[Giải mã khái niệm] TR là gì? Ứng dụng của thuật ngữ TR
Theo dõi work247 tạiKinh tế vĩ mô là một bộ môn khoa học có tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong khối ngành kinh tế. Nhắc đến kinh tế vĩ mô là nhắc đến hệ thống thuật ngữ kinh tế, các công thức kinh tế. TR là một trong những thuật ngữ đó. Hôm nay, work247.vn sẽ cùng các bạn đọc giải mã xem TR là gì qua bài viết dưới đây nhé.
1. Vài nét về kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô (macroeconomics) hẳn là môn khoa học không còn xa lạ đối với nhiều người. Với những bạn sinh viên, ngay từ khi bước vào giảng đường đại học, các bạn đã bắt buộc phải tiếp xúc với kinh tế vĩ mô bởi đây là một trong những bộ môn đại cương, đặc biệt ở những khối ngành tài chính, kinh tế. Đối với nhiều bạn, kinh tế vĩ mô là nỗi ám ảnh bởi đây là môn học có độ khó cao, kiến thức hàn lâm và bao quát nhiều vấn đề thực tiễn.
Bên cạnh kinh tế vĩ mô, không thể không nhắc đến một nhánh khác trong các môn kinh tế học: kinh tế vi mô (microeconomics). Tuy nhiên, kiến thức trong kinh tế vĩ mô tập trung phần lớn ở việc nghiên cứu, phân tích cách thức vận hành, các quyết định, hành vi về kinh tế của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Như đã nói bên trên, nội dung của kinh tế vĩ mô rộng hơn. Khi học kinh tế vĩ mô, người học sẽ được tiếp xúc với những kiến thức kinh tế có độ dàn trải từ tầm quốc gia đến quốc tế, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ chính là những đối tượng đóng góp chủ lực vào nền kinh tế ấy.
Xem thêm: [Học kinh tế ra làm gì?] Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai
2. Định nghĩa khái niệm: TR là gì?
Với những thông tin khái quát trên về kinh tế vĩ mô, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về TR - một cụm từ xuất hiện thường xuyên trong những văn bản, giáo trình giảng dạy của bộ môn này nhé.
2.1. TR trong kinh tế vĩ mô
Có thể nói, doanh nghiệp dù kinh doanh bất kỳ loại hình sản phẩm, dịch vụ cũng không thể không chú tâm đến vấn đề về doanh thu. Đối với nhiều doanh nghiệp, tổ chức, doanh thu chỉ đóng vai trò quan trọng thứ yếu, song hành với doanh thu họ muốn phát triển thêm nhiều yếu tố khác: ý nghĩa sản phẩm, đóng góp cho xã hội…
Tuy nhiên, phần đông doanh nghiệp đều quan tâm đến việc cải tiến, nâng cao quy trình sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí sản xuất, kho bãi… để từ đó nâng cao doanh thu. TR là viết tắt của Total Revenue - Tổng doanh thu. Để tính TR, ta áp dụng công thức:
TR = P.q
Trong đó, P là viết tắt của Price - giá cả; q là viết tắt của Quantity - số lượng sản phẩm được tiêu thụ. Với nhiều bài toán kinh tế, TR là doanh thu đã bao gồm cả lợi nhuận.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn định nghĩa và công thức TR, chúng ta sẽ cùng đến với bài toán ví dụ sau:
Một doanh nghiệp A kinh doanh sản phẩm bánh trung thu. Vào dịp lễ trung thu, doanh nghiệp A sản xuất 20.000 bánh nướng nhân thập cẩm, mỗi bánh có giá 30.000 đồng. Áp dụng công thức trên, ta có được tổng doanh thu của doanh nghiệp A sau khi bán hết 2024 bánh nướng nhân thập cẩm là:
P = 30.000
q = 20.000
TR = 30.000 x 20.000 = 600.000.000 đồng
Có thể thấy, TR càng lớn chứng tỏ giá trị thặng dư sản phẩm bánh nướng nhân thập cẩm đem lại cho công ty A càng cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào các sản phẩm tung ra thị trường cũng có thể tiêu thụ hết và vẫn giữ nguyên giá bán ban đầu. Trong quá trình tung sản phẩm ra thị trường, phụ thuộc và nhu cầu thị trường mà giá cả của sản phẩm sẽ có thay đổi.
