Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật - Pháp lý chuẩn nhất!

Theo dõi work247 tại
Bùi Nguyệt tác giả work247.vn Tác giả: Bùi Nguyệt

Ngày đăng: 24-07-2024

Bạn có biết rằng để chạm đến giấc mơ có mặt trong hàng ngũ nhân lực có tính “khuôn vàng thước ngọc” như ngành luật - pháp lý ngoài đam mê, khả năng am hiểu văn bản pháp luật, mục tiêu nghề nghiệp được xác định là một trong những thành tố cực kỳ quan trọng. Vậy nhưng một điều chắc chắn rằng, không phải một tín đồ của luật, pháp lý nào cũng có thể thấu hiểu điều này và triển khai mục tiêu nghề nghiệp ngành luật, pháp lý trong CV một cách hiệu quả nhất và làm ưng lòng nhà tuyển dụng. Nếu đặt trong tình huống này, mời bạn hãy cùng tham khảo qua bài viết của Bùi Nguyệt để chắt lọc cho mình những thông tin cần thiết nhất nhé. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Mục tiêu nghề nghiệp ngành luật pháp lý là gì mà quan trọng đến vậy?

Nếu từng tham khảo qua đầy đủ những bản CV ngành luật - pháp lý được gợi ý bởi các chuyên trang tuyển dụng nổi bật, bạn có thể đã hiểu rằng, không phải ngẫu nhiên mà mục tiêu nghề nghiệp được đặt ở một vị trí vô cùng đắc địa, đúng tầm mắt của nhà tuyển dụng. Nhắc đến nhân lực ngành luật, dù là những người đã, đang, sẽ theo đuổi hay những “kẻ ngoại đạo” cũng đều biết rằng, đây không phải là một nghề dễ dàng để trải nghiệm và thực hành nghiệp vụ.

Mục tiêu nghề nghiệp ngành luật pháp lý là gì mà quan trọng đến vậy?
Tại sao mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực luật pháp lại quan trọng như vậy?

Luật - pháp lý nằm trong tốp những ngành khó và có tính chất “mực thước” rất cao lại đòi hỏi những người trót dành tình yêu cho nó phải liên tục trau dồi và dung nạp những tài liệu, văn bản chỉ thị của cơ quan nhà nước, kinh tế, thương mại, toàn cầu...kết hợp với óc tư duy tốt để làm việc. Ngoài những yêu cầu bắt buộc về học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm đó, đặc thù trách nhiệm và áp lực cao của nghề ngày càng giúp các nhà tuyển dụng khẳng định rằng, mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp nhà tuyển dụng sàng lọc và lựa chọn được những luật sư, thẩm phán hay những chuyên gia pháp lý tốt nhất.

Xếp ngay sau thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp là trường thông tin phản ánh được định hướng, tính kế hoạch, mục tiêu rõ ràng trong quá trình làm việc của từng nhân viên trong ngành. Chính xác hơn là những dự định gần và xa trong công ty hay các đơn vị tuyển dụng nhân sự ngành luật công cũng như ý chí phấn đấu của từng nhân viên. Dễ thấy, luật - pháp lý là ngành khô khan nhưng lại yêu cầu ở nhân sự ngành này sự cập nhật “tính thời sự” của những thông tin mới liên quan đến luật pháp trên phạm vi rộng mỗi ngày.

Cho nên ý chí phấn đấu và gắn bó với công việc trong mục tiêu nghề nghiệp ngành luật pháp lý chính là địa chỉ giúp cho nhà tuyển dụng có thể nhìn rõ được những ứng viên tiềm năng có khả năng đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp một cách lâu dài. 

Mục tiêu nghề nghiệp ngành luật pháp lý là gì
Mục tiêu nghề nghiệp ngành luật pháp lý là gì 

Ở một khía cạnh khác, mục tiêu nghề nghiệp cũng thể hiện được chí tiến thủ, ý thức luôn vươn lên để nâng cao và phát triển bản thân cũng như cải tiến chất lượng công việc, không ngừng học hỏi, trau dồi, tích lũy khả năng, kinh nghiệm, kiến thức của bản thân mình. 

Do đó, có thể khẳng định rằng, tập trung để ý vào nội dung của mục tiêu nghề nghiệp pháp lý, dù không chứng minh được bạn có kinh nghiệm hay kỹ năng để hành nghề song vẫn là một thành tố quan trọng làm nên sự thành công của một bản CV ngành luật - pháp lý. Dẫu quan trọng như vậy, nhưng không phải ai cũng biết thể hiện mục tiêu ngành luật - pháp lý đúng cách. Nếu bạn là một trong số đó, hãy cùng với Bùi Nguyệt theo dõi kỹ hơn trong nội dung dưới đây nhé. 

Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý là gì? Điều cần biết về trách nhiệm pháp lý

2. Nguyên tắc viết mục tiêu ngành luật, pháp lý không phải ai cũng biết

Dù bạn là một người có mục tiêu lớn và muốn diễn tả đầy đủ mục tiêu của mình để nhà tuyển dụng nhìn thấy, thì vẫn phải lưu ý rằng, dung lượng của một bản CV xin việc là có hạn và nội dung này cũng như những trường thông tin còn lại phải đáp ứng được sự cô đọng, súc tích nhất có thể. Bạn cũng có thể trình bày những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, nếu vị trí ngành luật - pháp lý của bạn có khả năng thăng tiến lớn. Trong sự cô đọng và súc tích đó hãy cố gắng để định hướng nội dung của mình bám sát vào những yêu cầu căn bản của nhà tuyển dụng mong muốn mỗi ứng cử viên tương lai cần phải có. 

