Bí kíp viết mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Đơn xin việc không đơn thuần là văn bản thông báo nguyện vọng việc làm của bạn đến tay người tuyển dụng. Trong công tác ứng tuyển, đơn xin việc là mấu chốt “quảng bá” đầy tính thuyết phục, cho biết bạn thực sự phù hợp ở mức độ nào đối với công việc đó. Nhưng viết gì trong đơn xin việc khi bạn là ứng viên có kinh nghiệm số 0 tròn trĩnh? Bài viết của work247.vn sẽ giúp bạn gỡ nút thắt này trong quá trình viết mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cần tìm việc làm

1. Mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm có gì khác?

Mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm có gì khác?
Mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm có gì khác?

Đối với các ứng viên vừa bước vào vòng xoáy của cơn bão tìm việc làm, ắt hẳn còn mông lung về vai trò và tầm quan trọng của một mẫu đơn xin việc. Đừng nghĩ đơn xin việc chỉ là một văn bản thuần túy, hãy chỉ nguệch ngoạc vài câu cho xong và gửi đến nhà tuyển dụng. Nếu không muốn hồ sơ của bạn bị “úp sọt”, hãy đầu tư nội dung cho một mẫu đơn xin việc ngay từ bây giờ.

Thông thường, đơn xin việc chứa đựng những giá trị quan trọng nhất của ứng viên, đặc biệt là phần kinh nghiệm. Kinh nghiệm nổi bật sẽ phần nào tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Vậy mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm có gì khác? Đó là mẫu đơn mà trong đó, nội dung được tạo thể hiện các giá trị khác của ứng viên ngoài kinh nghiệm. Đó có thể là một văn bản đặc biệt, vì chúng đề cập đến kỹ năng, chuyên môn, trình độ, mức độ đam mê công việc và cả những thông điệp ý nghĩa và ứng viên muốn truyền tải đến nhà tuyển dụng.

2. Nằm lòng bố cục đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Nằm lòng bố cục đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm
Nằm lòng bố cục đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Hãy bỏ ngay suy nghĩ của bạn về việc sử dụng đơn xin việc mẫu có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc mà bạn mua ở đâu đó ngoài kia. Nếu là một ứng viên chưa có kinh nghiệm, bạn càng phải đầu tư rất nhiều cho mẫu đơn xin việc của mình. Hãy tự tạo ra nó bằng chính nét chữ của bạn. Trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng luôn yêu cầu đơn xin việc viết tay. Viết tay thể hiện được sự đầu tư của bạn vào công tác ứng tuyển, phải không nào?

Dù đơn xin việc của bạn có dành cho người chưa có kinh nghiệm đi chăng nữa, thì văn bản đó cũng phải tuân thủ bố cục như sau:

- Đoạn mở đầu: Đây là phần ứng viên chào hỏi nhà tuyển dụng. Phần này cũng là phần cơ bản và đơn giản nhất trong đơn xin việc.

- Đoạn thân bài: Thân bài của đơn xin việc có thể được phân thành 2 - 3 đoạn ngắn. Trong đó, nội dung chính xoay quanh việc ứng viên giới thiệu về bản thân, giới thiệu tên của vị trí ứng tuyển, cách thức tiếp cận tin tuyển dụng,... Phần thân bài cũng bao gồm lý do ứng tuyển của bạn, sau đó là những luận điểm mà bạn thuyết phục nhà tuyển dụng nhận mình.

- Đoạn kết bài: Chốt lại một lần nữa nguyện vọng của bạn đối với công việc. Lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng, nhắc đến CV xin việc và đề cập đến một cuộc hẹn phỏng vấn.

3. Hướng dẫn cách viết

Bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn yêu thích một công việc nhưng phát hiện ra công việc đó lại yêu cầu về kinh nghiệm, còn bạn thì không thể đáp ứng. Bạn đã từng muốn đi tìm một vị trí khác nhưng đối với bạn, công việc đó thực sự lý tưởng. Mặc dù CV của bạn chẳng có gì nổi bật, nó khá khô khan và ngắn gọn. Nhưng đơn xin việc thì sao? Bạn chắc chắn có thể truyền tải một thông điệp nào đó đến nhà tuyển dụng nếu như những nội dung bên trong thực sự có sức thuyết phục.

3.1. Phần mở đầu đơn xin việc

Phần mở đầu đơn xin việc
Phần mở đầu đơn xin việc

Mặc dù chỉ là đoạn văn ngắn trong đơn xin việc, nhưng đừng xem nhẹ phần mở đầu này. Vì nếu như không may, bạn có thể sẽ nhận lại “trái đắng” khi ngay lúc cầm mẫu đơn của bạn lên và đọc được dòng mở đầu, nhà tuyển dụng đã không ngần ngại mà vứt chúng vào sọt rác.

Ở đoạn mở đầu, thông thường sẽ chỉ là một dòng kính gửi đến nhà tuyển dụng. Work247.vn khuyên bạn nên tìm hiểu rõ ràng thông tin của địa chỉ mà bạn muốn mẫu đơn này gửi đến tận tay. Đừng viết chung chung là kính gửi Công ty ABC. Hãy nêu rõ phòng ban, bộ phận hoặc thậm chí là cá nhân người phụ trách tuyển dụng. Suy cho cùng, là một ứng viên hạn chế về lợi thế, chỉ một vài chi tiết nhỏ như thế này cũng đủ làm bạn trở nên chuyên nghiệp.

Ví dụ: “Kính gửi: Anh/chị ABC - Trưởng phòng nhân sự của Công ty DEF”

Việc làm hành chính - văn phòng

3.2. Phần thân đơn xin việc

Phần thân đơn xin việc
Phần thân đơn xin việc

Nội dung trong đơn xin việc chính là phần quan trọng nhất. Như đã nói, đơn xin việc chỉ nên gói gọn độ dài trong một trang giấy A4, vì vậy nội dung thân bài nên được phân thành 2 - 3 đoạn. Mỗi đoạn nên bao gồm 2 - 4 câu.

- Đoạn đầu tiên (chỉ bao gồm 1 - 2 câu): Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn tên gì? Bạn học trường gì, chuyên ngành nào? Và nhớ nói rõ cách thức mà bạn biết đến tin tuyển dụng của công ty nhé. (Ví dụ: Em tên là Nguyễn Thị A, em vừa tốt nghiệp chuyên ngành Marketing của Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Em biết đến thông tin tuyển dụng vị trí chuyên viên Marketing của quý công ty thông qua website work247.vn....)

- Đoạn thứ hai (khoảng 1- 2 câu): Hãy nêu rõ lý do mà bạn mong muốn ứng tuyển vào vị trí này. Bạn thích công việc này, mức độ đam mê với nó như thế nào? (Ví dụ: Xét thấy vị trí quý công ty đang tuyển rất phù hợp với kiến thức chuyên ngành mà em đã tiếp cận. Trên thực tế, em rất mong muốn tìm được một vị trí công việc thuộc chuyên ngành Marketing để có thể thỏa mãn đam mê, học hỏi thêm chuyên môn và tích lũy dần kinh nghiệm).

Nội dung phần thân đơn xin việc
Nội dung phần thân đơn xin việc

- Đoạn thứ ba (khoảng 3 - 4 câu): Đây là đoạn quan trọng, vì nó nêu rõ những lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục của bạn. Vì là ứng viên hạn chế trong kinh nghiệm, nên đừng đề cập đến kinh nghiệm của bạn. Hãy chú trọng làm nổi bật các yếu tố như kiến thức chuyên môn, sự am hiểu và kỹ năng cũng như thái độ làm việc của bạn. Trong phần này, hãy chia sẻ về đam mê của bạn đối với vị trí ứng tuyển, nhấn mạnh đến sự quan tâm của bạn ở vị trí của nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn cũng có thể bao gồm việc liệt kê một số thành tích nổi bật khi còn ngồi trên giảng đường Đại học. Hoặc sở thích, điểm mạnh của bạn về phẩm chất, tính nhạy bén, linh hoạt, ham học hỏi....

Tất cả những điều này có thể giúp nhà tuyển dụng nhìn thấu được mức độ mong muốn và nghiêm túc trong ứng tuyển của bạn. Đừng quên nói với nhà tuyển dụng rằng, bạn sẽ làm được những gì cho quý công ty nếu như được nhận vào làm việc? Bạn phấn đấu vì mục tiêu gì và cách mà bạn đạt được chúng ra sao? Nhà tuyển dụng thực chất sẽ đánh giá rất cao những ứng viên có năng lực tích cực, nhiệt huyết với công việc và không bao giờ ngại khó.

3.3. Phần kết đơn xin việc

Phần kết đơn xin việc
Phần kết đơn xin việc

Đoạn kết cũng rất quan trọng trong mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm. Đó là nơi mà ứng viên có thể tóm gọn mọi luận điểm đã đưa ra, truyền tải thông điệp cuối cùng với nhà tuyển dụng, điều hướng họ nghiêm túc cho một cuộc gặp mặt sắp tới. Một câu kết có sức nặng sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, chẳng hạn như: “Em thực sự rất hào hứng nếu được gặp anh/chị ở buổi phỏng vấn để trình bày rõ hơn những gì mà em đang sở hữu, về kỹ năng, về chuyên môn và về cả thái độ, chắc chắn những điều em sắp làm cho công ty sẽ không thể gói gọn hết ở mẫu đơn này”.

Câu khẳng định này minh chứng cho sự khác biệt của bạn với các ứng viên trước đó. Nó đóng vai trò như một lời kêu gọi, hãy thực hiện để mở màn cho một cuộc hợp tác có một không hai.

Thông thường, ít ai cảm thấy bản thân đủ tự tin và phù hợp nhất cho vị trí công việc mà họ đang ứng tuyển. Chẳng may bạn tự nhận ra, một người chưa có kinh nghiệm như bạn không đáp ứng được tiêu chí của công việc, chắc chắn rằng, bạn sẽ tồn tại tâm thế của một kẻ thất bại. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy vứt bỏ ngay những yếu tố, suy nghĩ tiêu cực đó ra khỏi đầu, hãy viết đơn xin việc của bạn với tâm thế của một ứng viên đầy năng lượng tích cực và sự tự tin nhé!

4. Lời khuyên vàng khi viết đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Lời khuyên vàng khi viết đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm
Lời khuyên vàng khi viết đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Với một người chưa có kinh nghiệm ứng tuyển, viết đơn xin việc không phải là một kỹ năng nằm lòng đối với họ. Vì thế, lưu tâm những nhắc nhở sau đây để không bỏ lỡ cơ hội truyền đạt mong muốn của bạn với nhà tuyển dụng nhé:

- Thứ nhất, đừng dông dài và lan man, hãy chú trọng vào những luận điểm sắc bén.

- Thứ hai, nếu kể về thành tích, hãy đưa một con số cụ thể có thể định lượng được.

- Thứ ba, đơn xin việc nên chỉn chu về hình thức: không quá dài, không quá ngắn, giới hạn trong 1 trang giấy; không sai chính tả; cách hành văn gây ấn tượng, hoặc ít nhất là rõ ràng và mạch lạc;...

- Thứ tư, đừng nhắc lại những gì bạn đã thể hiện trong mẫu CV xin việc.

- Thứ năm, hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu kỹ nhà tuyển dụng, công việc mà bạn đang ứng tuyển trước khi bắt tay vào viết biểu mẫu này.

Mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm không phải là một hạn chế, thậm chí nếu được đầu tư, chúng có thể trở thành công cụ đánh bật những đối thủ ngoài kia giúp bạn. Điều quan trọng là bạn không nên giữ thái độ tiêu cực và tự tin chính bản thân mình. Work247.vn có thể là địa điểm mang lại cho bạn các mẫu đơn xin việc chuyên nghiệp và đủ sức thuyết phục nhất! Bạn có thể chia sẻ một số khó khăn hay thắc mắc khi viết mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm ở dưới phần bình luận, để được work247.vn giải đáp nhanh nhất!

Mẫu cv xin việc

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1976 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT