Luận giải lập vi bằng thừa phát lại là gì và tìm hiểu những vấn đề xung quanh
Theo dõi work247 tạiLập vi bằng thừa phát lại là một thuật ngữ trong thực thi pháp lý. Đối với một người không phải trong ngành thì đây là một cụm từ khá khó hiểu. Tuy nhiên chúng ta có tách từng cụm từ một trong nhóm từ trên để luận giải cơ bản ngữ nghĩa của nó, cũng như từ đó có thêm những kiến thức về lĩnh vực này nếu bạn đang quan tâm.
1. Giải nghĩa lập vi bằng thừa phát lại là gì
1.1. Vi bằng là gì?
Cụm từ này gồm 2 từ là “Vi bằng” và “Thừa phát lại”. Trước tiên, vi bằng là một loại văn bản ghi chép lại chứng cứ mà các bên đưa ra trong quá trình xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác. Ở đây có thể là sự kiện đã diễn ra trong vụ án, hay các hành vi có đủ điều kiện làm bằng chứng cho một bên nào đấy, tất cả những cái đó sẽ được viết lại trong vi bằng.
Vi bằng được lập và viết bởi Thừa phát theo yêu cầu của đương sự. Đương sự chỉ được phép yêu cầu thừa phát lập vi bằng khi đương sự không vi phạm quy định về an ninh quốc phòng hay không xâm chiếm đời tư, không vi phạm đạo đức hay mắc phải các sự vụ pháp luật cấm. Sau khi đương sự đã đủ điều kiện và yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng, vi bằng lúc ấy tiếp tục được gửi tới Sở tư pháp. Lúc này vi bằng mới hợp lệ. Không chỉ Thừa phát lại mà những đối tượng như thẩm phán hòa giải, phụ tá công lý, nhân viên công lực, chưởng kế cũng có quyền lập vi bằng.
Lập vi bằng thừa phát lại là gì
1.2. Thừa phát lại là gì?
Tiếp đến là Thừa phát lại. Đây là những người có đủ các điều kiện và được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực thi án về dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc trong quyền hạn của mình. Tóm lại, đó có thể hiểu giống như một trường hợp tái phát tương tự như trước đây. Là người báo tin và thi hành các quyết định của tòa án trong xã hội cũ, có khi trông nom cả việc bán các động sản của Nhà nước.
Vi bằng là một trong những công việc thuộc quyền hạn của Thừa phát lại và tương đối mới. Mặc dù vậy vi bằng lại là một công việc đặc thù của Thừa phát lại, khi cứ nhắc đến đến lập vi bằng thường kèm theo cả cụm từ Lập vi bằng thừa phát lại. Cho nên cái tên tưởng như dài dòng khó hiểu kia chỉ tóm lại là khái niệm chỉ công việc ghi lại bằng chứng của mỗi vụ án.
Thừa phát lại chỉ lập vi bằng khi trực tiếp chứng kiến những sự kiện hành vi được coi là bằng chứng và lập vi bằng thừa phát lại là công việc đòi hỏi sự khách quan và trung thực. Trong một vài trường hợp, thậm chí việc lập vi bằng còn được Thừa phát lại mời người làm chứng đến để chứng kiến.
Xem thêm: Luật dân sự là gì? Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
2. Phương pháp, trình tự, thủ tục thực hiện lập vi bằng thừa phát lại
2.1. Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng
Đầu tiên khi bạn muốn lập vi bằng, bạn phải tìm cho mình một văn phòng thừa phát lại uy tín. Tại đây, khách hàng sẽ trình bày với bên phía văn phòng những mong muốn cũng như yêu cầu của mình. Dựa trên những nguyện vọng đó, thư ký văn phòng thừa phát lại sẽ tư vấn thêm về pháp luật có liên quan đến sự vụ cần lập vi bằng của khách hàng. Sau khi khách hàng đã hiểu rõ vấn đề và phía bên văn phòng Thừa phát lại cũng đã nắm được yêu cầu, khách hàng sẽ được điền Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Lúc này, thư ký sẽ kiểm tra xem yêu cầu lập vi bằng của khách hàng đã hợp pháp hay chưa, nếu rồi, văn phòng sẽ phân công Thừa phát lại theo dõi sự vụ.
