Học tại chức là gì? Những điều cần biết về học tại chức
Theo dõi work247 tạiHọc tại chức là gì? Học tại chức có dễ xin được việc làm không? Bằng học tại chức có gì khác so với bằng thực tế?....Đó là một số trong rất nhiều câu hỏi của nhiều người còn đang băn khoăn về học tại chức và bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả về học tại chức
1. Học tại chức là gì?
Học tại chức là một chương trình đào tạo nâng cao về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho những người đang học và làm việc về chuyên ngành đó hoặc đơn giản chỉ là những người muốn tìm hiểu thêm về một chuyên ngành khác với ngành của họ đang theo học và làm.
Đối tượng học tại chức đại đa số là những người đã đi làm, họ đã có một công việc ổn định đồng thời tuổi đời không còn trẻ muốn tăng lương hoặc vươn lên một vị trí cao hơn trong cơ quan nên phải tham gia học tại chức để bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
Người học tại chức sẽ được đào tạo các chương trình, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ giống như các chương trình đào tạo chính quy khác
Việc làm giáo dục - đào tạo
2. Bằng học tại chức có giá trị như nào?
Theo quy định mới nhất thì bằng học tại chức có giá trị tương đương với bằng học chính quy tuy hình thức đào tạo tại chức sẽ chuyên biệt hơn so với loại hình đào tạo chính quy, mỗi một trường đại học khi đào tạo hệ tại chức sẽ có quy định riêng về thời gian và hình thức đạo tạo khác nhau.
Có rất nhiều thông tin sai lệch đưa tin về hệ học tại chức như: Học tại chức sẽ không được thi tuyển dụng vào công chức nhà nước hay phải phân biệt rõ ràng giữa 2 loại hình đào tạo này, với hệ tại chức thì sẽ không được lựa chọn...Đây đều là nhưng thông tin thiếu căn cứ
Xét về thực tế thì hiện nay việc thi tuyển công chức ở nhiều nơi vẫn phân biệt rõ ràng giữa 2 loại hình đào tạo này và không chấp nhận hay không tuyển dụng tấm bằng học tại chức.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất thì đối với các địa phương phân biệt và không tuyển dụng hệ đại học đại chức phải chịu trách nhiệm về sai phạm theo mức độ quy định của pháp luật.
Việc làm giáo dục - đào tạo tại hồ chí minh
3. Điểm khác biệt giữa học chính quy và học tại chức
Vì đối tượng tham gia học tại chức thường là người đã đi làm không có thời gian học vào những ngày hành chính nên việc sắp xếp lịch học tại chức có thể rơi vào những ngày cuối tuần hoặc buổi tối để phù hợp với thời gian của người tham gia học tại chức
Thời gian học tại chức sẽ ngắn hơn so với học chính quy, nó giống kiểu như một khóa đào tạo ngắn hạn
Điểm khác biệt khác nữa là sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo của học tại chức thì bằng tốt nghiệp của người học tại chức thì sẽ ghi rõ thông tin là hình thức đào tạo tại chức hoặc hình thức đào tạo vừa học vừa làm, còn bằng tốt nghiệp chính quy thì sẽ được ghi là hình thức đào tạo chính quy
4. Học tại chức, sau ra có dễ xin việc?
Đây là điều khiến người băn khoăn trước khi đưa ra lựa chọn có nên theo học hệ đào tạo tại chức hay không, bởi vấn đề là học xong rồi thì sẽ làm gì? Có xin được việc không? Trong khi rất nhiều sinh viên có bằng chính quy còn đang thất nghiệp, thì liệu có tương lai nào cho bằng tại chức không?
4.1. Nhiều người được đánh giá cao về năng lực
Tại “Hội nghị liên kết đào tạo vừa làm, vừa học theo nhu cầu xã hội trong bối cảnh mới năm 2024” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức, GS-TS Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: “Thực tế cho thấy rất nhiều người học tại chức ra trường được cơ quan, doanh nghiệp đón nhận, sử dụng và nhận được đánh giá tốt về phẩm chất đạo đức cũng như năng lực công tác chuyên môn. Trong đó không ít người đã thành công, thăng tiến, giữ cương vị cao trong các cơ quan bộ máy đầu”.
