[Góc định hướng] Không biết mình thích nghề gì phải làm sao?
Theo dõi work247 tạiKhông biết mình thích nghề gì là một thực trạng chung của giới trẻ hiện nay. Thậm chí, đó còn là vấn đề của những người đã và đang làm một công việc nào đó. Xác định hướng đi cụ thể về nghề nghiệp trong tương lai luôn quan trọng khi bạn đứng trước các ngưỡng cửa như Đại học, Du học, THPT,... Không ít những trào lưu hiện nay đã ảnh hưởng đến tâm lý chọn nghề của các bạn trẻ. Nhưng điều đó có nên? Cùng work247.vn giải đáp qua bài viết nhé!
1. Làm thế nào khi không biết mình thích nghề gì?
Với những học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa Đại học, không biết mình thích nghề gì khiến các em không xác định được trường nào, ngành gì để theo đuổi. Một sinh viên do không biết mình thích nghề gì nên lúc nào cũng ở một trạng thái chênh vênh, hoang mang không biết sẽ làm công việc gì sau khi ra trường. Mình chọn ngành học này có đúng hay sai?
Một tân cử nhân cầm tấm bằng đại học trên tay nhưng không biết mình thích nghề gì, nên cứ nhảy việc thường xuyên và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thậm chí, một nhân viên đã có trong tay kha khá kinh nghiệm làm việc nhưng khi được hỏi thích nghề gì thì vẫn chỉ lắc đầu cho qua. Làm việc ngày qua ngày như một cỗ máy, như cách chúng ta không chịu thở thì sẽ chết. Vậy nên làm gì khi bạn đang ở một trong những trường hợp nêu trên?
Khám phá bài viết: Định hướng nghề nghiệp
1.1. Bắt đầu từ việc xác định gốc rễ của vấn đề
Xác định được nghề nghiệp tương lai là khi bạn thỏa mãn được những yếu tố như sau: Sở thích, niềm đam mê, điểm mạnh, nhu cầu xã hội đối với việc làm đó, mức lương, chế độ, môi trường làm việc, giá trị nghề nghiệp,...
Đầu tiên, nếu việc làm đó có thể thỏa mãn những yếu tố như sự ổn định, mức lương cao hoặc xứng đáng với năng lực của bạn, có giá trị nghề nghiệp với xã hội cao, môi trường làm việc ấn tượng,... thì chắc chắn công việc đó về cơ bản có thể khiến bạn hài lòng trong 8 tiếng đồng hồ làm việc. Nếu như công việc đó lại có nhu cầu về nhân lực cao thì điều đó lại càng thêm ý nghĩa.
Mặc dù vậy, trước khi có được những tiêu chí trên, bạn cần làm rõ những tiêu chí khác bao gồm: Niềm đam mê, sở thích, điểm mạnh, tính cách cá nhân của bạn. Chính vì vậy, hãy áp dụng một số bước để chọn nghề phù hợp dưới đây.
1.2. Xác định niềm đam mê và sở thích cá nhân
Đam mê và sở thích có thể được xác định qua những cách sau:
- Thứ nhất, bạn có thể thống kê lại toàn bộ chương trình, sự kiện, hoạt động mà bạn đã từng tham gia từ giai đoạn cấp hai đến bây giờ. Trong đó, thử xác định hoạt động nào bạn yêu thích, còn hoạt động nào thì không. Tại sao bạn lại thích hoạt động đó, vì ý nghĩa, vì môi trường hay vì con người?
- Thứ hai, thử làm một vài bài trắc nghiệm kiểm tra tính cách của bạn xem bạn có sở thích như thế nào? Đam mê và sở thích không có giới hạn, cũng không có đúng sai. Có những sở thích đối với người khác là kỳ lạ, nhưng với những người khác lại là điều thú vị. Trên thực tế, sở thích đặc biệt thường mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho bạn.
Khác với sở thích, đam mê dành trọn tâm huyết và sự tập trung của bạn hơn. Có đam mê, bạn sẽ đầu tư về thời gian và công sức để hiểu về đam mê đó, biến chúng thành hiện thực. Để xác định được những thứ bạn thích có phải là những thứ bạn đam mê hay không? Bạn có thể đặt mục tiêu thời gian trong khoảng 1 tiếng đồng hồ chỉ để tìm kiếm và làm những thứ liên quan đến sở thích đó. Nếu là đam mê, bạn thực sự sẽ không cảm thấy chán nản và bỏ cuộc giữa chừng.
