Đất sổ hồng là gì? Một số điều người dân cần biết khi đề nghị cấp đất sổ hồng
Theo dõi work247 tạiLiên quan đến mặt pháp lý, đất sổ hồng hay đất sổ đỏ chỉ là các tên gọi do người dân tự đặt ra từ hình thức màu sắc bên ngoài. Nếu như chúng ta vẫn chỉ thường nghe đến cái tên sổ đỏ, phần lớn mọi người còn chưa biết đến sổ hồng. Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Một số khái niệm cần biết
Hầu hết đa phần người dân khi hỏi đến các giấy tờ thủ tục liên quan đến pháp lý đều mơ hồ. Nhưng nếu bạn đã trưởng thành hoặc đã có gia đình thì hẳn sẽ rất quan tâm các vấn đề nhà ở và đất đai. Cùng nhau tìm hiểu một số khái niệm dưới đây nhé:
- Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ hay là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo quy định của Nhà nước là giấy cấp cho khu vực ngoài đô thị (nông thôn), do Bộ tài nguyên và môi trường phát hành. Về hình thức nhận dạng, sổ có màu đỏ đậm và người sở hữu đất sẽ được cấp sổ này từ cơ quan UBND cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Một số loại hình đất được cấp sổ đỏ như đất nông - lâm nghiệp - thủy sản, đất nhà ở thuộc diện nông thôn.
- Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và sử dụng đất đai ở tại khu vực đô thị hay còn gọi là sổ hồng, do Bộ Xây dựng phát hành. Về hình thức nhận dạng, sổ có màu hồng nhạt. Người sở hữu đất sổ hồng sẽ được cấp sổ này từ UBND tỉnh, sau này do nhu cầu cấp sổ hồng tăng nhanh nên UBND tỉnh ủy quyền cho UBND quận, thị xã được phép ban hành sổ để kịp tiến độ.
- Các trường hợp được cấp sổ hồng, bao gồm các trường hợp sau đây:
+ Người đồng sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở.
+ Nếu người sử dụng nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở thì sẽ chỉ được ban hành giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Để thuận tiện hơn về các thủ tục pháp lý khi ban hành giấy phép. Bắt đầu từ năm 2024, Bộ Tài nguyên môi trường cùng với Chính phủ đã ra quyết định hợp nhất sổ hồng và sổ đỏ, gọi chung là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Mọi loại đất và nhà ở trên cả nước đều được Bộ Tài nguyên môi trường cấp giấy này.
Việc làm luật - pháp lý
2. Các thủ tục cần thiết khi đề nghị cấp hoặc sang tên đất sổ hồng là gì?
Việc đề nghị cấp hoặc sang tên đất sổ hồng được áp dụng với tất cả các đối tượng gồm các cá nhân đang sinh sống tại Việt Nam, hộ gia đình, kể cả các cá nhân đã định cư và sinh sống tại nước ngoài đang sử dụng đất ở Việt Nam gắn với sở hữu nhà ở. Như đã đề cập ở trên, từ khi hai loại giấy sổ hồng và sổ đỏ được hợp nhất thành một loại giấy đó là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở, và tài sản gắn liền với đất. Chính vì thế, về bản chất, các thủ tục cấp sổ hồng chính là thủ tục cấp loại giấy này. Bao gồm các thủ tục như sau:
1) Công dân có nhu cầu cấp sổ chuẩn bị giấy (mẫu đơn) đăng ký và nộp tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc nộp tại Văn phòng chi nhánh đăng ký đất.
2) Trường hợp công dân nộp hồ sơ tại UBND các cấp, thì UBND có trách nhiệm nhận và giải quyết hồ sơ của công dân có nhu cầu cấp sổ trong thời hạn 1 ngày. Cán bộ UBND các cấp tiến hành thủ tục kiểm tra hồ sơ xem có đầy đủ không. Nếu không, cán bộ có thẩm quyền có quyền không tiếp nhận hồ sơ của công dân và thực hiện hướng dẫn, nhắc nhở công dân chuẩn bị hồ sơ khác đúng theo quy định của luật. Nếu hồ sơ của công dân nộp đầy đủ giấy tờ và thông tin cần thiết, cán bộ nhận hồ sơ điền rõ thông tin vào sổ nhận và tiến hành cấp phiếu đã nhận hồ sơ cùng với giấy chứng nhận. Tiếp sau đó, cán bộ có thẩm quyền tại UBND các cấp thực hiện quy trình thẩm tra đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất và lưu trữ hồ sơ theo quy định; Trường hợp công dân nộp hồ sơ tại Văn phòng chi nhánh đăng ký đất đai, sẽ được cán bộ văn phòng tiến hành kiểm tra hồ sơ, xem có hợp lệ và đầy đủ thông tin không. Nếu không đầy đủ, cán bộ văn phòng có quyền không tiếp nhận và hướng dẫn công dân chuẩn bị lại hò sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ văn phòng tiến hành nhận hồ sơ, điền đủ thông tin và trả kết quả gồm phiếu đã nhận hồ sơ cùng với giấy chứng nhận. Tiếp sau đó, cán bộ văn phòng gửi toàn bộ hồ sơ đến UBND các cấp, lấy kết quả về tình trạng, nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng, các tranh chấp đất và đối chiếu với thông tin công dân đã khai trong hồ sơ đăng ký trong trường hợp đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp và lưu trữ thông tin.
3) Cán bộ có thẩm quyền thuộc UBND các cấp tiến hành kiểm tra và xác nhận tình trạng, nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng, các tranh chấp đất đất, nhà ở, tài sản gắn với đất đối chiếu với thông tin người đăng ký đã khai trong hồ sơ đăng ký trong trường hợp đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp và lưu trữ thông tin.Các quy trình này sẽ được tiến hành trong thời hạn 15 ngày bao gồm cả việc tiếp nhận các phản hồi của người đăng ký và gửi hồ sơ đến văn phòng chi nhánh đăng ký đất đai.
4) Tiếp theo, cán bộ Văn phòng chi nhánh đăng ký đất đai thực hiện các quy trình như sau: Kiểm tra hiện trạng (vị trí, diện tích) đất; Kiểm tra và xác minh hồ sơ đối chiếu với thực trạng xem có đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vào đơn đăng ký; Cập nhật vào hồ sơ địa chính các dữ liệu, thông tin của mảnh đất cần đăng ký. Trong trường hợp, người sở hữu tài sản gắn với đất không có hoặc bị thay đổi so với giấy tờ theo quy định thì tiến hành lập phiếu xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước. Cơ quan quản lý Nhà nước quyết định và trả lời đến Văn phòng chi nhánh đăng ký đất đai trong thời hạn không quá 05 ngày; Gửi thông tin liên quan đến địa chính lên cơ quan thuế nhằm xác định thu tài chính (chỉ trừ các trường hợp không thuộc diện phải nộp thuế theo quy định).
5) Các cán bộ chi cục thuế các cấp phải hoàn thành việc xác định các thủ tục đã nêu trên trong vòng 05 ngày làm việc.
6) Trong thời gian 05 ngày, cán bộ Văn phòng chi nhánh đăng ký đất đai thực hiện kiểm tra lại và nộp toàn bộ thủ tục hồ sơ đăng ký lên cơ quan ban hành giấy chứng nhận sử dụng (Bộ Tài nguyên môi trường). Cán bộ có thẩm quyền tại Bộ Tài nguyên môi trường kiểm tra, trình lên người có chức vụ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng giải quyết và ký giấy. Sau đó, hoàn thiện hồ sơ lần cuối và chuyển giao về Văn phòng chi nhánh đăng ký đất đai.
7) Văn phòng chi nhánh đăng ký đất đai bổ sung việc cấp giấy chứng nhận vào cơ sở dữ liệu đất, hồ sơ địa chính, photo giấy chứng nhận và lập phụ lục hồ sơ lưu trữ; Trả kết quả (hay giấy chứng nhận) đối với công dân được cấp giấy đã hoàn thành việc nộp lệ phí cho cơ quan thuế hoặc gửi giấy chứng nhận về UBND các cấp có thẩm quyền trao trả sau (đối với công dân nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy tại UBND các cấp).
Nếu bạn là người quan tâm đến vấn đề xin cấp giấy chứng nhận đất sổ hồng là gì? Khi các thủ tục pháp lý, giấy tờ ngày càng phức tạp, bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình xin cấp giấy. Chính vì thế, bài viết trên đây nhằm cung cấp cho bạn các thông tin và thủ tục cơ bản cần thiết khi cần cấp giấy đất sổ hồng. Hy vọng sẽ giải quyết phần nào những thắc mắc của các bạn.
1417 0