MPS là gì và tất cả những đặc điểm về kế hoạch sản xuất chính
Theo dõi work247 tạiMPS xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất khi đây là một công cụ hữu ích giúp nhà sản xuất lên kế hoạch cho quy trình của mình để công việc được hiệu quả hơn. Vậy MPS là gì, thuật ngữ này mang những ý nghĩa và nội dung gì sâu xa bên trong? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giới thiệu về những đặc điểm, vai trò và cách hoạt động của MPS nhé.
1. MPS – kế hoạch sản xuất chính
MPS là một từ viết tắt, nó có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đại diện cho các cụm từ khác nhau trong ngành kinh tế học, trong ngành máy tính, ngành khoa học và công nghệ nói chung,... Tuy nhiên, khái niệm phổ biến nhất và được nhiều người sử dụng chính là MPS – Master Production Scheduling trong lĩnh vực sản xuất và vận trù.
MPS có thể được hiểu bằng nghĩa tiếng Việt là kế hoạch sản xuất chính hoặc lịch trình sản xuất chính. Đây là một dạng bảng biểu trình bày các dữ liệu cần thiết để lên kế hoạch trong sản xuất một cách hợp lý và sử dụng các nguồn tài nguyên doanh nghiệp sao cho hiệu quả.
Master Production Scheduling, MPS được trình bày dưới dạng một bảng dữ liệu trong đó thể hiện thời gian diễn ra quá trình sản xuất, các thông số về số lượng hàng tồn kho có sẵn, dự đoán lượng tiêu thụ và mức cầu của thị trường để lên kế hoạch sản xuất và phân bổ nhân lực sao cho hợp lý và đem lại năng suất cao hơn. Thông thường, lịch trình sản xuất chính sẽ được kiến lập bởi các dữ liệu người quản lý sản xuất nhập vào kho dữ liệu, vì vậy tính chính xác và đáng tin cậy của hình thức lập kế hoạch này đem lại ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, lịch trình này cũng sẽ được tinh chỉnh, xử lý bằng bàn tay và khối óc con người để được linh hoạt hơn, mềm dẻo và hợp lý hơn.
Tin tuyển dụng: Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất
2. Vai trò của MPS đối với quá trình sản xuất
MPS tuy là một công cụ bảng biểu khá đơn giản nhưng lại đem lại những tác động lớn đến việc lập ra kế hoạch sản xuất. Lịch trình sản xuất chính chỉ ra số lượng hàng hóa cần phải sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của thị trường bên ngoài đang không ngừng biến đổi. Nó đóng vai trò như một tuyên bố sản xuất với số lượng hàng hóa dự kiến và những gì sẽ được mua.
MPS còn giúp cải thiện những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sản xuất như tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất, chi phí chủ đầu tư hao hụt nhanh chóng, thừa thiếu khả năng lao động do phân bổ công việc không đồng đều với nhiệm vụ được giao phó khiến hiệu quả vận hàng dây chuyền tăng cao.
Từ đó, ta có thể thấy được, MPS ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất khi gây ảnh hưởng lên rất nhiều yếu tố về thời gian, chất lượng sản phẩm, phân phối nhân công và tài nguyên sản xuất. Một bản kế hoạch sản xuất chính hiệu quả sẽ tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất bán, từ đó nâng cao số tiền lãi trên một sản phẩm cũng như toàn bộ công ty.
Lịch trình sản xuất chính cũng là cơ sở nền tảng để thiết lập nên các hoạt động quan trọng khác trong doanh nghiệp như tạo lập danh sách vật liệu chi tiết Bill Of Material (BOM) để xác định số hàng hóa cần nhập về để thực hiện sản xuất cũng như xây dựng MRP để xác định kế hoạch làm việc cụ thể về thời gian, số lượng lao động, và mức hàng hóa tồn kho cần thiết để hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ.
Đây chính là một phương pháp lên kế hoạch giúp doanh nghiệp không những giảm thiểu được các khoản chi phí một cách hợp lý, tăng cao lợi nhuận tổng và trên từng sản phẩm mà còn giúp phòng tránh các rủi ro liên quan đến biến động thị trường, sử dụng nhân công,...
Xem thêm: Mô tả công việc Giám đốc sản xuất - Cập nhật chi tiết nhất!
3. Phân biệt MPS và MRP trong sản xuất
Rất nhiều người khi tìm hiểu về MPS và MRP thắc mắc về sự khác biệt của hai công cụ này trong quản trị vận hành sản xuất. Về bản chất, đây thực sự là hai hoạt động khác hẳn nhau cả về mục đích sử dụng cũng như nội dung công việc.
MPR là một loại bảng biểu thể hiện kế hoạch đặt mua vật liệu cho một loại sản phẩm nhất định trong khi MPS lại là kế hoạch sản xuất, quyết định khi nào thì cần sử dụng một loại nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm của doanh nghiệp.
Số lượng vật liệu cần dùng trong MRP sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm cần sản xuất và số lượng chi tiết cần đến nguyên vật liệu đó trên một sản phẩm, đó được gọi là nhu cầu phụ thuộc. Người quản lý vận hành sẽ dựa vào MRP để xác định số lượng chi tiết và nguyên liệu cần mua để đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn và đạt hiệu quả cao.
Trong khi đó, MPS sử dụng những dữ liệu nhu cầu trực tiếp từ các đơn đặt hàng của khách hàng, đối tác và những dự đoán được thay đổi linh hoạt. Nó như một biểu đồ thời gian thể hiện quá trình sản xuất làm sao cho kịp tiến độ và có đủ hàng hóa sẵn sàng được xuất đi trong từng ngày, tính toán năng suất của máy móc và nhân lực trên hiệu suất công việc để làm sao không có quá nhiều hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo số lượng hàng xuất xưởng.
Một điểm đặc biệt để phân biệt hai công cụ này đó là MPS chỉ có thể hoạt động trên một tầng của dữ liệu vật liệu BOM trong khi MRP sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh giá toàn bộ các nguyên vật liệu được liệt kê trong đó. Vì vậy, hai công cụ kế hoạch này thường được các doanh nghiệp sử dụng cùng lúc và bổ sung cho nhau để tạo ra kết quả sản xuất tốt hơn.
4. MPS là kỹ năng cho vị trí công việc nào?
MPS là thuật ngữ trong ngành sản xuất, vậy cụ thể thì kỹ năng lập lịch trình sản xuất chính này chủ yếu phục vụ cho công việc tại vị trí nào trong sản xuất? Câu trả lời đó chính là người quản lý sản xuất hay chuyên viên sản xuất. Bên cạnh trợ lý sản xuất là người phải thành thạo về kỹ năng lên kế hoạch mà MPS còn phục vụ cho công việc của nhân viên phòng kế hoạch sản xuất, trợ lý quản lý sản xuất,... Đây là những công việc liên quan đến việc lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch sản xuất sao cho chất lượng đầu ra đạt hiệu suất tốt nhất, một hoạt động vô cùng quan trọng quyết định đến tình kinh dinh doanh, tài chính của cả công ty.
Bạn có thể học được cách lập MPS qua các trường lớp đào tạo chính quy ngành quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng,... hay tất cả các ngành có liên quan đến sản xuất và điều hành sản xuất. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tìm thấy những lớp dạy kỹ năng ngành tại các trung tâm đào tạo quản lý dự án, quản lý quy trình sản xuất. Đây đều là những lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn có kỹ năng về MPS cho công việc khả hấp dẫn với nhiều đãi ngộ tại các công ty chuyên về sản xuất đấy nhé.
Qua bài viết về định nghĩa MPS là gì, vai trò của việc lập kế hoạch sản xuất chính và phân biệt nó với MRP, một quy trình khá dễ nhầm lẫn, mong rằng bạn đã hiểu được phần nào về hoạt động này trong quy trình sản xuất hàng hóa của một doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là kỹ năng bạn nên cố gắng học tập ngay từ bây giờ nếu có mục tiêu công việc trong ngành nghề đầy tiềm năng này.
2147 0