[Khám phá] Kỹ năng nhân sự là gì? Cách quản lý nhân sự hiệu quả?
Theo dõi work247 tạiĐể làm một nhà quản trị giỏi, dẫn dắt và lèo lái phòng ban, doanh nghiệp đạt được những mục tiêu lãnh đạo đề ra hoặc phát triển, giữ vững vị thế trên thị trường bạn sẽ cần cả kiến thức thực tế, chuyên môn lẫn những kỹ năng làm việc. Một trong số những kỹ năng không thể thiếu của những nhà lãnh đạo là kỹ năng nhân sự. Vậy kỹ năng nhân sự là gì? Nhà quản trị cần bồi đắp, trau dồi những kỹ năng nào để quản lý cấp dưới tốt hơn? Hãy để work247.vn giải mã cho bạn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Sự cần thiết của kỹ năng nhân sự đối với doanh nghiệp
Có thể nói, kỹ năng nhân sự là kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc thời đại mới, quyết định một phần lớn hiệu quả công việc của mỗi cá nhân nói riêng và sự phát triển của doanh nghiệp nói chung trên thị trường mục tiêu. Không chỉ các nhà quản trị mà cả những cá nhân trong công ty cũng cần có kỹ năng nhân sự cơ bản để biết ứng xử văn minh, lễ độ với đồng nghiệp và nâng cao tinh thần đoàn kết.
Mỗi cá nhân là một mắt xích quan trọng cấu thành bộ máy doanh nghiệp. Kỹ năng nhân sự là chìa khóa cốt lõi để từng cá nhân dù là lãnh đạo cấp cao hay cấp trung làm việc và vận hành doanh nghiệp trơn tru nhất.
Đối với những nhà quản trị cấp cao, kỹ năng nhân sự sẽ giúp họ đưa ra những chiến lược có tầm nhìn xa hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng không vì vậy mà đi ngược với năng lực chuyên môn của nhân sự trong công ty. Đặc biệt, nhà quản trị cấp cao sẽ cần kỹ năng nhân sự để giao tiếp với cả những cá nhân không thuộc tổ chức, thực hiện những hoạt động như sát nhập, nhượng quyền thương mại, làm quen với đội ngũ nhân viên dưới quyền mới.
Với những nhà quản trị cấp trung, những chiến lược lãnh đạo cấp cao đưa ra sẽ được họ truyền đạt đến những phòng ban dưới quyền. Cùng với đó, họ cũng là đối tượng giao tiếp và cầm cân nảy mực làm cầu nối giữa cầu trên và cấp dưới. Nếu không có kỹ năng nhân sự, họ sẽ dễ đưa ra những quyết định gây mất lòng cấp trên, ảnh hưởng đến công việc cấp dưới. Một số trường hợp xấu có thể gây ra tình trạng mất đoàn kết, mất niềm tin vào lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Cuối cùng là nhà quản trị cấp cơ sở, đây có thể là quản lý của một chi nhánh, tổ trưởng của một tổ sản xuất, nhóm trưởng của một nhóm nhân viên,… Trên thực tế, họ chính là đại diện cho các lãnh đạo cấp cao và tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, dành nhiều thời gian với nhân viên nhất. Tùy theo đặc thù công việc, nhà quản trị cấp cơ sở cũng có thể chính là người đào tạo, hướng dẫn nhân viên làm việc, tiếp nhận và xử lý các thông tin, báo cáo từ nhân viên…
Từ đấy, có thể khẳng định kỹ năng nhân sự là kỹ năng cần thiết bắt buộc phải có đối với các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở.
Sau đó, chúng ta hãy cùng khám phá xem những kỹ năng nhân sự cần thiết là gì và hiểu rõ hơn từng kỹ năng nhé.
Xem thêm: Người quản lý giỏi là người như thế nào - Dấu hiệu nhận biết
2. Top 5 kỹ năng nhân sự các nhà lãnh đạo cần có
Mỗi doanh nghiệp trong từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có những khác biệt riêng về mặt chuyên môn, kỹ năng. Dưới đây là 5 kỹ năng nhân sự sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ trong công việc mà các nhà lãnh đạo cần trau dồi, rèn luyện.
2.1. Kỹ năng giao tiếp với cấp dưới
Kỹ năng giao tiếp luôn được coi là kỹ năng cơ bản nhất đối với không chỉ người lao động khi tham gia ứng tuyển mà đây còn là kỹ năng tiên quyết trong quản trị nhân sự. Mỗi người sẽ có một phong thái nói chuyện riêng cũng như có những thói quen trong giao tiếp. Đơn cử, người hướng ngoại sẽ có cách nói chuyện cởi mở, phóng khoáng hơn người người hướng nội.
