Tâm sự của những người thi lại đại học: Có phải đã quá muộn?
Theo dõi work247 tạiNhiều bạn trẻ sau khi không thi đỗ được đúng nguyện vọng vào ngôi trường đại học mình yêu thích thì vẫn ấp ủ mong muốn được thử sức thêm một lần. Vậy thì hãy cùng nghe một số chia sẻ, tâm sự của những người thi lại đại học để tiếp thêm động lực nhé.
1. Tại sao lại phải thi đại học?
“Đại học không phải con đường duy nhất dẫn bạn đến thành công nhưng sẽ là con đường ngắn nhất đưa bạn đến thành công”.
- Khi theo học tại các trường đại học bạn sẽ không chỉ được đào tạo về những chuyên ngành để phục vụ cho công việc tương lai mà còn được đào tạo về kỹ năng, con người. Bạn sẽ được rèn luyện trước những áp lực của bài tập, của deadline, của những kế hoạch học tập rồi từ đó bạn sẽ quen với việc đối mặt với áp lực và có cho mình những phương hướng xử lý việc làm được nhanh nhạy và hiệu quả hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia rất nhiều câu lạc bộ tại trường, từ đó gia tăng mối quan hệ, học hỏi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng.
- Hầu hết các công ty, doanh nghiệp hiện nay khi tuyển dụng đều yêu cầu tối thiểu phải có bằng đại học trở lên mới có cơ hội ứng tuyển. Vậy khi đó nếu bạn không có bằng đại học thì bạn đã bị loại ngay từ “vòng gửi xe” rồi.
Xem thêm: Cập nhật mới nhất thông tin Đại học Mở tuyển dụng hiện nay
2. Những lý do để bạn có thể tự tin thi lại đại học.
- Việc thi lại đại học là một quyết định vô cùng dũng cảm.
Khi biết kết quả rằng mình sẽ trượt ngôi trường đại học mà mình yêu thích thì mỗi bạn lại có những cách đối diện khác nhau. Có những bạn sẽ chọn tiếp tục học theo nguyện vọng 2 đã đăng ký trong hồ sơ để tiết kiệm thời gian, còn số khác thì vẫn cố gắng kiên trì, quyết tâm ôn thi lại vào ngôi trường đó. Mặc dù phải đối diện với rất nhiều áp lực từ nhiều phía, nhận được nhiều lời động viên nhưng cũng không ít lời can ngăn từ gia đình, người thân và bạn bè thế nhưng vẫn tiếp tục dấn thân và theo đuổi mơ ước thì quả là một quyết định dũng cảm.
Chia sẻ của bạn Việt Anh - là sinh viên của trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã chia sẻ về câu chuyện của bản thân mình như sau: “Khi mình quyết định không theo học nguyện vọng 2 mà lại quyết định ở nhà ôn thi lại vào năm tới, rất nhiều người đã can ngăn vì lo rằng mình lại trượt một lần nữa thì sao? Thế nhưng mình có niềm tin to lớn vào bản thân, có thể tự chịu trách nhiệm với những quyết định mà bản thân đề ra. Đấy chính là cách duy nhất để mình có thể đối diện với mọi người và quan trọng nhất là đối mặt với kỳ thi đại học lần thứ 2”. Với sự quyết tâm và cố gắng, tin tưởng vào bản thân mình nên lần này thành công đã mỉm cười với bạn Việt Anh khi bạn đã đỗ vào trường Đại học Khoa học Tự nhiên với điểm số cao.
- Bạn có cơ hội lựa chọn ngôi trường phù hợp hơn với bản thân mình.
Hãy coi lần đầu thi lại học là một lần thi khảo sát và thử sức với lực học của bạn. Khi bạn biết được điểm thi của lần thứ nhất thì bạn cũng phần nào đánh giá được năng lực của bản thân mình từ đó có thể chọn cho mình ngôi trường và chuyên ngành phù hợp để thi tuyển một cách chuẩn xác nhất. Theo PGS.TS Lê Văn Một là một cựu hiệu trưởng của trường đại học Thăng Long đã dành lời khuyên cho các bạn trẻ có ý định thi lại đại học rằng: “Thi lại đại học thực sự là một quyết định đáng được ủng hộ, nhưng cũng khuyên các bạn học sinh khi thi lại đại học thì nên chọn trường và khoa có mức điểm chuẩn trên dưới 3 điểm so với mức điểm thi lần đầu”. Đó là một mức điểm tương đối an toàn mà bạn có thể xem xét, cân nhắc để chọn lại trường bởi không ai muốn bước đi nguy hiểm thêm một lần nữa.
- Bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong việc ôn thi đại học.
