Luật gia là gì? Những thông tin bạn cần biết về luật gia
Theo dõi work247 tạiLuật gia là gì? Cách phân biệt luật gia như thế nào cho đúng? Mọi người thường nhầm lẫn giữa luật gia và luật sư bởi tính chất công việc, khái niệm hay lĩnh vực hoạt động sẽ có phần tương tự nhau. Tuy nhiên, luật gia và luật sư có khác khác biệt nhất định mà bạn cần biết tránh khỏi việc nhầm lẫn giữa hai khái niệm này trong các trường hợp cần thiết. Cùng tìm hiểu luật gia là gì, những vấn đề liên quan đến luật gia cũng như phân biệt sự khác nhau giữa luật gia và luật sư qua những thông tin được cung cấp sau đây.
1. Tìm hiểu khái niệm luật gia là gì?
Nhiều ý kiến cho rằng luật gia là khái niệm trừu tượng, khó hiểu, khó hình dung và việc định nghĩa được khái niệm thực tế của luật gia là gì là việc khá mơ hồ. Tuy nhiên thì không hẳn vậy, luật gia là khái niệm trong ngành luật, cùng ngành với khái niệm luật sư nhưng luật gia lại mang ý nghĩa khác với luật sư.
Luật gia là khái niệm nhằm chỉ những đối tượng là người tiến hành thực hiện tất cả các công việc có liên quan đến nghiên cứu hoạt động pháp luật, đây là một ngành nghiên cứu pháp luật hoạt động một cách hợp pháp và được sự bảo hộ của pháp luật.
Bạn có thể hiểu đơn giản luật gia cũng là một nghề, một việc làm hiện nay được khá nhiều người quan tâm, nội dung công việc của luật gia không liên quan đến việc kiện tụng như luật sư mà chuyên sâu nghiên cứu về quá trình hoạt động, cách vận hành, áp dụng luật pháp vào đời sống. Luật gia và luật sư đều là những ngành nghề liên quan tới pháp luật tuy nhiên nếu xét theo trình độ thì người làm luật gia cần có trình độ cao hơn và thường thì các luật gia đều có trình độ cử nhân trở lên.
Luật gia tuy làm việc liên quan đến luật pháp nhưng không sử dụng luật pháp mà tập trung vào việc nghiên cứu cách vận hành của luật pháp trong xã hội cũng như hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực có liên quan đến pháp luật.
Một trong những khái niệm có liên quan tới luật gia mà được nhiều người quan tâm đó là hội luật gia Việt Nam, đây là một trong nhiều tổ chức của Việt Nam và được phân loại thuộc tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và được thành lập vào thời gian là 04/04/1955 dưới tên Hội Luật gia Việt Nam. Hội Luật gia Việt Nam có tên viết tắt là VLA, có trụ sở chính tại Tầng 3, Tòa tháp Ngôi Sao, đ.Dương Đình Nghệ, p.Yên Hòa, quận Cầu Giấy và được hợp pháp hóa hoạt động cũng như dưới sự bảo hộ của pháp luật và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xem thêm: Việc làm luật - pháp lý tại Đà Nẵng
2. Những thông tin xung quanh luật gia mà bạn cần biết
Sau khi nắm bắt được khái niệm cơ bản về luật gia là gì? Bạn đọc nên tìm hiểu sâu hơn về những thông tin xung quanh luật gia để có những hiểu biết nhất định về luật gia cũng như đây là cách tìm kiếm các thông tin đến nghề luật gia nếu bạn đang quan tâm đến ngành nghề này. Ngoài thông tin về khái niệm cơ bản như trên thì một số thông tin liên quan đến luật gia mà bạn cần biết điển hình như:
2.1. Văn bản điều chỉnh mà Luật gia thực hiện
Luật gia là ngành nghề được quy định, đây là một ngành nghiên cứu pháp luật hoạt động một cách hợp pháp và được sự bảo hộ của pháp luật và được thực hiện theo điều lệ rõ ràng. Luật gia được thực hiện theo điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam và đã được quy định rõ ràng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 31/12/2024 và đã được thông qua cũng như công khai thực hiện áp dụng điều lệ, các điều khoản được thực thi đối với Luật gia.