Thủ tục lập vi bằng thừa phát lại
2.2. Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Khi thực hiện lập vi bằng với văn phòng Thừa phát lại buộc phải có bước thỏa thuận giữa hai bên. Việc thỏa thuận được ghi lại thành biên bản với một số nội dung sau:
+ Lý do, sự việc cần lập vi bằng:
+ Thời gian, nơi chốn lập vi bằng: Chú ý không lập vi bằng vào đêm khuya hay lập vi bằng tại nhà riêng của người khác...
+ Chi phí lập vi bằng: Văn phòng Thừa phát lại được quy định về khoảng giá do pháp luật yêu cầu và buộc phải niêm yết côn giá, công khai rõ ràng chi phí lập vi bằng
+ Các thỏa thuận khác, nếu có:
Văn bản thỏa thuận vi bằng được in thành 2 bản, phát cho mỗi bên 1 bản. Khách hàng có nhiệm vụ phải đưa thông tin và tài liệu liên quan khi phía văn phòng Thừa phát lại yêu cầu để nhằm đảm bảo cho công việc lập vi bằng minh bạc, khách quan, trung thực, chính xác. Đương nhiên người yêu cầu ( khách hàng ) sẽ phải chịu trách nhiệm với những thông tin mà mình đã cung cấp.
Xem thêm: Nhà vi bằng là gì và những thông tin bạn cần biết!
2.3. Tiến hành lập vi bằng
Lập vi bằng có thể được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại hoặc khách hàng có thể yêu cầu địa điểm lập vi bằng trong trường hợp thừa phát lại trực tiếp chứng kiến sự việc đó. Thừa phát lại sẽ bắt đầu tiến hành việc đo đạc, ghi chép, thu nhập bằng chụp ảnh, quay phim, ghi ấm những chứng cớ và lưu lại trong vi bằng. Tất cả những bước thực hiện đó sẽ do Thừa phát lại chịu trách nhiệm hoàn toàn. Lập vi bằng thừa phát lại buộc phải về những sự kiện, hành vi mà họ chứng kiến chứ không phải những sự kiện, hành vi mà chỉ có Thư ký nghiệp vụ chứng kiến, thừa phát lại chỉ nghe kể lại hoặc mô tả lại.
Vi bằng sẽ được làm thành 3 bản chính: 1 bản giao người yêu cầu; 1 bản gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật
2.4. Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng, cấp bản sao vi bằng
Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng chỉ khi Văn phòng Thừa phát lại giải thể. Điều này đồng nghĩa với việc văn phòng thừa phát lại phải tiếp tục hoàn thành đăng ký với Sở tư pháp trước khi giải thể đối với các hợp vi bằng đã lập.
Bên cạnh đó, trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp bản sao vi bằng thì khi đó phía bên Văn phòng Thừa phát lại mới được đưa ra. Lưu ý công dân không có quyền trực tiếp yêu cầu bản sao, song, công dân nước Việt Nam Công hòa xã hội chủ nghĩa lại được phép đề nghị cơ quan nhà nước cấp bản sao vi bằng. Và khi đó, bản sao vi bằng sẽ làm căn cứ để điều tra, hỗ trợ trong quá trình diễn ra sự vụ. Việc cung cấp bản sao vi bằng này sẽ được ghi lại bằng văn bản và được lưu lại trong hồ sơ vi bằng.
Xem thêm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – người anh cả trong hàng ngũ quốc gia!
3. Cánh cửa nghề nghiệp luật giang tay chào đón
Công việc liên quan đến lập vi bằng thừa phát lại
Lập vi bằng thừa phát lại chỉ là một trong rất nhiều việc phải làm của một Thừa phát hoặc một công chứng viên. Nếu bạn là một sinh viên luật mới ra trường hoặc một người đã có kinh nghiệm về ngành luật thì cơ hội tìm kiếm được một công việc về lập vi bằng hay bất kì công việc nào liên quan đang rất rộng mở. Bởi vì hiện nay các văn phòng luật, văn phòng thừa phát lại hay văn phòng công chứng mở ra rất nhiều. Cùng với đó là mức lương phù hợp với năng lực, chế độ đãi ngỗ hấp dẫn đang sẵn sàng chờ đợi bạn gia nhập. Còn chần chừ gì mà không click ngay vào website work247.vn để lựa chọn ngay một công việc luật gia phù hợp với mình nhé!
1389 0