Qua việc thi đại học lần đầu, bạn đã biết được các dạng đề, cách ra đề và hình thức thi ra sao để tránh mắc lại những lỗi như vậy, ngoài ra có thể tiết kiệm thời gian làm bài hơn. Nhờ việc nắm rõ các yếu tố thiết yếu đó nên tâm lý và tinh thần của bạn cũng sẽ trở nên tự tin hơn trong lần thi đại học thứ hai này. Chia sẻ của bạn Kiều Linh về lần thứ hai thi đại học: “Khi thi đại học lần thứ hai, mình đã có được kinh nghiệm trong quá trình ôn thi cũng như đã nắm vững được cấu trúc của để thi hơn. Từ đó, mình ôn không quá dàn trải mà chỉ tập trung vào trọng tâm, không còn cố gắng ôn những phần quá khó mà chỉ tập trung luyện thật chắc chắn những câu chắc chắn ăn điểm. Cuối cùng nhờ sự cố gắng Kiều Linh đã thi đỗ vào trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bạn đã có được kinh nghiệm trong quá trình làm bài thi
Ôn luyện là một phần nhưng thể hiện như nào trong phòng thi mới là điều quan trọng. Đối với các bạn đã thi một lần đại học thì đã quen với việc căng thẳng và áp lực trong phòng thi. Chính vì vậy ở lần thi thứ hai này các bạn cũng sẽ hạn chế được những căng thẳng đó và bớt mắc phải những sai lầm trong lần thi đầu tiên. Chia sẻ của bạn Thuỳ Dung: “Trong lần thi đại học đầu tiên, là lần đầu được đặt chân đến Hà Nội với rất nhiều khó khăn từ chỗ ăn cho đến chỗ ở. Thế nhưng trong lần thứ 2 đi thi này mình đã có nhiều kinh nghiệm hơn, ngay cả lúc trong phòng thi mình cũng đã có thể căn bằng thời gian làm bài tốt hơn với tâm lý thoải mái hơn”
Xem thêm: Việc làm trưởng phòng tuyển sinh
3. Hướng dẫn thí sinh muốn thi lại Đại học trong năm 2024.
- Để có thể tham dự kỳ thi Đại học thì các thí sinh tự do cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
+ Phiếu đăng ký tham gia thi (2 tờ phiếu giống nhau)
+ Chuẩn bị bằng tốt nghiệp THPT (bản sao có công chứng)
Xem thêm: Cùng giải đáp về thắc mắc Học bổ túc có thi đại học được không?
+ 2 ảnh 4x6 (được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất) có ghi rõ họ và tê, ngày/tháng/năm sinh, tỉnh, huyện và mã số đơn ĐKDT vào phí mặt sau của tấm ảnh đó, 2 ảnh này được đựng trong một phong bì nhỏ.
+ Chuẩn bị 2 phong bì đã dán sẵn tem và có ghi ro địa chỉ liên lạc của thí sinh
+ Chuẩn bị bản sao 2 mặt của chứng minh thư nhân dân được in trên 1 mặt của tờ giấy A4
- Thí sinh tự do cần xin xác nhận ở trên phiếu đăng ký dự thi tại nơi có hộ khẩu thường trú. Bạn có thể làm hồ sơ rồi gửi về quê để xin xác nhận nếu như đang sống ở xa quê. Đối với trường hợp có sổ đăng ký tạm trú thì bạn có thể ra công an phường nơi đăng ký tạm trú để xin xác nhận.
- Đối với thí sinh tự do hiện đang là sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học thì bạn có thể xin xác nhận ngay tại các trường đang học
Lưu ý: Dù bạn thuộc diện đã được nhà trường đồng ý cho thi lại hay là thí sinh tự do thì đều cần phải xin xác nhận của địa phương nơi mà các bạn đã đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Là thí sinh tự do nên bạn có thể nộp hồ sơ ở tỉnh nào cũng được miễn là thuận tiện cho bạn. Thí sinh tự do nộp hồ sơ tại các điểm do Sở GD ở nơi các bạn nộp hồ sơ quy định, thông thường sẽ là phòng giáo dục Quận/Huyện hoặc các trường THPT đã học (phụ thuộc vào quy định của Sở). Đối với thí sinh tự do có thể lựa chọn cụm thi bằng cách ghi tên và mã của cụm thi vào trong mục 10 của phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia.
- Với các thí sinh tham gia dự tuyển vào các trường/khối tuyển môn năng khiếu thì ngoài việc cần làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT để thi lấy điểm môn văn hoá thì cần phải làm thêm hồ sơ đăng ký dự thi môn năng khiếu theo quy định của trường mà thí sinh đó muốn xét tuyển.
- Đối với những bạn thi lại vào các trường Năng khiếu thì vẫn theo đó, các trường năng khiếu vẫn sẽ duy trì xét vào đại học những môn thuộc các khối như các năm trước vì vậy năm trước bạn thi những môn gì thì năm nay vẫn thi như vậy, ngoài ra có thể trường sẽ mở thêm các tổ hợp môn khác. Về lịch thi và địa điểm thi thì các trường năng khiếu đó sẽ tự tổ chức. Thường sẽ tổ chức sau khi kì thi THPT quốc gia kết thúc vì vậy cần chú ý cập nhật, theo dõi lịch thi đầy đủ.
Trên đây là một vài những chia sẻ, tâm sự của những người thi lại đại học, hy vọng qua đây cũng phần nào giúp cho các bạn đang có ý định thi lại vào trường đại học mình mong muốn sẽ có thêm động lực và ý chí để thi đỗ.
5847 0