Đọc thêm: Nghề nghiệp là gì? Thế nào là một định hướng nghề nghiệp
1.3. Bạn có thể làm tốt được cái gì?
Phát hiện được điểm mạnh cá nhân là một bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề không biết hướng nghề nghiệp phù hợp. Một công việc tương lai luôn cần đến kỹ năng, năng lực thực tế, đó cũng chính là những điều mà nhà tuyển dụng luôn mong muốn. Để tìm ra điểm mạnh của bản thân, bạn có thể:
- Thử truy cập và tìm kiếm một công việc nào đó mà bạn đang nghĩ trong đầu. Chẳng hạn như Biên tập viên, hãy nhấn vào tin tuyển dụng, sau đó đọc qua phần mô tả công việc, yêu cầu công việc cụ thể,... Xem xét xem bạn có hứng thú với nội dung công việc đó không? Nếu có, bạn có năng lực cụ thể nào có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không? Càng tham khảo nhiều công việc càng tốt, hãy ghi chú tất cả ra sổ ghi chép nhé.
- Tương tự như sở thích, bạn cũng có thể tham gia một vài bài test để khám phá tính cách cũng như khả năng của mình. Sau khi thực hiện xong, hãy liệt kê ra giấy khoảng 10 kỹ năng chuyên môn, hay kỹ năng mềm mà không phải là những kỹ năng thông dụng như giao tiếp, lãnh đạo, tin học văn phòng hay làm việc nhóm....
1.4. Giá trị nghề nghiệp của bạn là gì?
Với nhiều người, có được một công việc, bất kể đó là công việc gì là một ước mơ và mục tiêu của họ. Miễn công việc đó có thể mang lại sự ổn định về tài chính cho họ. Đối với những người như vậy, tiền chính là mục đích sống, thậm chí là cả đam mê.
Với một vài người khác, gia đình là mục đích sống của họ, một công việc đối với họ không cần quá cao sang, không buộc phải sản sinh ra rất nhiều tiền. Nhưng việc ở bên gia đình, chăm sóc và yêu thương khiến họ rất vui. Có những người thì mơ ước được làm điều gì đó lương thiện và có đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội.
Chẳng hạn như làm việc cho một tổ chức thiện nguyện, các tổ chức phi chính phủ, làm truyền thông quảng bá các chiến dịch ý nghĩa,... họ sẽ cảm thấy thực sự có giá trị và rất vui vẻ. Nhưng để bươn trải ngoài thị trường, kiếm từng khách hàng như làm Sales thì đó không phải là mơ ước của họ.
2. Lưu ý gì trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho bản thân?
Như vậy, thông qua các bước trên, về cơ bản bạn đã đủ cơ sở để có thể định hướng công việc hay nghề nghiệp tương lai của mình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện điều này, các chuyên gia cũng cho rằng chúng ta cần phát triển thêm một số câu hỏi ngược, nghĩa là những nghi vấn và vấn đề cần đặt ra cho bản thân. Đó là những câu hỏi như sau:
- Thứ nhất, công việc cuối cùng mà bạn lựa chọn có phải là lựa chọn chịu sự tác động hay sự kỳ vọng nhất định từ gia đình, bạn bè, hay thầy cô? Nếu có, thì đó có phải cũng là mong muốn của bạn hay không?
- Thứ hai, đây là công việc hấp dẫn nhất ở thời điểm hiện tại, có tỷ lệ cạnh tranh cao hay phần lớn bạn bè của bạn đều chạy theo công việc này như một trào lưu?
- Thứ ba, có phải bạn đã chọn công việc hay ngành nghề mà chúng đang gắn liền với những tên gọi “hấp dẫn nhất”, “hot nhất”, “có triển vọng nhất”, “lương cao nhất”,... hay không?
Sau khi tìm ra được đáp án của những câu hỏi trên, và kết quả là không có một yếu tố nào làm tác động, ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Thì xin chúc mừng, bạn có thể giữ vững tinh thần, sự tự tin để theo đuổi đam mê của mình đến cùng!
Không biết mình thích nghề gì là một thực trạng “đáng lo ngại” trong cộng đồng người trẻ hiện nay. Hy vọng, thông qua bài viết, bạn sẽ nhận thức rõ hơn về việc xác định đam mê và định hướng nghề nghiệp của mình!
1600 0