Để truyền đạt bất kỳ nội dung, thông tin hay thông báo khen thưởng, xử phạt với cấp dưới người lãnh đạo cần có kỹ năng truyền đạt thông tin khi giao tiếp tốt. Người lãnh đạo nên rèn luyện tone giọng, cách ngắt nghỉ, thái độ, cử chỉ khi nói chuyện. Một trong những điều mấu chốt quyết định chất lượng của cuộc nói chuyện cũng nằm ở ngôn ngữ cơ thể. Hãy tham khảo những tựa sách liên quan đến giao tiếp để cải thiện kỹ năng này đồng thời bổ trợ cho những kỹ năng khác như thuyết trình, thuyết phục nhé.
2.2. Kỹ năng multitasking – làm nhiều việc cùng lúc
Khi làm nhà quản trị, dù bạn ở cấp cơ sở, cấp trung hay cấp cao khối lượng công việc sẽ yêu cầu bạn cần có khả năng hoàn thành song song nhiều tác vụ. Với kỹ năng này, bên cạnh những kỹ năng mềm nhà quản trị còn cần phải có vốn kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề đặc biệt là hệ thống thông tin của doanh nghiệp ban đang làm việc: sản phẩm, chiến lược marketing, xúc tiến bán,…
Khi làm nhiều công việc cùng một lúc, nhà quản trị cũng sẽ cần phân bố công việc hiệu quả và quản lý cấp dưới trong quá trình hoàn thành tiến độ công việc.
2.3. Kỹ năng phân công công việc
Một nhà quản trị giỏi không phải người có năng lực chuyên môn cao nhất nhưng chính là người có khả năng tìm ra, bồi dưỡng và sử dụng những người có năng lực chuyên môn cao. Phân công đúng người, đúng việc luôn là bài toán khó trong nhiều doanh nghiệp bởi không phải nhà lãnh đạo nào cũng có điều kiện tìm hiểu kỹ từng nhân viên.
Những nhà lãnh đạo cấp cao sẽ tiến hành triển khai, thông báo cho các lãnh đạo cấp trung về hoạt động trong tương lai gần, tương lai xa của tổ chức để từ đó các nhà quản trị cấp trung báo lại cho đội ngũ quản trị cấp cơ sở. Người trực tiếp phân chia công việc cho từng thành viên sẽ là nhà quản trị cấp cơ sở.
Xem thêm: Tôi luyện kỹ năng tổ chức công việc để trở nên thành công
2.4. Kỹ năng khen thưởng/ xử phạt nhân sự
Khen thưởng/ xử phạt nhân sự luôn là đề tài nhạy cảm ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên để nhân viên trong công ty luôn được làm việc trong môi trường công bằng nhất, nhận được đúng những thành tích mình đã đạt được cũng như phải chịu trách nhiệm cho sai phạm của cá nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thì việc có cơ chế khen thưởng xử phạt hợp lý là vô cùng cần thiết.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những hình thức khen thưởng/ xử phạt khác nhau dựa trên những quy tắc khác nhau. Nhà quản trị cấp trung sẽ đóng vai trò giải thích thắc mắc khiếu nại và đề xuất khen thưởng với những cá nhân đạt thành tích tốt
2.5. Kỹ năng phán đoán, lên kế hoạch
Bất kể ngành nghề nào cũng phải đối diện với những diễn bất ngờ đến từ thị trường. Chính vì vậy, để lèo lái con tàu “doanh nghiệp” đến được bến bờ và đạt được những mục tiêu đề ra thì đội ngũ quản trị phải có óc phán đoán và lên kế hoạch hợp lý.
Rất nhiều doanh nghiệp chạy theo thị hiếu thị trường, đánh mất bản sắc doanh nghiệp và đã gặp rất nhiều bất lợi trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại. Việc phán đoán để dẫn đạo thị trường, tạo nên xu thế hoặc đi theo xu thế là vô cùng cần thiết trong thời đại mới. Tuy nhiên lãnh đạo cần hiểu về đặc điểm của nhân sự trong doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.
Xem thêm: Tìm việc làm nhân sự
3. Làm thế nào để trau dồi kỹ năng nhân sự?
Đối với bất kỳ kỹ năng nào, nếu muốn thành thục bạn sẽ cần phải rèn luyện thường xuyên. Kỹ năng nhân sự cũng vậy.
Nhìn chung, kỹ năng nhân sự là tổng hòa, bao quát của những kỹ năng quản lý quản trị nhân sự. Chính vì vậy, để hiểu nhân sự trong doanh nghiệp, quản lý nhân sự hiệu quả nhất đội ngũ quản trị sẽ cần phải thường xuyên tiếp xúc, tổ chức những sự kiện để lãnh đạo và nhân viên làm quen, tìm hiểu về nhau. Cùng với đó, ban lãnh đạo phải tạo ra một không gian làm việc để nhân viên phát huy được tối đa năng lực bản thân trong điều kiện tốt nhất.
Vậy là câu hỏi “Kỹ năng nhân sự là gì?” đã được work247.vn giải đáp trong bài viết trên. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm những kỹ năng làm việc khác, hãy truy cập ngay trang blog của chúng tôi nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo.
5317 0