Ban đầu khi vào đầu mùa trung thu, nhu cầu mua bánh để ăn, làm quà tặng của nhiều người tăng cao giá thành của sản phẩm bánh nướng nhân thập cẩm sẽ giữ nguyên mức 30.000 đồng. Tuy nhiên khi vào cuối mùa trung thu giá sản phẩm sẽ giảm do nhu cầu sử dụng của người dùng không còn mạnh như đầu mùa. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp khách hàng mua sỉ để bán buôn giá cả cũng sẽ có chênh lệch, nhận được chiết khấu cao hơn. Khi giá sản phẩm giảm, mức khuyến mãi, chiết khấu tăng nhu cầu mua sản phẩm cũng sẽ tăng cao và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
2.2. Một số công thức liên quan đến thuật ngữ TR
Bên cạnh công thức tính tổng doanh thu, trong kinh tế vĩ mô còn có thêm một số công thức khác: doanh thu biên. Đây là phần doanh thu xuất hiện khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm với mức thay đổi trong sản lượng. Công thức tính doanh thu biên:
MR = dTR/ dQ
Trong đó, MR là doanh thu biên, dTR là tỷ lệ doanh thu, dQ là sản lượng.
Cùng với công thức tính TR, ta có công thức sau:
MR = P + Q.(dP/dQ)
Các công thức liên quan đến tổng doanh thu sẽ giúp cho doanh nghiệp ước tính được lợi nhuận thu về khi tung ra thị trường một sản phẩm, dịch vụ nào đấy. Thêm vào đó, để doanh thu luôn ổn định và tăng, doanh nghiệp sẽ cần phát huy nguồn lực về dịch vụ, sản xuất và phân phối cho người tiêu dùng.
Xem thêm: Bạn đã hiểu ngành kinh tế là gì cùng cơ hội việc làm tương lai
3. Những điều cần lưu ý khi nghiên cứu TR trong kinh tế vĩ mô
Với nhiều bạn sinh viên, kinh tế vĩ mô như một nỗi ám ảnh. Việc kiến thức của môn học trải dài và sâu rộng cũng như có tính ứng dụng thực tiễn cao khiến các bạn khó tiếp thu, nhất là với những bạn đã quen với cách tiếp cận kiến thức khi còn học phổ thông.
Với những kiến thức về tổng doanh thu, các bạn nên có sự hệ thống đầy đủ bởi đây là phần kiến thức có tính ứng dụng cao và xuyên suốt chương trình học. Để các bạn có thể có cách học hiệu quả và đạt kết quả cao cũng như ứng dụng được kiến thức trên trường lớp vào quá trình làm việc sau này, work247.vn sẽ gửi đến các bạn một số tips học tập siêu hiệu quả nhé.
Hệ thống lại kiến thức sau mỗi chương học: Mỗi chương học trong kinh tế vĩ mô sẽ tập trung khai thác một vấn đề khác nhau, tuy nhiên các chương sẽ đều liên quan và bổ trợ cho nhau ít nhiều về mặt nội dung và kiến thức. Tuy nhiên, để quá trình ôn thi hoặc ôn tập phục vụ kiểm tra không gặp sự dồn nén về nội dung bài học, các bạn hãy sử dụng sổ, giấy A4, bút highlight để hệ thống và tô đậm những phần kiến thức cần lưu ý.
Hiểu năng lực của bản thân: Kết quả học tập phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến yếu tố năng khiếu. Những bạn có thiên phú tự nhiên sẽ tiếp cận kinh tế vĩ mô dễ dàng hơn những bạn có thiên phú về xã hội. Chính vì vậy việc hiểu rõ năng lực của bản thân để xây dựng phương án học tập đúng đắn là vô cùng cần thiết.
Xem thêm: Việc làm luật kinh tế
Chăm chỉ thực hành: Có thể nói môn học nào cũng cần người học đầu tư thời gian, đặc biệt là những môn toán. Một người học 10 phút/ ngày sẽ không thể có kết quả cao bằng người đầu tư 2 - 3 giờ/ ngày cho một môn học.
Vậy là với những thông tin trong bài viết trên, đội ngũ work247.vn đã cùng các bạn tìm hiểu TR là gì cũng như có cách ôn tập hiệu quả. Không chỉ kiến thức kinh tế vĩ mô, các bạn cũng có thể tìm hiểu và hệ thống lại kiến thức của các môn học khác thông qua các bài viết trên website của chúng tôi. Hãy theo dõi work247.vn ngay để cập nhật thông tin mỗi ngày nhé.
6739 0