Luật gia được sự bảo hộ của nhà nước cũng như hoạt động hợp pháp và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng các quy định đã được đề ra theo điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam và đã được quy định rõ ràng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 31/12/2024. Việc áp dụng sẽ chiếu theo các quy định hiện hành có bổ sung điều lệ đến nay và theo các thời kỳ đại biểu quốc hội mà có sự thay đổi nhất định về các điều khoản, nhiệm vụ và chức năng của luật gia.
2.2. Điều kiện xét duyệt để trở thành luật gia tiêu chuẩn
Điều kiện để xét duyệt trở thành luật gia tiêu chuẩn sẽ cao hơn so với việc xét duyệt luật sư. Người muốn trở thành luật gia cần có những điều kiện xét tuyển là công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, nếu người đang làm trong các ngành công tác pháp luật hoặc đang giữ vị trí tại công tác pháp luật tại các cơ quan Nhà Nước, làm việc tại các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp,...các cơ quan nhà nước với thời hạn từ ba năm trở nên cũng như tham gia và tán thành các điều lệ của hội Luật gia Việt Nam đều có cơ hội để có thể tham gia trở thành luật gia.
Nhìn chung những yêu cầu cơ bản để trở thành luật gia cần xét đến những yếu tố như:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức công dân tốt, có tư chất rèn luyện.
- Là công dân của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Xã Hội Chủ Nghĩa.
- Người có trình độ hiểu biết về pháp luật cũng như có các bằng cấp liên quan, luật gia sẽ sét những đối tượng có trình tốt nghiệp cử nhân trở lên đối với ngành có liên quan theo quy định của luật gia.
- Ưu tiên những người đã và đang hoạt động trong các cơ quan nhà nước có liên quan đến Luật pháp với thời hạn 3 năm trở nên và có bằng cấp liên quan từ cử nhân trở lên.
Xem thêm: Học luật ra làm gì
2.3. Quyền lợi và nghĩa vụ của luật gia
Luật gia có tư cách tham gia quá trình tố tụng trong các vụ án liên quan tới pháp luật như tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, dịch vụ pháp lý cùng các vụ án liên quan khác trong ngành mà có sử dụng đến luật pháp hiện hành. Luật gia sẽ tham gia các quá trình này với tư cách là trung tâm trợ giúp pháp lý, cung cấp những điều khoản có liên quan để áp dụng thi hành cũng như đứng ở vị trí tư vấn viên pháp luật để đưa ra những điều luật hiện hành phù hợp để áp dụng đối với từng trường hợp.
Luật gia sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề như luật sư, không được tham gia trực tiếp tới việc sử dụng và áp dụng các bộ luật hiện hành mà chỉ tham gia hoạt động có liên quan và đứng ở vị trí hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật cho các cơ quan liên quan thực thi pháp luật như cộng tác viên, tư vấn viên tại các trung tâm tư vấn pháp luật.
Vì không có chứng chỉ cũng như theo các điều luật quy định có liên quan đến luật gia, luật gia không được phép thực hiện các dịch vụ pháp lý có thù lao với tư cách cá nhân và mọi hoạt động của luật gia sẽ được kiểm soát, giám sát, theo dõi và phải được sự thông qua của nơi làm việc.
Xem thêm: Học luật quốc tế ra làm gì? Ngành luật quốc tế có phù hợp với bạn?
2.4. Nhiệm vụ thực hiện của nghề luật gia mà bạn cần biết
Mỗi ngành nghề đều có những nhiệm vụ cần thực hiện riêng, những thông tin về nhiệm vụ thực hiện của luật gia sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về luật gia là gì? Nhiệm vụ thực hiện của luật gia sẽ gồm những điều cơ bản sau đây:
- Luật gia sẽ thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng pháp luật cũng như thực hiện việc nghiên cứu khoa học pháp lý.
- Luật gia sẽ là người tư vấn pháp luật, hỗ trợ các bộ phận liên quan, cơ quan liên quan về việc hỗ trợ pháp lý theo những quy định hiện hành của pháp luật.
- Tổ chức th参 tập vào việc thông tin và lan tỏa cũng như thông qua hoạt động giáo dục về pháp luật đến tất cả công dân Việt Nam.
- Giám sát việc thực thi pháp luật của các bộ phận, cơ quan liên quan.
- Xuất bản các ấn phẩm có liên quan đến pháp luật để đáp ứng yêu cầu hoạt động cũng như đáp ứng việc phổ cập, giáo dục luật pháp cho công dân.
- Thực hiện giải quyết các vấn đề của hiệp hội theo quy định về trách nhiệm thực hiện đã được phân bổ theo quy định của pháp luật và điều lệ ban hành.
- Thực hiện nghiên cứu cách vận hành của luật pháp hiện hành cũng như hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực có liên quan đến pháp luật với tư cách cố vấn.
- Thực hiện nghiêm ngặt các điều khoản, điều lệ của hội luật gia Việt Nam trong việc vận động, giải quyết các vấn đề, quản lý, sử dụng tài sản của hội theo các điều đã quy định cũng như tham gia các hoạt động liên quan tới luật pháp, chính trị phù hợp với quy định ban hành.
Xem thêm: [Nghề “gác cổng” của doanh nghiệp] Chuyên viên pháp lý là gì?
3. Sự khác nhau giữa luật gia và luật sư mà bạn nên biết
Việc nắm bắt các thông tin về sự khác nhau giữa luật gia và luật sư giúp bạn hiểu sâu hơn về khái niệm luật gia là gì và có những định hướng rõ ràng hơn nếu có ý định tham gia vào các công việc có liên quan tới luật pháp.
Luật gia và luật sư có sự khác nhau từ khái niệm cơ bản, tuy cùng liên quan đến luật pháp nhưng luật gia là người nghiên cứu việc thực hiện luật pháp còn luật sư là người thực thi, sử dụng luật pháp áp dụng vào cuộc sống. Luật gia và luật sư không chỉ có khái niệm khác nhau mà còn có vai trò, điều kiện xét tuyển cũng như hoạt động và tổ chức tham gia cũng khác nhau và được áp dụng thực hiện theo các bộ luật hiện hành quy định về chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Nếu luật gia có yêu cầu khắt khe về việc bằng cấp cần bằng cử nhân trở lên cũng như quá trình công tác trên 3 năm ở các cơ quan nhà nước liên quan thì luật sư sẽ chỉ cần đã được đào tạo và qua thời gian tập sự hành nghề tại các công ty luật sư tư nhân là đã được chấp nhận.
Sự khác nhau cơ bản mà luật sư và luật gia mà bạn có thể thấy dễ dàng là luật sư có thẻ hành nghề luật sư còn luật gia thì không có thẻ hành nghề mà chỉ tham gia với vị trí cố vấn pháp luật.
Ngoài ra sự khác nhau còn thể hiện ở việc hoạt động cũng như tổ chức nghề nghiệp của luật gia và luật sư cũng có sự khác nhau không nhỏ khi luật gia là thành viên hội luật gia còn luật sư thì có thể mang tư cách cá nhân hoặc đại diện doanh nghiệp hay tham gia vào công ty luật. Việc hoạt động trong lĩnh vực pháp luật cũng có sự khác nhau khi luật gia chỉ được tham gia vào quá trình tố tụng với vai trò cố vấn, vị trí cộng tác viên hỗ trợ pháp lý còn luật sư sẽ được tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng, sử dụng pháp luật hiện hành để bào chữa, cãi án cho các đối tượng tham gia liên quan và được khuyến khích đăng ký trợ giúp pháp lý tương tự với luật gia.
Bài viết đã cung cấp các thông tin về luật gia, chắc hẳn bạn đã có thêm thông tin để giải đáp thắc mắc luật gia là gì? Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về khái niệm, sự khác nhau giữa luật gia, luật sư và các thông tin về hội luật gia Việt Nam sẽ có những định hướng rõ ràng về khái niệm này. Nếu bạn đang băn khoăn giữa luật gia và luật sư thì thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Hãy theo dõi và cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé. Thân ái!
3383 0