Ký quỹ là gì? Những thông tin cực kỳ lý thú về ký quỹ là gì?

Theo dõi work247 tại
Hoàng Thanh Vân tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Thanh Vân

Ngày đăng: 16-05-2024

Trong công việc kinh doanh, bạn thường xuyên nghe thấy cụm từ “ký quỹ” nhưng bạn lại không hiểu rõ bản chất của Ký quỹ là gì? Vậy thì bài viết sau đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về ký quỹ là gì cùng những thông tin quan trọng quay quanh ý nghĩa của cụm từ này.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Ký quỹ là gì? Những thông tin cơ bản không thể bỏ qua về ký quỹ là gì?
Ký quỹ là gì? Những thông tin cơ bản không thể bỏ qua về ký quỹ là gì?

1. Khái quát về ký quỹ là gì?

1.1. Ký quỹ là gì?

Trong quá trình giao dịch trong kinh doanh, bạn làm việc độc lập và bạn cần phải làm quen với việc “Ký quỹ”. Vậy thì ký quỹ là gì? Ký quỹ có những ý nghĩa như thế nào? Ký quỹ mang tới những lợi ích thực tiễn nào cho những người làm kinh doanh?... cùng tìm hiểu chi tiết thông tin ngay bên dưới.

“Ký quỹ” hay còn được gọi là giao dịch ký quỹ, giao dịch này được xem là hình thức người làm ăn kinh doanh sẽ sử dụng một khoản tiền vay của một công ty chứng khoán để thực hiện kinh doanh gì đó có khả năng sinh lời cao.

Khi ký kết hợp đồng vay tiền, người vay sẽ đưa một tài sản có giá trị làm tài sản đảm bảo cho công ty chứng khoán, như là bảo đảm cho khoản vay.

Ký quỹ là gì? Định nghĩa về ký quỹ là gì?
Ký quỹ là gì? Định nghĩa về ký quỹ là gì?

Ngoài ra, liên quan tới ký quỹ thì chúng ta còn có thuật ngữ “tiền gửi ký quỹ”, đây là một loại tiền mà một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó gửi vào ngân hàng có kỳ hạn hoặc là không có kỳ hạn cung cấp dịch vụ tiền gửi ký quỹ cho khách hàng.

Số tiền mà doanh nghiệp gửi vào ngân hàng sẽ được xem là số tiền/tài sản chính của doanh nghiệp đối với ngân hàng hoặc các tổ chức khác có liên quan khi doanh nghiệp nhận được sự đầu tư nào đó.

Pháp luật có đưa ra quy định về Ký quỹ như sau: đó có thể là tiền hoặc là một vật thể có giá trị như đá quý, tài liệu chứa nội dung vô cùng quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp... những loại tài sản này sẽ được phong tỏa lại trong tài khoản ngân hàng và được kiểm soát một cách cẩn thận, chặt chẽ.

Giữa doanh nghiệp và nhà hàng khi thỏa thuận về vấn đề ký quỹ, thế chấp... doanh nghiệp không đảm bảo đúng theo quy định thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm sai quy định, doanh nghiệp đó sẽ phải bồi thường về mặt kinh tế cho ngân hàng nếu như xảy ra tổn thất.

1.2. Ý nghĩa của ký quỹ trong kinh doanh

Ý nghĩa của ký quỹ trong kinh doanh
Ý nghĩa của ký quỹ trong kinh doanh

Ký quỹ được thực hiện ở tất cả các doanh nghiệp từ khi bắt đầu nhen nhóm các kế hoạch kinh doanh, đây chính là một trong những cách hiệu quả giúp cho các tổ chức hoặc là các doanh nghiệp nghiệp với đủ loại quy mô có thể chứng minh được về khả năng tài chính của mình.

Khi thực hiện ký quỹ. Các nhà đầu tư trên thị trường sẽ dễ dàng tăng được khoản chứng khoán lên, họ mua vào lượng chứng khoán này một cách dễ dàng hơn so với việc nhà đầu tư chỉ có thể dùng số tiền vốn ban đầu.

Đối với các hoạt động đầu tư thì ký quỹ đóng vai trò là một chiếc đòn bẩy mang đến hiệu quả vô cùng, mang lại nhiều lợi nhuận và giảm rủi ro, giảm đi sự thiệt hại một cách đáng kể. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần phải lưu ý rằng các khoản vay mà doanh nghiệp ký quỹ với ngân hàng cũng sẽ được xem xét và giới hạn tương đương so với giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng để làm tài sản thế chấp.  Đồng thời, mức vay mà doanh nghiệp vay của ngân hàng cũng sẽ được tính lãi suất theo quy định.

