Xuất cảnh là gì? Những hệ lụy từ việc lao động Việt Nam xuất cảnh trái phép

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 22-03-2024

Mặc dù chưa hiểu rõ xuất cảnh là gì và luật xuất cảnh cụ thể ra sao. Thế nhưng, kiếm tiền từ việc xuất cảnh trái phép sang các nước để làm thuê luôn là con đường mưu sinh của phần lớn người lao động Việt Nam.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Xuất cảnh và luật xuất cảnh ở Việt Nam

Xuất cảnh là gì?

Theo Dự thảo mới nhất của Quốc hội Việt Nam về luật xuất nhập cảnh: “Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.”

Các lao động chuẩn bị xuất cảnh ra nước ngoài

Nguyên tắc xuất cảnh ở Việt Nam và những hành vi bị nghiêm cấm xuất cảnh

Để xuất cảnh sang một quốc gia khác, công dân Việt Nam phải bảo đảm đầy đủ các giấy tờ xuất cảnh do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

Các trường hợp bị nghiêm cấm xuất cảnh, bao gồm:

- Sử dụng các thông tin giả để được cấp giấy tờ xuất cảnh.

- Thực hiện hành vi làm giả giấy tờ và sử dụng giấy tờ trái quy định.

- Thực hiện hành vi trao đổi, mua bán giấy tờ; thay đổi thông tin giấy tờ xuất cảnh trái phép.

- Thực hiện hành vi lợi dụng xuất cảnh gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Lạm dụng chức năng, quyền hạn gây khó khăn trong khi thực hiện việc giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất cảnh cho công dân.

- Thực hiện hành vi thay đổi thông tin sai sự thật về xuất cảnh của công dân đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Thực hiện các hành vi trì hoãn, tịch thu giấy phép xuất cảnh trái quy định của Nhà nước.

Theo chúng tôi tìm hiểu, những năm gần đây, ở Việt Nam, tình trạng người lao động có ý định xuất cảnh trái phép sang các nước lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… chiếm số lượng ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn, vấn đề tìm việc làm chưa được giải quyết, tỷ lệ thất nghiệp cao. Bên cạnh đó, nhận thức hiểu biết của người dân về xuất cảnh là gì và luật xuất cảnh quy định thế nào còn chưa rõ ràng. Chính vì thế, là đối tượng bị các kẻ xấu, các môi giới trung gian lừa đảo đưa ra nước ngoài làm thuê bất hợp pháp.

Việc làm xuất nhập khẩu

Thực trạng xuất cảnh trái phép những năm trở lại đây

Người lao động ở Việt Nam đa số chọn Trung Quốc là “điểm dừng chân”,  theo thống kê những lần bị cơ quan nước bạn trao trả, các “lao động chui” này phần lớn có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang đã tự ý vượt biên theo các đường mòn, đường tắt, lối mở trên khu vực biên giới để sang Trung Quốc. Khi đang lưu hành, do không có giấy tờ xuất cảnh hợp pháp nên bị các cơ quan chức năng Trung Quốc bắt và giam giữ, thời hạn giam giữ từ 1 đến 3 tháng.

Lực lượng chức năng tiếp nhận công dân xuất cảnh trái phép bị trục xuất

Tại Việt Nam, Thanh Hóa nằm trong top đầu các tỉnh “sở hữu” số lượng cư dân xuất cảnh trái phép. Theo nguồn thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, 3 năm trở lại đây, số lượng thi thể được trao trả về địa phương lên đến gần 50 người, một số trường hợp khác còn bị mất tích. Bên cạnh đó, có hàng nghìn lao động bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ, phạt và trục xuất về nước.

Xem thêm: Xuất hóa đơn đỏ là gì? Tất cả những vấn đề liên quan tới xuất hóa đơn đỏ

Hệ lụy đáng báo động

Mặc dù, nhu cầu kiếm tiền ngày càng cao, và chính con đường làm giàu từ việc ra nước ngoài lao động có một thu nhập ổn định và cao hơn so với lao động trong nước. Tuy nhiên, mặt trái của việc xuất cảnh trái quy định là những sự đánh đổi không hề nhỏ của một bộ phận lớn người lao động của Việt Nam. Ngoài những hậu quả liên quan đến mặt pháp lý, gây mất trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Đồng thời, nghiêm trọng hơn nữa là người lao động nhiều lúc phải đối mặt với cái chết, bỏ mạng nơi xứ người, bị xâm hại về thân thể.