Tuy nhiên, hiện nay hình thức đào tạo hệ học tại chức cũng cần có một số những lưu ý như nhiều cơ sở đào tạo hệ tự phát mọc ra tràn lan. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của học viên đầu ra. Vì thế để đảm bảo đáp ứng được chuẩn đầu ra phục vụ yêu cầu thi tuyển thì cần được đảm bảo các cơ sở đào tạo hệ tự phát không mọc ra tràn lan, học viên được đào tạo theo đúng chương trình thi tuyển, không hình thức chống chế
4.2. Chất lượng mang yếu tố mang tính quyết định
Cũng tại “Hội nghị liên kết đào tạo vừa làm, vừa học theo nhu cầu xã hội trong bối cảnh mới năm 2024” đại diên phòng quản lý đào tạo Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề và giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai - bà Nguyễn Thanh Mai cho rằng xã hội đang có tâm lý e ngại, trong khi hệ đào tạo này đã góp phần rất lớn nâng cao cơ hội học tập cho mọi người và đóng góp nguồn nhân lực tốt cho xã hội.
Như báo Lao Động đưa tin, Bà Nguyễn Thanh Mai cho biết: “Thực tế trong quá trình mà chúng tôi tiếp xúc với các doanh nghiệp, các công ty, tổ chức, họ sẽ dựa vào năng lực của ứng viên để đánh giá chứ không hẳn chỉ nhìn vào mỗi bằng cấp. Chương trình học của hệ vừa học vừa làm không chỉ đáp ứng được nhu cầu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn mà vẫn sẽ đảm bảo được thời gian để người học tại chức có cơ hội đi làm đáp ứng được thu nhập để trang trải cuộc sống. Nếu người học chọn những trường có chất lượng đào tạo tốt, uy tín và có pháp đồ học tập nghiêm túc thì cơ hội tìm việc làm của người học tại chức sau khi tốt nghiệp và người có bằng hệ chính quy như nhau”
Như vậy, có thể thấy nếu bạn muốn đạt được những mong muốn khi tìm kiếm một công việc phù hợp bạn không những bạn cần phải cố gắng phấn đầu mà còn cần chứng minh bản thân mình có thể hoàn thành xuất sắc công việc với tấm bằng hệ học tại chức.
Do vậy nếu bạn có năng lực thực sự, tình thần làm việc cầu thị, có kinh nghiệm kỹ thuật chuyên môn thì dù là mang tấm bằng hệ tại chức hay bằng hệ chính quy thì bạn đều có cơ hội tìm việc và tham gia thi tuyển vào bộ máy công chức hoặc các đơn vị khác.
Việc làm tư vấn giáo dục
5. Chương trình học tại chức và thời gian học
5.1. Thời gian học
Vì hệ học tại chức là loại hình đào tạo phần lớn dành cho số người đã đi làm nên thời gian học dành cho người học sẽ được nhà trường sắp xếp sao cho phù hợp nhất với công việc của các ứng viên tham gia học tại chức tại trường
Thường thì việc học tại chức sẽ được tổ chức vào những ngày cuối tuần hoặc học vào các buổi tối. Nhưng đối với đối tượng học là ngành giáo thì nhà trường có thể xếp lịch học tại chức vào nguyên kì nghỉ hè.
5.2. Chương trình học
Tuy thời gian đào tạo ngắn, hình thức đào tạo chuyên biệt hơn nhưng các chương trình đào tạo học tại chức sẽ được xây dựng giống với chương trình của hệ chính quy. Từ quy trình đào tạo, chương trình các môn học, quy chế thi cử sẽ được các trường xây dựng giống với hệ đào tạo chính quy. Giáo trình đào tạo đại học hoặc là cao đẳng tại chức, được các trường tổ chức xây dựng dựa trên chính cơ sở của chương trình chính quy. Những nội dung mà chương trình tại chức đưa ra, yêu cầu bắt buộc phải đảm bảo được về nội dung cũng như kiến thức đúng với hệ chương trình trùng với trình độ đào tạo.
Theo đó, với những trường được cấp phép đào tạo tại chức, thì chương trình học tại chức sẽ mở đợt. Trường sẽ lên kế hoạch tổ chức đào tạo sinh viên của mình theo khóa hoặc theo năm học. Trong đấy, khóa học chính là thời gian để sinh viên sẽ hoàn thành một chương trình nhỏ trong chương trình lớn cụ thể và thời gian để hoàn thành được chương trình đào tạo tại chức sẽ dài từ nửa năm hoặc là một năm. Nếu so với thời gian đào tạo cũng của chương trình ấy, với trình độ đấy trong hệ đại học chính quy thì thời gian học chương trình đó của hệ tại chức sẽ dài hơn
Căn cứ vào chính khối lượng, nội dung của chương trình học, khóa đào tạo tại chức cụ thể của môn học, mà hiệu trưởng trường tổ chức học tại chức, sẽ có sự phân chia, lên kế hoạch cho thời gian, lịch học cụ thể theo từng khóa học và năm học. Nhờ vào đó, những người đi làm có thể thu xếp được công việc, bố trí thời gian học hợp lý, hoàn thiện chương trình của mình theo kịp với tiến độ đã đề xuất trước đó.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu cho việc tiếp thu được lượng kiến thức, chuyên môn ở một ngành nghề khác phục vụ cho công việc hiện tại thì hiện nay đại học tại chức được khá nhiều người quan tâm và lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều người lựa chọn học tại chức chỉ vì bởi vì nó hợp lý được thời gian chứ không phải học liên tục như dạng học văn bằng 2
Tuy nhiên, sau tốt nghiệp thì tấm bằng được cấp sẽ là bằng tại chức chứ không phải là bằng chính quy
Xem thêm: Hợp đồng dài hạn là gì? Những lưu ý trước khi kí kết hợp đồng
6. Hồ sơ đăng ký học hệ tại chức cần những gì?
6.1. Hồ sơ đăng ký học hệ tại chức cần những mẫu giấy tờ sau
- Mẫu đơn nhập học ( mẫu đơn này do trường tổ chức học tại chức cung cấp và được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của trường đó). Mẫu đơn này phải có sự xác nhận của cơ quan công an địa phương hoặc ủy ban nhân dân địa phương đối với những người chưa có việc làm hoặc đối với những người đã có việc làm và đang đứng đầu cơ quan hoặc đơn vị. Mẫu đơn nhập học phải được xác nhận trong vòng 6 tháng kể từ ngày dự tuyển.
- Mẫu đăng ký xét tuyển theo hình thức vừa học vừa làm
- 02 ảnh chân dung 3x4 cm ( ảnh chụp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày chụp cho đến ngày nộp hồ sơ đăng ký nhập học) và viết thông tin tên tuổi, ngày sinh ở mặt sau ảnh;
- Bản gốc, bản sao chứng nhận bằng tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học.
- Bản gốc, bản sao hợp lệ của bảng kết quả học tập, bản tin
- 2 phong bì dán sẵn và ghi rõ địa chỉ, thông tin liên lạc của thí sinh
Nếu hồ sơ không đầy đủ tài liệu và thủ tục cần thiết, nhà trường không chấp nhận đơn đăng ký đó và đối với trường hợp thông tin không chính xác, ứng viên phải chịu trách nhiệm và có thể bị buộc thôi học mà không được hoàn trả hồ sơ cũng như học phí.
6.2. Cách thu nhận đơn đăng ký dự tuyển:
Thí sinh có thể nộp hồ sơ xin nhập học và lệ phí đăng ký cho trường theo 2 cách: gửi qua đương bưu điện hoặc đến trực tiếp điểm trường để nộp. Trường hợp thí sinh đến điểm trường để nộp thì sẽ nộp trong giờ hành chính (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ) trên cơ sở diễn ra liên tục trong năm.
Ứng viên nộp hồ sơ sẽ được trường tiến hành xét tuyển trong thời gian gần nhất. Với những hồ sơ được nộp trường không trả lại phí.
1406 0