Giải đáp thắc mắc và thông tin về khu công nghệ cao là gì?
Theo dõi work247 tạiNgày nay hầu hết lĩnh vực nào cũng đều áp dụng công nghệ cao trong đó với mong muốn sản xuất ra được những sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng cho thị trường hiện nay. Do vậy mà ngày càng xuất hiện nhiều khu công nghệ cao như bây giờ, vậy để biết khu công nghệ cao là gì thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu tổng quan và chức năng của khu công nghệ cao.
Khu công nghệ cao hay còn được gọi là High-Tech Park được định nghĩa là một khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có một ranh giới xác định. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập ra với mục đích nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng các công nghệ cao vào ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Trong một khu công nghệ cao có thể gồm có khu chế xuất, khu ngoại quan, khu bảo thuế và có cả khu nhà ở.
Công nghệ cao là loại công nghệ có nhiều về nghiên cứu khoa học và phát triển, nâng cấp công nghệ. Nó được hình thành và tích hợp từ những thành tựu khoa học và công nghệ tân tiến.
Về việc ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng ưu việt hơn, vượt trội hơn, giá trị gia tăng sẽ cao và thân thiện với môi trường hơn. Chưa hết, công nghệ cao còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới và cả đóng góp cho công cuộc hiện đại hoá của các ngành sản xuất, dịch vụ trên thị trường.
Chức năng của khu công nghệ cao đó là tham gia thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao, đem đến những sản phẩm công nghệ tân tiến, cung cấp các dịch vụ công nghệ hiện đại nhất, liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo nhân lực, sản xuất ra các sản phẩm công nghệ chất lượng tốt nhất.
Bên cạnh đó khu công nghệ cao còn là nơi diễn ra các hoạt động như hội chợ, triển lãm, trình diễn các sản phẩm công nghệ hiện đại như kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao nhằm thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước nhằm thúc đẩy các hoạt động liên quan đến công nghệ cao.
2. Phân loại Khu công nghệ cao như nào?
Khu công nghệ cao có thể được phân loại như sau:
- Khu khoa học truyền thống hoặc được gọi là Traditional Science Park là một khu với chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học nhằm thúc đẩy các quá trình nghiên cứu và triển khai, ứng dụng hoá về các nghiên cứu. Do có mang tính chất khoa học cho nên thông thường sẽ có những mối liên kết chặt chẽ với một trường đại học nào đó.
- Thành phố khoa học (được gọi là Science City): Đây là mô hình gắn liền mới một cộng đồng dân cư có liên quan đến Khoa học và công nghệ trong sinh hoạt và làm việc một cách hoàn chỉnh. Mục đích chính của thành phố này đó chính là phát triển các vùng, khuyến khích phát triển các ngành khoa học dựa trên các cơ sở công nghệ và chuyển giao công nghệ xuất phát từ chính khu công nghệ cao ra bên ngoài.
- Khu đổi mới công nghệ hay còn được gọi là Technology Innovation Park là một loại khu công nghệ cao được thiết kế chủ yếu dành cho các doanh nghiệp với mục đích thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên khu đổi mới công nghệ và việc nghiên cứu, đào tạo thường không được liên kết chặt chẽ với nhau. Thông thường khu đổi mới công nghệ đã có các doanh nghiệp tương đối mạnh về nghiên cứu và thông thường chỉ liên kết lại với một số viên nghiên cứu có cùng một số mục đích nhất định.
- Trung tâm về công nghệ hay còn được gọi là Technology Center: những trung tâm này chủ yếu sẽ nằm ở các thành phố lớn có vai trò hỗ trợ và tư vấn các hoạt động trong kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập tồn tại và phát triển.
Xem thêm: Thung lũng silicon là gì? Bật mí về khu công nghệ cao thế giới
3. Danh sách về các khu công nghệ cao tại Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay có một số các khu công nghệ cao điển hình như là:
- Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đang tọa lạc bên Xa lộ Hà Nội, quận 9, TP.HCM. Khu công nghệ cao này được thành lập vào ngày 24/10/2024
- Khu công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng tại Thạch Thất - Hà Nội. Khu công nghệ cao này được thành lập dựa theo Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1998.
- Khu công nghệ cao Đà Nẵng có vị trí tại xã Hoà Liên và xã Hoà Ninh của huyện Hòa Vàng, thành phố Đà Nẵng được thành lập dựa theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 28/10/2024.
Trong khu công nghệ cao thường được tập trung các doanh nghiệp kỹ thuật cao và những đơn vị hoạt động để phục vụ cho việc tham gia phát triển công nghệ cao. Bên trong các khu công nghệ cao cũng có thể có khu chế xuất, các khu ngoại quan, khu bảo tồn thuế và cả các khu nhà ở.
Bên cạnh đó các thành phần trong Khu công nghệ cao không cố định mà sẽ được thay đổi dựa theo từng giai đoạn của ngành này và còn tùy thuộc vào chiến lược phát triển của Khu công nghệ cao đó. Ở giai đoạn đầu phát triển thì các khu này sẽ tập trung chủ yếu vào tiếp thu các công nghệ và hoạt động sản xuất. Đến khi đã đạt được mức phát triển ổn định thì sẽ sang giai đoạn tiếp theo là cải tiến và bắt đầu sáng tạo công nghệ.
Các khu công nghệ cao được tập trung các nguồn vốn và nhiều nguồn lực khác nhau để tạo nên những cơ sở hạ tầng tốt nhất, đặt nền móng để thúc đẩy các hoạt động sản xuất và kinh doanh khác nhau.
Những sản phẩm công nghệ cao thường được gắn liền và liên kết chặt chẽ với các hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D (Research and Development) bởi vì sự cạnh tranh trên thị trường cũng như các hoạt động nghiên cứu để có thể tạo ra các sản phẩm đó.
Xem thêm: Việc làm công nghệ cao
4. Những quy định chung đối với khu công nghệ cao.
Vì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang sử dụng ngân sách của Nhà nước, chính vì vậy khi kết thúc phải được đánh giá nghiệm thu một cách khách quan và chính xác thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ cùng chuyên ngành. Người giao phó nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo thẩm quyền quyết định nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ đó.
Nhiệm vụ KH-CN không sử dụng ngân sách nhà nước mà do tổ chức hoặc cá nhân tự tổ chức đánh giá và nghiệm thu. Nếu tổ chức hoặc cá nhân không có khả năng để có thể tự đánh giá và nghiệm thu thì có thể đề nghị với cơ quan Quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ của địa phương để xem xét và đánh giá và nghiệm thu kết quả đó.
Kết quả của quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước sẽ có ảnh hưởng tương đối đến lợi ích của quốc gia, an ninh quốc phòng, đối với môi trường, ảnh hưởng tính mạng và sức khỏe con người phải được các cơ quan Quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền ra quyết định thực hiện.
Riêng đối với những nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thì người đứng đầu của cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm ghi nhận, tổ chức ứng dụng, phân bổ kinh phí và đánh giá về hiệu quả của ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đó.
- Thực hiện tham gia xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quôc gia về khoa học và công nghệ, nhất là với những thông tin về các kết quả nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí, các giống cây trồng trọt, chăn nuôi; các thông tin sở hữu trí tuệ; các số liệu điều tra cơ bản về những tài nguyên thiên nhiên và về cả tiềm lực khoa học và công nghệ.
- Thực hiện đẩy mạnh việc phổ biến các thông tin tới người sử dụng, chú trọng vào thông tin khoa học và công nghệ để phục vụ cho doanh nghiệp, phục vụ và phát triển nông nghiệp cho nông thôn, những nơi vùng sâu vùng xa khó khăn.
Trên đây là những thông tin và quy định để lý giải được khu công nghệ cao là gì? Hy vọng qua đây có thể giúp bạn nắm bắt được những thông tin hữu ích về khu công nghệ cao.
1214 0