Việc làm nhân viên kinh doanh

2. Phân tích các loại ký quỹ là gì?

Phân tích các loại ký quỹ là gì?
Phân tích các loại ký quỹ là gì?

Có rất nhiều loại ký quỹ được đưa ra để đảm bảo phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Tùy vào mục đích mà doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư gửi ký quỹ thì sẽ sinh ra những loại ký quỹ riêng biệt. Tuy nhiên, trên thị trường của lĩnh vực kinh doanh hiện nay thì phổ biến nhất vẫn là ba loại ký quỹ được sử dụng nhiều nhất, đó là:

- Bảo lãnh tài sản.

- Mở L/C.

- Kinh doanh loại hình doanh nghiệp đối với các ngành nghề khác nhau.

Chúng ta hãy đi vào phân tích từng loại hình ký quỹ được nêu trên đây nhé:

2.1. Hình thức Ký quỹ L/C

Hình thức Ký quỹ L/C
Hình thức Ký quỹ L/C

Đối với hình thức ký quỹ Letter of Credit (L/C) thì các bạn cần phải hiểu đó chính là hình thức mà trong đó giao dịch được thực hiện giữa những người mua người cung cấp sản phẩm giao dịch này được thực hiện thông qua bên trung gian chính là ngân hàng.

Letter of Credit được lấy làm tên của loại hình ký quỹ luôn, đây chính là một loại giấy tờ cần thiết và quan trọng được lập ra dựa theo nguyện vọng của bên mua, lá đơn được lập ra để đảm bảo cam kết giữa hai bên về việc thanh toán số tiền cần phải trả trong giao dịch, hoặc là thanh toán hết số tiền đó, hoặc là sẽ thanh toán một phần và nợ phần còn lại trong khoảng thời gian nhất định mà bên bán có thể chấp nhận được khoảng thời gian này và số tiền thanh toán.

2.2. Hình thức ký quỹ Bảo lãnh

Hình thức ký quỹ Bảo lãnh
Hình thức ký quỹ Bảo lãnh

Ký quỹ bảo lãnh sẽ được tiến hành thực hiện dựa trên hợp đồng được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng. Hình thức này sẽ được tiến hành giữa các chủ nhà thầu của công trình xây dựng với các nhà đầu tư của công trình xây dựng đó. Bởi vì, những khoản chi phí khi ký quỹ bảo lãnh thì khá là cao, nếu so với hình thức ký quỹ L/C thì hình thức này cao hơn rất nhiều, thập chí là cao gấp nhiều lần.

Khi tiến hành ký quỹ Bảo lãnh thì bên ngân hàng sẽ phải soạn thảo, chuẩn bị trước một mẫu hợp đồng, nhà đầu tư lúc này sẽ ký cam kết để có thể bảo lãnh đối với bên nhà thầu, hợp đồng sẽ có hiệu lực trong thời gian nhất định theo sự thỏa thuận giữa bên đầu tư và bên nhà thầu.

Nếu trong thời gian bảo lãnh mà có sự cố nào đó, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của bên chủ đàu tư thì bên nhà thầu sẽ phải bồi thường một khoản cho chủ đầu tư theo quy định của hợp đồng.

Quỹ bảo lãnh được ký ngay sau khi nhà thầu trúng gói thầu bên phía chủ đầu tư, lúc này nhà thầu sẽ phải ký hợp đồng ký quỹ bảo lãnh để đảm bảo những yêu cầu phù hợp, đảm bảo hạn chế tối đa nhất có thể để không làm xảy ra những rủi ro nặng nề.

2.3. Hình thức ký quỹ doanh nghiệp các ngành nghề

Hình thức ký quỹ doanh nghiệp các ngành nghề
Hình thức ký quỹ doanh nghiệp các ngành nghề

Ký quỹ kinh doanh loại hình doanh nghiệp đối với các ngành nghề khác nhau chính là để đảm bảo cho những ngành nghề có thể hạn chế được mức thấp nhất hiện towngj vị vỡ nợ, dẫn tới các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

Hình thức này sẽ rất quan trọng và có thể đảm bảo các doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh các ngành nghề khác nhau dễ dàng lựa chọn được những hình thức kinh doanh phù hợp nhất với tình hình phát triển của doanh nghiệp đó để không xảy ra các hiện tượng bị vỡ nợ đáng tiếc xảy ra.

Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh

3. Tìm hiểu những đặc điểm, lợi ích của ký quỹ

Ký quỹ mang trong mình những đặc điểm rõ nét nhất, song song với đó là những lợi ích tốt nhất mà hình thức ký quỹ mang đến cho các khách hàng. Hãy xem xem ký quỹ có những đặc điểm và lợi ích như thế nào nhé.

3.1. Đặc điểm của ký quỹ là gì?

Đặc điểm của ký quỹ là gì?
Đặc điểm của ký quỹ là gì?

Ký quỹ mang hình thức thế chấp, cho vay và phương tiện cho vay ở đây là tiền và phương tiện để thế chấp ở đây chính là một tài sản có giá trị tương ứng hoặc gần tương ứng với số tiền vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng.

Do đó, ký quỹ có đặc điểm rất rõ nét về loại tiền cho vay đó là theo đơn vị VNĐ hoặc là đơn vị của các loại tiền ngoại tệ mà doanh nghiệp vay như: USD, GBP, EUR...

Cùng với đặc điểm về đơn vị tiền cho vay thì ký quỹ còn có đặc điểm đối với số dư tối thiểu trong tài khoản đó là các doanh nghiệp sẽ vay tiền dựa vào các loại hình mà doanh nghiệp đó ký quỹ.

Đặc điểm về lãi suất thì khoản vay/khoản gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng dịch vụ ký quỹ của ngân hàng có thể có kỳ hạn hoặc là không kỳ hạn.

Đặc điểm tiếp theo là bạn chỉ được phép mở duy nhất là một tài khoản trong ngân hàng đối với một loại hình ký quỹ tương ứng. Bạn hãy nhớ rằng, bạn không thể dùng một tài khoản ngân hàng của bạn đăng ký để ký quỹ để sử dụng cho rất nhiều khoản ký quỹ khác nhau.

Xem thêm: Tìm việc làm quản trị kinh doanh

3.2. Những ưu điểm của ký quỹ là gì?

Những ưu điểm của ký quỹ là gì?
Những ưu điểm của ký quỹ là gì?

Trong quá trình ký quỹ, các tổ chức doanh nghiệp sẽ thấy được rất nhiều lợi ích từ hình thức ký quỹ này, chính bởi vậy mà không phải tự nhiên các doanh nghiệp lại sử dụng hình thức ký quỹ khi kinh doanh, và họ đủ thông minh để biết được rằng họ vẫn nên sử dụng hình thức ký quỹ thay vì không tận dụng những ưu điểm của hình thức này.

- Ưu điểm thứ nhất mà chúng ta có thể thấy rõ được khi các doanh nghiệp thực hiện việc ký quỹ đó là doanh nghiệp có thể tạo được lòng tin cũng như là tạo dựng uy tín vững mạnh trong lòng khách hàng.

- Ưu điểm thứ hai mà chúng ta có thể nhận thấy được từ hình thức ký quỹ đó là hình thức này giúp doanh nghiệp có khả năng để sinh ra lợi nhuận trong tài khoản, lợi nhuận này suất phát từ số dư mà doanh nghiệp có.

- Ưu điểm thứ ba, hình thức ký quỹ mang lại sự uy tín, tin cậy và an toàn đối với sự phát triển vô cùng của các tổ chức.

- Ưu điểm thứ tư, hình thức ký quỹ giúp cho doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận khi quyết định đầu tư hoặc nhận sự đầu tư từ nhà đầu tư. Đồng thời sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.

- Ưu điểm thứ năm, ký quỹ sẽ giúp bổ sung đầy đủ hơn đối với quá trình thực hiện giao dịch của hai bên và bên trung gian là ngân hàng.

... và rất nhiều lợi ích khác.

Tuy ký quỹ mang lại rất nhiều ưu điểm khiến cho các doanh nghiệp lựa chọn loại hình này để đảm bảo cho công việc kinh doanh trở nên ổn định và phát triển hơn nhưng nó cũng mang đến rủi ro cho các doanh nghiệp nếu như không hết sức cẩn thận. Một trong những rủi ro đáng kể mà work247.vn muốn đề cập tới đó là những thiệt hại cho doanh nghiệp khi giá cổ phiếu bị hạ xuống. Do đó các doanh nghiệp cần phải có phương án dự trù để đối phó với những lần cổ phiếu bị rớt giá.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem935 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT