Tìm hiểu kinh doanh biên mậu và mô hình phát triển kinh tế biên mậu

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Kinh doanh biên mậu là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng và tiềm năng ngày nay. Trong thời kỳ các quốc gia ngày càng sáp nhập giao dịch thì hoạt động kinh doanh biên mậu lại càng có nhu cầu gia tăng mạnh mẽ. Vậy, kinh doanh biên mậu là gì và hoạt động thương mại biên mậu diễn ra như thế nào? Cùng đến với bài viết sau đây của chúng tôi để có một cái nhìn rõ nhất nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Kinh doanh biên mậu và những thông tin cần nắm rõ

1.1. Khái niệm của kinh doanh biên mậu là gì?

Trong kinh doanh có vô vàn hình thức khác nhau và mỗi hình thức sẽ phục vụ cho một mục đích riêng. Chắc hẳn một trong số chúng ta chưa từng nghe qua về khái niệm kinh doanh biên mậu và không hiểu rõ về nó. Vậy, kinh doanh biên mậu nghĩa là gì và hoạt động kinh doanh này sẽ nhằm cho mục đích gì?

Trước hết, đầu tiên, chúng ta cần đi tìm hiểu khái niệm chung hơn về thương mại biên mậu. Thương mại biên mậu chính là một hoạt động  kinh tế chỉ những hoạt động kinh doanh hàng hóa giữa các nước với nhau. Nhưng hoạt động thương mại có liên quan gì đến kinh doanh biên mậu?

Kinh doanh biên mậu
 Khái niệm của kinh doanh biên mậu

Thực chất thì kinh doanh biên mậu chính là một trong hai phương thức của thương mại biên mậu. Ngoài thương mại biên mậu sẽ còn có thêm cả giao dịch thương mại.

Kinh doanh biên mậu chính là hoạt động trao đổi thương mại qua biên giới của hai quốc gia lân cận với nhau. Kinh doanh biên mậu thì hình thức kinh doanh này sẽ cần phải khai báo với thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế, các thủ tục xuất nhập khẩu,...Hình thức này còn được gọi là mậu dịch. Tùy cùng là phương thức của hoạt động thương mại nhưng kinh doanh biên mậu và giao dịch sẽ có những chính sách khác nhau và có những quy định riêng biệt.

1.2. Phân biệt giữa kinh doanh biên mậu và giao dịch biên mậu

Như đã phân tích ở trên thì chúng ta có thể thấy được rằng giữ kinh doanh biên mậu và giao dịch biên mậu là hoàn toàn khác nhau nhưng không phải ai cũng rõ về điều này và thường rất dễ nhầm lẫn bởi có nhiều sự khác biệt.

1.2.1. Khám phá về phương thức kinh doanh biên mậu

Phương thức kinh doanh biên mậu là hoạt động trao đổi thương mại giữa các quốc gia lân cận với nhau và là một hình thức kinh doanh. Chẳng hạn như là hoạt động kinh doanh biên mật mặt hàng hoa quả giữa Việt Nam với Trung Quốc hoặc Thái Lan, Lào,...

Phân biệt giữa kinh doanh biên mậu
Phân biệt giữa kinh doanh biên mậu và giao dịch biên mậu

Hoạt động kinh doanh biên mậu được áp dụng cho tất cả các cá nhân, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh rõ ràng, có đầy đủ mã số thuế và khi tiến hành các hoạt động buôn bán biên mậu cần phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu khi mà đem hàng hóa đến sang bên kia biên giới có chung 1 đường biên.

Về hàng hóa thì kinh doanh biên mậu sẽ có một quy định rõ ràng. Tất cả mọi hàng hóa buôn bán biên mậu sẽ bắt buộc nộp thuế và lệ phí đi kèm theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó cần phải được kiểm tra về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn,...đều sẽ được kiểm tra một cách gắt gao khi tiến hành thông quan trong kinh doanh biên mậu.

1.2.2. Phương thức giao dịch biên mậu

Đây là phương thức giao dịch thương mại qua biên giới của chỉ người dân sống ở khu vực quanh vùng biên giới với nhau. Việc giao dịch biên mậu hay còn được gọi với cái tên là phi mậu dịch và những cá nhân mua bán hàng hóa này sẽ không cần phải đăng ký kinh doanh với hải quan, chính quyền như hoạt động kinh doanh biên mậu.

Ở phương thức giao dịch này thì điểm khác biệt so với kinh doanh biên mậu là giá trị hàng hóa sẽ không được phép vượt mức 2 triệu đồng đối với 1 người trong ngày. Điều này sẽ chỉ được áp dụng cho cư dân sống ở hai biên giới với nhau.

Sự khác biệt kinh doanh biên mậu và giao dịch biên mậu
Sự khác biệt kinh doanh biên mậu và giao dịch biên mậu chi tiết

Chẳng hạn như một người dân sống ở Kiên Giang thì họ có thể đưa hàng hóa có giá trị dưới 2 triệu qua biên giới nước Campuchia để bán và mua được một lượng hàng với số tiền tương ứng từ Campuchia về Việt Nam. Hoạt động này của họ sẽ không cần phải kiểm tra các giấy tờ mà chỉ cần trình cho những cán bộ biên phòng về giấy tờ tùy thân. So với kinh doanh biên mậu thì giao dịch viên mậu diễn ra một cách đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

Vì số lượng hàng hóa không có quá nhiều cho nên trong giao dịch biên mậu thì sẽ không bị kiểm tra một cách gắt gao như là hoạt động kinh doanh biên mậu. Khi đi qua cửa khẩu các hàng hóa sẽ hiếm khi bị kiểm tra hay sự kiểm soát của cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng.

Như vậy, từ những phân tích rõ ràng trên thì chúng ta có thể thấy được rằng kinh doanh biên mậu và giao dịch biên mậu là hoàn toàn khác biệt nhau. Những chính sách và quy định đề có điểm khác biệt. Vì thế bạn cần nắm rõ điều này để không nhầm lẫn kinh doanh biên mậu và giao dịch biên mậu trong hoạt động thương mại

1.3. Phương thức thanh toán trong kinh doanh biên mậu

Thanh toán biên mậu hay gọi đầy đủ hơn là thanh toán trong buôn bán biên mậu là việc thực hiện hình thức thanh toán giữa hai nước có chung đường lãnh thổ theo quy định về Hiệp định mua bán.

Phương thức thanh toán trong kinh doanh biên mậu
Tìm hiểu phương thức thanh toán trong kinh doanh biên mậu

Về quy định thanh toán biên mậu sẽ có những đặc điểm chung về hình thức cũng như phương thức. Trong đó hoạt động kinh doanh biên mậu khi thanh toán phải chuyển đổi bằng ngoại tệ tự do hoặc đổi tiền cho nước cho chung đường biên giới. Về phương thức thì hai bên sẽ tự thỏa thuận miễn là phù hợp với quy định. Quy định thanh toán biên mậu giữa nước ta với nước khác có chung đường biên giới cũng sẽ có nhiều sự khác biệt với nhau và bạn cần phải nắm rõ như sau:

1.3.1. Thanh toán kinh doanh biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc

- Việc thanh toán phải thông qua Ngân hàng đã được cho phép bằng ngoại tệ chuyển đổi. Những ngân hàng được chọn lựa sẽ bắt buộc có trụ sở trong hoặc ngoài biên giới.

- Việc thanh toán dựa trên tiền tệ là VND và CNY hoặc ngoại tệ tự do. Nếu có chênh lệch trong giao dịch thì thanh toán qua ngân hàng.

1.3.2. Giữa nước ta và Lào trong thanh toán mậu dịch

- Quá trình thanh toán dựa trên tiền tệ là LAK và VND, có thể thanh toán qua phương thức đổi hàng hoặc thông qua ngân hàng đã được cho phép.

- Mỗi ngân hàng của hai bên sẽ được thỏa thuận với nhau về phương thức cũng như cách thức quản lý tài khoản sao cho hợp lý. Đồng thời mỗi số sư của hai bê khi tiến hành thanh toán sẽ không được trái với quy định của nhà Nước hiện hành hai bên.

1.3.3. Thanh toán biên mậu giữa Việt Nam và Campuchia

- Thanh toán bằng ngân hàng được cho phép của hai nước với nhau bằng ngoại tệ tự do theo đúng thông lệ. Tiền tệ sử dụng trong giao dịch là  VND và Riel Campuchia.

Cách thanh toán trong kinh doanh biên mậu
Cách thanh toán trong kinh doanh biên mậu chuẩn nhất

- Có thể chuyển đổi bằng tiền mặt bằng ngoại tệ tự do trong những trường hợp không thể thanh toán qua Ngân hàng. Phương thức này chỉ áp dụng duy nhất cho thương nhân Việt Nam thông qua bán hàng hóa cho thương nhân Campuchia.

2. Phương hướng phát triển kinh doanh biên mậu tại Việt Nam

Từ lâu, hoạt động kinh doanh biên mậu đã xuất hiện và có một tầm quan trọng lớn đối với cuộc sống con người. Trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì kinh doanh biên mậu lại càng quan trọng hơn. Đặc biệt những năm gần đây thì kinh tế biên mậu tại Việt Nam luôn có những chuyển biến vô cùng tích cực và ngày càng phong phú hơn về các chủng loại mặt hàng.

Trong tương lai, để có thể duy trì và phát triển hơn nữa về thế mạnh kinh doanh biên mậu giữa các nước láng giềng thì Việt Nam ta sẽ ngày càng đẩy mạnh hơn nữa về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế biên giới để kinh tế trong nước ngày càng tăng trưởng hơn. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang các nước là gia tăng tỷ trọng hàng hóa nông và thủy sản.

Phương hướng phát triển kinh doanh biên mậu
Phương hướng phát triển kinh doanh biên mậu tại Việt Nam

Như vậy, cùng với đó là thêm những giải pháp về phát triển hạ tầng thương mại biên giới, dịch vụ cung ứng, xúc tiến thương mại, chuyển đổi cơ cấu hàng hóa,...Khi được thực hiện một cách tốt thì kinh doanh biên mậu cũng sẽ phát triển hơn thúc đẩy cơ cấu kinh tế cả nước và gia tăng nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Như vậy, hoạt động kinh doanh biên mậu giữa nước ta và các nước láng giềng ngày càng trở nên sôi động và diễn ra hàng ngày, đây cũng chính là một hoạt động kinh doanh vô cùng phổ biến hiện nay. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được tất cả những thắc mắc của mình xung quanh về buôn bán biên mậu.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem630 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT