Mẫu nhận xét đánh giá cán bộ và những điều cần lưu ý
Theo dõi work247 tạiDù là một nhân viên, một sinh viên hay là một cán bộ thì chắc hẳn mẫu nhận xét đánh giá cán bộ không còn quá lạ lẫm nữa với mỗi chúng ta đúng không ạ? Nếu như vậy thì bạn đã biết cách sử dụng nó chưa, Mẫu nhận xét đánh giá cán bộ được dùng trong những trường hợp nào và những gì cần lưu ý ở nó? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi khám phá qua những dòng dưới đây nhé!
1. Khái quát về mẫu nhận xét đánh giá cán bộ
1.1. Cơ sở ra hình thành bản nhận xét đánh giá cán bộ
Sống và làm việc trong môi trường nghiêm chỉnh có tổ chức, vì thế mà mỗi cá nhân chúng ta cần phải có thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm thực hiện tốt những quy định mà tổ chức, cơ quan đó đề ra nhằm mục đích nâng cao ý thức thực hiện của bản thân từ đó để hoàn thiện bản thân và nâng cao kỷ luật, đưa tổ chức đi lên.
Để đảm bảo được tính công minh, đảm bảo được tính xác thực nhất của việc đánh giá thì công việc này sẽ được thực hiện bởi những người cấp dưới hoặc do chính bản thân họ đánh giá tự rút ra kinh nghiệm, bài học cho riêng mình. Để từ đó có thể hoàn thiện bản thân, nâng cao hiệu quả và sự phát triển chung cho tổ chức, doanh nghiệp mình. Chính vì thế mà mẫu đánh giá này được ra đời.
1.2. Khái niệm mẫu nhận xét đánh giá cán bộ
Với những người là cán bộ, là công chức viên chức, là Đảng viên,… việc mà tự đánh giá, tự phê bình nhận xét là hoạt động diễn ra thường xuyên như thể việc tự kiểm điểm của học sinh cuối mỗi năm học vậy. Việc làm này không những giúp mỗi cá nhân có thể xem xét lại quá trình làm việc ra sao, mà còn giúp họ nhận ra những ưu khuyết điểm trong cả quá trình rèn luyện về đạo đức, năng lực.
Mẫu nhận xét đánh giá là một trong những tài liệu quan trọng không thể thiếu của cán bộ, văn bản này sẽ dựa trên những tiêu chí, những quy định của tổ chức đề ra để từ đó có thể nhận xét, chấm điểm cho chính bản thân mình,… và ngoài ra dựa trên mẫu phiếu đánh giá này tổ chức sẽ có những quyết định phân bổ nhiệm ban hành sau đó.
2. Cách viết phiếu nhận xét cán bộ, mẫu tự nhận xét đánh giá cán bộ
Được coi như là một loại tài liệu được các cán bộ, công chức viên chức,… sử dụng như một tài liệu thông dụng trước những kỳ đại hội hay trước khi có những quyết định ban hành chức vụ cho người lao động nhằm mục đích tổng kết hoạt động, đánh giá xem xét cá nhân thành viên đó,… thông thường một mẫu nhận xét, đánh giá sẽ được chia làm ba phần chính:
2.1. Phần một - Thông tin chung
Tên đảng ủy huyện ủy, ở góc trên cùng bên tay trái của mẫu phiếu.
Tên “ Đảng cộng sản Việt Nam” nằm bên phải phía đối diện của tên đảng ủy phía bên trái kia và bên dưới tên của đảng là ngày tháng năm.
Tên của mẫu nhận xét đánh giá.
2.2. Phần hai - Nội dung chính biểu mẫu nhận xét đánh giá cán bộ
sơ yếu lý lịch, nêu ưu khuyết điểm và triển vọng trong quá trình công tác.
Đánh giá và đưa ra nhận xét kết luận về khả năng và về mức độ rèn luyện chung nhất của cá nhân đó.
Sau đó ký tên ghi rõ thuộc ban thường vụ nào.
Ở mục sơ yếu lý lịch của cá nhân cán bộ, cần nêu những thông tin như sau: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số thẻ căn cước hoặc số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ ( bao gồm cả thường trú và địa chỉ hiện tại); ngày gia nhập Đảng, trình độ chuyên môn (ghi mức trình độ cao nhất đạt được), ngoại ngữ và tóm tắt sơ lược lại quá trình thời gian cụ thể công tác.
Không giống với các bản phê bình tự đánh giá khác trong mẫu nhận xét đánh giá cán bộ như mẫu đánh giá giảng viên, mẫu nhận xét đáng giá cán bộ công chức hay mẫu nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch,… dù là chức vụ gì đi chăng nữa thì ở đây đều buộc nêu thêm những tiêu chuẩn về đảng viên và trình độ lý luận chính trị - đây là một yếu tố cần thiết và cần phải nêu ra.
Mục nêu tóm tắt tiến trình công tác của cá nhân cán bộ đó, cần được thu thấp xem xét trong một quá trình dài rèn luyện, thể hiện những thành tích những thành tựu đạt được trong suốt quá trình đảm nhận công việc, vị trí cán bộ đó. Và đó cũng có thể là những khó khăn vất vả họ vấp phải, tất cả những điều này đểu sẽ được thể hiện một cách khái quát nhất.
Có rất nhiều mẫu đánh giá nhận xét của các lĩnh vực ban ngành như:mẫu nhận xét đánh giá cán bộ bổ nhiệm, mẫu nhận xét đánh giá cán bộ công chức, mẫu nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch, phiếu nhận xét đánh giá cán bộ công chức, mẫu nhận xét đánh giá cán bộ lãnh đạo, bản nhận xét đánh giá cán bộ công an, mẫu nhận xét đánh giá cán bộ đảng viên, mẫu nhận xét đánh giá cán bộ hàng năm, bản nhận xét đánh giá cán bộ quản lý… bạn có thể tham khảo cách viết trên để viết vào từng trường hợp cụ thể.
Tất cả những điều trên được thể hiện qua 4 yếu tố sau:
Phẩm chất chính trị: từng cán bộ được xem xét là có tiêu chuẩn đạt hay không đạt sẽ được thể hiện ở đây qua cách đánh giá những lập trường có vững vàng không, có đáp ứng được những yêu cầu tiêu chí của Đảng không. Khi đã là một công chức của nhà nước bạn cần nêu cao được tinh thần đoàn kết, tinh thần thống nhất trong tập thể trong cơ quan, … được học tập các điều lệ của Đảng hay các đường lối chỉ dẫn của Đảng hay những chính sách của nhà nước có được phổ biến không. Được coi như là tầng lớp đại diện trong nhân dân, là một cán bộ trước khi xét đến năng lực thì cần phải có được những phẩm chất đạo đức cần thiết. Bởi đạo đức luôn là yếu tố cần thiết hàng đầu của một người đại diện cho nhân dân, của một tấm gương cho bộ phận nhân dân noi theo.
Đạo đức, lối sống: được xem như là tiêu chí đánh giá quan trọng cần thiết thứ 2, nó biểu hiện ở khả năng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Ở đây, người cán bộ cần phải có lối sống giản dị, trung thực không cơ hội tính toán và luôn phải nêu cao được tinh thần phê và tự phê. Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận người có quan hệ mật thiết với nhân dân ắt là người giỏi người có tài người có tấm lòng luôn hướng về dân. Bởi dù họ có là một người quyền cao chức trọng, nhưng họ vẫn mang trong mình là một công dân, théo đó, mà một con người 2 phẩm chất 2 tiêu chí đánh giá cùng lúc. Đây sẽ là một tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo, là một tấm gương ngoài xa hội mọi người kính nế, là một người trong gia đình tuân thủ mẫu mực, từ đó mà gia đình cũng trở thành một gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, người cán bộ này cũng là một người thực hiện nghiêm chỉnh những quy định mà đã đề ra cho cán bộ công chức trong cơ quan.
Năng lực làm việc: đạo đức, phẩm chất chính trị là những điều kiện cần để làm nên một người cán bộ tốt, nhưng để trở thành một người cán bộ giỏi có thể lãnh đạo được dân chúng thì điều kiện cần ở đây là người cán bộ đó phải có được năng lực, tài năng cần thiết để làm việc. thế nào là một năng lực làm việc tốt, nó được đánh giá ở những tiêu chí nào? Đó là:
Trên cương vị cần ghi rõ tên chức danh, vị trí hiện tại của người cán bộ, mà cần có các biểu hiện năng lực chủ động trong công việc và nêu cao được tinh thần trách nhiệm trong công tác lĩnh vực việc làm, luôn đấu tranh lại với những điều tiêu cực, luôn thể hiện được sự nghiêm minh trong công việc, khen thưởng rõ ràng, đúng người đúng tội, đảm bảo theo đúng những quy định của pháp luật.
Có tinh thần trách nhiệm khắc phục khó khăn, hoàn thành công việc được giao hay không, có ý thức phát triển nâng cao môi trường làm việc không.
Có tinh thần ý thức xây dựng tổ chức Đảng không để tạo nên chính quyền trong sạch , vững mạnh. Bên cạnh đó, nếu thực hiện được tốt thì họ sẽ được lấy làm tiêu chí làm gương để đánh giá để mọi người noi theo lấy đó làm chuẩn mực.
Tóm tắt chỉ ra được những điểm yếu, điểm mạnh, khuyết điểm của mình
Ở đây, từng cán bộ sẽ xem xét lại quá trình hoạt động của mình mà, tổng hợp lại những thành tích những lần thất bại để đánh giá trên 3 nội dung về khuyết điểm, ưu điểm và điểm yếu.
2.3. Phần ba - Tổng kết
Trong phần nội dung này cán bộ sẽ nêu ra kết luận chung trong mẫu nhận xét, đánh giá dựa trên các tiêu chí như sau:
Đảm bảo được tiêu chuẩn nhà nước về kỷ luật cán bộ: thực hiện được đầy đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất trình độ năng lực và mức độ uy tín tín nhiệm của họ trong tổ chức cơ quan đó.
Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: mức độ công việc được hoàn thành, hoàn thành xuất sắc hay hoàn thành một phần, hay hoàn thành nhưng vẫn có lỗi,…
Triển vọng và khẳ năng cơ hội phá triển: ở đây cập nhật đến vấn đề rằng cá nhân có tiềm năng phát triển, triển vọng tốt hay không trong suốt quá trình làm việc, đảm nhiệm vị trí trách nhiệm đó, đã từng bị khiển trách nhắc nhở gì hay không.
Khi mà bạn nhận ra được những tiêu chí cần thiết, những yêu cầu đề ra nhiệm vụ được giao của bản thân thì khi đó ở cả hiện tại và tương lai bạn sẽ luôn biết tìm được cách để thể hiện được vai trò quan trọng của mình, từ đó cơ hội thăng tiến sẽ đến với bạn, những cân nhắc bổ nhiệm luân chuyển vị trí mới có môi trường làm việc năng động, tốt hơn sẽ có sự nhắc nhở cân nhắc với cái tên của bạn.
Và cuối cùng của mẫu nhận xét đánh giá này, ở góc bên tay phải sẽ là nơi để lấy xác nhận đóng dấu của bí thư thay mặt cho ban thường vụ, ký và đóng dấu.
3. Download mẫu nhận xét, đánh giá cán bộ chính xác nhất
Việc đánh giá, nhận xét cán bộ là việc làm thường xuyên không thể thiếu cũng như không thể bỏ qua. Vì thế để tiện cho công việc của bạn, tiết kiêm được nhiều thời gian mà lại còn có bộ mẫu đánh giá chính xác, đầy đủ nhất thì chắc chắn bạn nên tham khảo và tải ngay cho mình về bộ mẫu nhận xét đánh giá cán bộ mới nhất đầy đủ nhất 2024 tại đây nhé. Chúng ta có rất nhiều mẫu nhân xét đânhs giá cán bộ dưới đây:
Mẫu số 01 nhận xét đánh giá cán bộ, mẫu 02 nhận xét đánh giá cán bộ đảng viên, mẫu 7 nhận xét đánh giá cán bộ đảng viên, mẫu 03 nhận xét đánh giá cán bộ, mẫu 5 nhận xét đánh giá cán bộ, mẫu 9 nhận xét đánh giá cán bộ.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết nhất cho bạn về Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ. Hy vọng những điều trên sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích, có giá trị cho việc đánh giá cán bộ, Trang work247.vn sẽ cập nhật mẫu nhận xét đánh giá cán bộ mới nhất cập nhật liên tục mẫu phiếu nhận xét đánh giá cán bộ để bạn tiện theo dõi.
Download một số mẫu tại đây:
Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ viên chức.doc
Mẫu bản tự nhận xét đánh giá viên chức.doc
Phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ.doc
23860 0