Vì sao lại xuất hiện những trường hợp như vậy? Bởi vì một số người dân không nhận ra rằng việc xuất cảnh "chui" là vi phạm pháp luật, họ không có đầy đủ giấy tờ cần thiết và hợp pháp. Do đó, họ dễ bị các công ty, doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng, ép buộc. Họ phải sống trong một môi trường "ổ chuột", đầy lo sợ, cuộc sống vất vả, khó khăn, gánh chịu một áp lực khắc nghiệt khi làm việc hơn 12 tiếng một ngày. Ngoài ra, ở xa quê hương, họ còn phải đối diện với nhiều vấn đề xã hội tại đất nước họ, bị doanh nghiệp lừa đảo, quỵt lương, ép buộc làm thêm giờ. Họ không có hợp đồng lao động và không được hưởng các quyền lợi bảo hiểm nên khi bị ốm hoặc tai nạn không được chăm sóc, bồi thường theo quyền lợi của người lao động.

Cuộc sống vất vả khi xuất cảnh trái phép

Xuất cảnh trái quy định Nhà nước không chỉ gây hại đến bản thân người lao động mà còn gây hậu quả nặng nề đến gia đình và xã hội. Nếu không may mắn, gia đình phải chịu đau thương khi mất đi người thân, kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội khác.

Việc làm phát triển thị trường

Giải pháp khắc phục tình trạng xuất cảnh trái phép

Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, nhu cầu tìm kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập của người dân là vô cùng chính đáng. Đặc biệt là đối với các đối tượng lao động thuộc hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, mục đích của họ chỉ là kiếm tiền để có một cuộc sống đầy đủ hơn, hoặc đơn giản đối với họ chỉ là mưu sinh qua ngày.

Tuy nhiên, lựa chọn con đường ra nước ngoài lao động một cách trái phép, khi chưa thực sự nắm rõ về xuất cảnh là gì và các thủ tục cần thiết để một công dân được phép xuất cảnh đã dẫn đến hành vi trái pháp luật, gây mất trật tự ổn định xã hội và ảnh hưởng đến tình hình an ninh biên giới.

Chính vì thế, để giảm bớt thực trạng nóng hổi này, Chính phủ cần đưa ra những biện pháp hiệu quả giúp cho người dân (đặc biệt tập trung vào các đối tượng thuộc vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, ít kiến thức) nắm bắt một cách rõ ràng hơn và thực hiện tốt hơn các quy định liên quan đến thủ tục xuất cảnh.

Một trong các giải pháp đầu tiên cần thiết nhất lúc này, đó chính là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân giúp họ có cái nhìn chân thực hơn về những hệ lụy từ việc xuất cảnh ra nước ngoài trái phép, tránh những rủi ro cho cá nhân gia đình và cả xã hội. Bên cạnh đó, tránh trường hợp người dân thiếu hiểu biết, trở thành đối tượng trong tầm ngắm của kẻ xấu, bị lợi dụng, lừa đảo đem ra nước ngoài làm thuê, các ban ngành địa phương cần phối hợp với cơ quan công an, biên phòng và cá cơ quan chức năng khác làm nhiệm vụ quản lý nghiêm, chặt chẽ hộ tịch, hộ khẩu, các thủ tục khai báo tạm trú, tạm vắng; chia sẻ, động viên nhân dân trong việc đứng lên tố cáo các hành vi xuất cảnh trái phép, môi giới trái phép khi bị phát hiện. Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Cán bộ biên phòng tuyên truyền về luật xuất cảnh

“Giấc mộng làm giàu” chỉ có thể trở thành hiện thực khi chúng ta biết kiếm tiền một cách chính đáng. Con đường xuất cảnh ra các nước với mục đích du học, lao động,… nhẹ nhàng hơn khi chúng ta trang bị được một nền tảng kiến thức cơ bản, chí ít xuất cảnh là gì và những thủ tục cần để xuất cảnh thì tình cảnh “vỡ mộng” khi đi lao động sẽ không bao giờ còn là một gánh nặng cho cả bản thân người lao động và xã hội nữa.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1024 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT