Nội chính là gì? Cơ quan nội chính có chức năng, vai trò thế nào?
Theo dõi work247 tạiBạn đã bao giờ nghe thấy từ “nội chính” trên báo đài hay tivi, trong những bản tin thời sự? Ý nghĩa thực sự của nó là gì? Cơ quan nội chính có vai trò như thế nào trong việc bộ máy Nhà nước? Hãy tìm hiểu những vấn đề liên quan đến “nội chính” ở bài viết dưới đây.
1. Nội chính là gì
Trong tiếng Anh, từ nội chính là “internal affairs”. Còn từ điển tiếng Việt, nội chính mang nghĩa khái quát là việc chính trị trong nước, đối nội của một quốc gia. Việc làm chính trị đó sẽ do Nhà nước, Đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện.
Hiểu theo nghĩa rộng, nội chính bao gồm tất cả những hành động điều hành mang tính chất đối nội của một quốc gia chủ yếu ở tất cả lĩnh vực. Trong thực tế, ta sẽ hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì nội chính là các hoạt động của những cơ quan nhà nước để đảm bảo an toàn an ninh, trật tự hòa bình quốc gia, an toàn xã hội.
Các công tác nội chính chính là trách nhiệm cả các tổ chức chính quyền, Đảng và nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và cả toàn dân. Các công tác này sẽ chịu sự chỉ đạo của Đảng (tại Việt Nam).
Xem thêm: Phân tích và làm rõ khái niệm chức năng của Nhà nước là gì?
2. Cơ quan nội chính là gì
Trong bộ máy nhà nước, một số cơ quan, tổ chức có chức năng thực hiện công tác nội chính như: Kiểm sát, Tòa án, Quân sự, Công an, Tư pháp, Thanh tra. Các tổ chức nghề nghiệp có tính chất chính trị, xã hội như Hội Luật gia, Liên đoàn luật sư cũng có liên quan đến lĩnh vực nội chính.
Trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, thuật ngữ cơ quan nội chính hiếm khi được sử dụng. Còn trong các văn bản của Đảng, dựa vào sự thay đổi của từng giai đoạn khác nhau, “cơ quan nội chính” cũng được xác định và thể hiện theo nhiều cách hiểu, tùy thuộc vào tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước được giao thực hiện công tác nội chính qua.
Theo Quyết định số 183-QĐ/TW, Ban Bí thư ra quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ban nội chính Trung ương gồm các ngành: Công an, Tòa án, Pháp chế, Kiểm sát, Thanh tra, Quân đội, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có chức năng tham mưu giúp Trung ương Đảng về công tác nội chính.Tòa án, Tư pháp, Thanh tra, Hải quan, Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sư. Nhưng nhiều địa phương khác xác định cơ quan nội chính như: Quân sự, Hải Quan, Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sư, Kiểm sát, Tư pháp, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra, Hải quan, Công an và thêm Chi cục Quản lý thị trường, Sở ngoại vụ, Sở Nội vụ, Chi cục Kiểm lâm, Ban Dân tộc, Ban dân tộc....
Hiện nay, với cách thể hiện trong các văn bản của Đảng, ta có thể hiểu các cơ quan nội chính ở Trung ương gồm các cơ quan: Quân sự,Tư pháp, Thanh tra, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư, Kiểm sát, Tòa án, các cơ quan có chức năng tư pháp trong Công an, Việt Nam. Còn các cơ quan nội chính ở địa phương, bên cạnh việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội còn cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy; luôn sự phối hợp thường xuyên giữa nhiều cơ quan tức là phải phân biệt giữa các cơ quan, tổ chức nội chính hiện hành với các hoạt động của một số cơ quan khác trong lĩnh vực nội chính.
Xem thêm: Tài sản nhà nước là gì? Quy định của nhà nước ta về tài sản nhà nước
3. Chức năng của Ban Nội chính Trung ương
Đây là cơ quan có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban chấp hành Trung ương. Nhận chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp từ Bộ chính trị, Ban bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính như chính sách phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp. Bên cạnh đó còn là cơ quan chuyên môn, có nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Xem thêm: Việc làm luật sư
4. Nhiệm vụ của cơ quan nội chính
4.1. Nghiên cứu và tham mưu
Cơ quan nội chính sẽ tham gia vào công tác nghiên cứu, tham mưu hoặc chủ trì những quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng về công tác xây dựng pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm là những đề xuất, đề án liên quan đến công tác nội chính, chống tham nhũng và cải cách.
Đồng thời cũng sẽ thực hiện công tác chỉ chỉ đạo, phối hợp nghiên cứu một số chủ trương liên quan đến an ninh quốc gia, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp. Bên cạnh đó mỗi cơ quan nội chính sẽ phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan đến lĩnh vực nội chính, tư pháp tại Trung ương.
Thực hiện việc nghiên cứu, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương trong công tác khắc phục chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, có phương án khắc phục những lỗ hổng trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến nội chính. Xử lý những vụ án, vụ việc phức tạp, gây xôn xao dư luận theo luật pháp.
4.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
Các cơ quan nội chính sẽ đồng thời phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu để giúp Ban Bí thư, Bộ chính trị làm tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng năm các lĩnh vực nội chính, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
Làm công tác phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đốc thúc, rà soát, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách mà Đảng, pháp luật của Nhà nước đưa ra về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
Tham gia làm người chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan khác có liên quan giúp Ban Bí thư, Bộ Chính trị tiến hành thanh tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước giao phó.
Tiến hành với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án dính dán tới tham ô, tham nhũng được Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương giao.
Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, tinh thần, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính, các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy có nghĩa vụ phòng chống tham nhũng. Tiến hành định hướng phương hướng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, công tác nội chính.
Tham gia tiến hành các nhiệm vụ khác về kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực nội chính được Đảng giao cho.
4.3. Thẩm định và tổ chức cán bộ
Thẩm định hoặc đưa ra ý kiến đối với các đề án chủ trương thuộc lĩnh vực nội chính trước khi trình Ban bí thư, Bộ Chính trị.
Tham gia các công tác đào tạo tổ chức, cán bộ:
- Kết hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính ở Trung ương lẫn địa phương.
- Kết hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thẩm định, tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị, quản lý và các chức danh khác theo quy định.
Xem thêm: Việc làm thẩm định giám định chất lượng
5. Quyền hạn của cơ quan nội chính
Được phép yêu cầu các cơ quan nội chính từ cấp ủy đến Trung ương báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về công tác, nhiệm vụ được giao phó. Yêu cầu tham dự các phiên họp của các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có liên quan đến ban nội chính.
Trên đây là những thông tin liên quan đến nội chính và cơ quan nội chính. Mong rằng bạn đọc đã có thể trả lời câu hỏi nội chính là gì nhé.
3763 0