hiện phục vụ cho các đối tượng là tổ chức khu vực và quốc tế. Trong đó bao gồm cả các tổ chức lớn có quyền lực trên thế giới hiện nay như: Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế Giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Hội đồng Châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO),…
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn pháp luật
3. Những lý do thuyết phục bạn học ngành luật quốc tế
Khi vấn đề thất nghiệp đang là vấn nạn lớn trong xã hội ngành này thì việc định hướng nghề nghiệp theo sở thích đôi khi không đảm bảo được bạn nằm ngoài số lao động thất nghiệp như hiện nay. Từ đó đã khiến không ít các bạn trẻ hiện nay lo lắng về việc làm trong tương lai, không biết nên chọn ngành nào? Theo nghề gì mới không có nguy cơ thất nghiệp. Thực tế để đảm bảo nằm trong vùng an toàn, người lao động chỉ có thể dựa trên năng lực của chính bản thân đồng thời có thể lựa chọn ngành có thế mạnh và cơ hội tốt để phát triển bền vững trong tương lai.
Bạn đã chọn được ngành nào chưa? Tại sao bạn không thử tìm hiểu ngành luật quốc tế - một ngành được đánh giá đang rất hot trong bối cảnh xã hội hiện nay? Nếu còn đắn đo thì hãy tham khảo những lợi ích được xem là lý do thuyết phục bạn tham gia vào thế giới “luật quốc tế” dưới đây:
- Học luật quốc tế, bạn được tiếp cận với đầy đủ kiến thức trong ngành luật nói chung trong đó các bộ luật về mọi lĩnh vực quốc tế được đào tạo chuyên sâu
- Ngành luật quốc tế đáp đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế hiện tại và tương lai
- Cơ hội việc làm mở rộng khi kinh tế không ngừng phát triển, mục tiêu mở rộng thị trường của các doanh nghiệp ra phạm vi quốc tế không ngừng gia tăng
- Có cơ hội được làm việc trong cơ quan luật pháp nhà nước
Bất kể lĩnh vực nào muốn mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu thì hiểu biết các quy định trong luật quốc tế là rất quan trọng và bổ ích. Với việc tìm hiểu “học luật kinh tế ra làm gì?” trên đây hy vọng các vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng tới an ninh, kinh tế,… thế giới được đẩy lùi để nhân loại được sống dưới môi trường thân thiện, hòa bình giữa các quốc gia.
4915 0