Nguyên tắc viết mục tiêu ngành luật, pháp lý không phải ai cũng biết
Nguyên tắc viết mục tiêu ngành luật, pháp lý không phải ai cũng biết

Đầu tiên phải khẳng định với họ rằng, nếu có cơ hội lọt vào vị trí ngành luật/pháp lý này thì bạn sẽ mang đến cho họ điều gì?

Câu hỏi này được trả lời việc ứng viên thể hiện một số tố chất, phẩm hạnh của cá nhân có thể phục vụ trực tiếp cho công việc phát triển của doanh nghiệp. 

Với một phạm trù hẹp như mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần khẳng định với họ một số nội dung căn bản sau: bạn là một người chủ động nâng cao kinh nghiệm, tri thức, sẵn sàng học hỏi, tận tụy với công việc, Bạn cũng là người có khả năng sắp xếp trong công việc,...Với những phẩm chất này tương ứng, chắc chắn bạn sẽ lấy được thiện cảm to lớn từ nhà tuyển dụng đấy. 

Thứ hai, một điều mà những đơn vị tuyển dụng vị trí việc làm luật pháp lý rất mong chờ đề nhìn thấy trong nội dung CV của bạn chính là chí tiến thủ, mong muốn xa hơn trong công việc. Biểu hiện cụ thể nhất cho yêu cầu trong mục tiêu nghề nghiệp này chính là nhắc đến một số vị trí chủ chốt của doanh nghiệp trong lĩnh vực ngày chẳng hạn mà bạn sẽ cố gắng trau dồi bản thân mình để đạt được chẳng hạn. Do đó đừng quên thể hiện điều này trong mục tiêu nghề nghiệp của mình nhé. 

Mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật - pháp lý
Mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật - pháp lý 

Ngoài hai nội dung quan trọng trên đây, một nguyên tắc luôn muốn đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp viết mục tiêu nghề nghiệp luật - pháp lý để luôn được lòng nhà tuyển dụng chính là khả năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đơn vị của họ. Như đã nhấn mạnh, luật - pháp lý là ngành có môi trường làm việc tương đối khô khan và có yêu cầu rất khắt khe, áp lực cao...Do đó, sự trụ vững và nỗ lực để dung hòa với văn hóa doanh nghiệp, cơ quan và cố gắng hết mình để xây dựng văn phòng luật, công ty luật phát triển hơn nữa. Do vậy, đừng quên bày tỏ nguyện vọng được làm việc và cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp của họ nhé. 

Trên đây chính là một số nguyên tắc giúp bạn gây ấn tượng với mục tiêu nghề nghiệp ngành luật - pháp lý. Hãy kéo tiếp nội dung tiếp theo để cùng tham khảo một số mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp cho ngành luật - pháp lý nhé. 

Xem thêm: Học luật ra làm gì? Liệu có dễ dàng tìm kiếm việc làm?

3. Một số cách viết mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho một số vị trí trong ngành luật - pháp lý 

Được xếp chung trong nhóm ngành luật, pháp lý nhưng trên thực tế, ngành này gồm nhiều vị trí khác nhau. Và với mỗi vị trí sẽ có cách triển khai mục tiêu nghề nghiệp riêng. Thấu hiểu được điều này nên Bùi Nguyệt đã chọn lọc một số vị trí tiêu biểu và viết mẫu một số mục tiêu nghề nghiệp. Hãy có thể theo dõi và rút ra kinh nghiệm viết cho mình nhé.

3.1. Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên tư vấn luật

Một số cách viết mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho một số vị trí trong ngành luật - pháp lý
Một số cách viết mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho một số vị trí trong ngành luật - pháp lý 

- Với vị trí này bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp như sau:

Được làm quen với môi trường khuôn thước của ngành luật, tôi sẽ cố gắng tiếp thu và bổ sung những kiến thức, văn bản luật. Cùng với đó là nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả để cố gắng nâng cao hiệu quả tư vấn luật tốt nhất.

- Trong tương lai gần khoảng 2-3 năm tới, tôi sẽ nâng cao nghiệp vụ để trở thành trợ lý luật sư và đồng hành cùng mọi hợp đồng luật của đơn vị. 

3.2. Mục tiêu nghề nghiệp luật sư 

- Là cử nhân ngành luật tốt nghiệp ngôi trường danh giá Đại học Luật Hà Nội cùng với chứng chỉ hành nghề luật sư, tôi tin rằng mình sẽ đáp ứng và hoàn thành tốt những nhiệm vụ và hợp đồng mà công ty giao trách nhiệm. Cùng với đó, là luôn luôn nâng cao bản lĩnh, tay nghề để trở thành một luật sư giỏi sẵn sàng đáp ứng mọi hợp đồng trong công ty. 

3.3. Mục tiêu nghề nghiệp thẩm phán 

Mục tiêu nghề nghiệp thẩm phán
Mục tiêu nghề nghiệp thẩm phán 

Thẩm phán là một vị trí quan trọng nằm trong đội ngũ nhân lực của nhà nước. Do vậy, mục tiêu của bạn cần thiết được soi chiếu không chỉ riêng cơ quan tuyển dụng mà còn được bởi đông đảo, công chúng và nhân dân. Bạn có thể viết như sau:

- Được làm việc trong một môi trường mực thước của đơn vị, đây chính là điều kiện tốt giúp tôi rèn luyện được tính chuyên nghiệp và thể hiện được bản lĩnh của mình trước quần chúng nhân dân. 

- Đóng góp công sức, nghiệp vụ đã được đào tạo của mình để mang lại sự công bằng cho xã hội, sự uy tín cho các quan, tổ chức trong mắt quần chúng nhân dân. 

Xem thêm: [Nghề “gác cổng” của doanh nghiệp] Chuyên viên pháp lý là gì?

Trên đây chính là một số gợi ý cho bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật - pháp lý hoàn hảo. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5732 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT