Ngành hộ sinh ra làm gì và những điều thú vị bạn không nên bỏ qua!

Theo dõi work247 tại
Trần Mai Phương tác giả work247.vn Tác giả: Trần Mai Phương

Ngày đăng: 23-04-2024

Có thể thấy, sinh con từ xưa đến nay luôn được xem là vấn đề trọng đại hàng đầu của mỗi gia đình. Theo đó, với sự phát triển và nhu cầu đời sống ngày càng tăng cao, để đảm bảo cho trẻ sơ sinh cùng các phụ sản có sức khỏe tốt, ngành hộ sinh đã được ra đời. Vậy thì hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về ngành hộ sinh cùng những vấn đề liên quan đến ngành này qua bài viết của work247.vn dưới đây nhé!

Việc làm y tế - dược

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu những thông tin về ngành hộ sinh

1.1. Hộ sinh là ngành gì?

Ngành hộ sinh hay còn được biết đến với cái tên y tá hộ sinh – là một trong những ngành vô cùng quan trọng có liên quan đến chuyên môn về sinh nở của phụ nữ. Ngành này sẽ đào tạo một cách bài bản nhất những kiến thức chuyên môn để một người có thể đảm nhiệm được các công việc cần thiết như là chăm sóc sức khỏe cho các phụ sản mới sinh, các bé sơ sinh,... để có thể đảm bảo được tối đa về mặt tâm lý, sinh lý cũng như sự an toàn tốt nhất dành cho mẹ và bé.

Hộ sinh là ngành gì
Hộ sinh là ngành gì?

Ngành hộ sinh ra đời với mục tiêu chính là mang đến những dịch vụ tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho các bé mới sinh, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho phụ sản. Đây sẽ là những người trực tiếp theo dõi phụ sản suốt cả một quá trình từ khi chuyển dạ, thường xuyên báo cáo tình hình của họ cho bác sĩ, đồng thời họ cũng là người sẽ chuẩn bị đầy đủ mọi trang thiết bị, các dụng cụ y tế để phục vụ cho các ca đẻ. Như vậy, hộ sinh chính là người sẽ luôn túc trực để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dành cho phụ nữ mới sinh, cho trẻ em một cách tốt nhất trong mọi phương diện. Do đó, vai trò của người hộ sinh cũng như ngành hộ sinh là vô cùng quan trọng đối với con người và đời sống xã hội hiện nay.

1.2. Ngành hộ sinh học những gì?

Hộ sinh là một chuyên ngành, một bộ phận quan trọng của ngành y học, do đó, khi theo đuổi nghề này, bạn sẽ được đào tạo đầy đủ những kiến thức cần thiết nhất để đảm bảo có thể phục vụ cho công việc sau này. Cụ thể đó là toàn bộ những kiến thức chuyên ngành, kèm theo đó là đào tạo lý thuyết song song với thực hành, đưa các sinh viên đi đến thực tập tại các bệnh viện để có thể tự tay làm các công việc của một người hộ sinh, quá trình chăm sóc mẹ và bé như thế nào,... Qua đó, giúp cho các bạn sinh viên có thể nắm chắc hơn về các kiến thức cũng như hiểu rõ hơn về công việc, nhiệm vụ của mình.

Ngành Răng Hàm Mặt ra làm gì?

Ngành hộ sinh học những gì
Ngành hộ sinh học những gì?

Bên cạnh các môn học đại cương thì học ngành hộ sinh, bạn sẽ phải trải qua rất nhiều môn chuyên ngành quan trọng như là điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc sức khỏe người bệnh nội – ngoại khoa, chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực, chăm sóc bệnh truyền nhiễm, quản lý hộ sinh, chăm sóc thai nghén, chăm sóc chuyển dạ đẻ, chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau đẻ,....

1.3. Học ngành hộ sinh ở những trường nào?

Để có thể theo học ngành hộ sinh, trước hết bạn cần đảm bảo nắm rõ được thông tin về các tổ hợp xét tuyển hay thi cử. Hiện nay, hầu hết các trường đều xét tuyển vào ngành hộ sinh theo quy định của Bộ Giáo dục như sau:

- Khối thi B00 – tổ hợp các môn Toán, Hóa, Sinh

- Khối thi A00 – tổ hợp các môn Toán, Lý, Hóa

- Khối thi D07 – tổ hợp các môn Toán, Hóa, Anh

- Khối thi D08 – tổ hợp các môn Toán, Sinh, Anh

Học ngành hộ sinh ở những trường nào
Học ngành hộ sinh ở những trường nào?

Và hiện nay, bạn có thể đăng ký học chuyên ngành hộ sinh này tại rất nhiều các trường đại học, cao đẳng trên cả nước như là:

- Trường đại học Y Hà Nội

- Trường đại học Y Dược Hải Phòng

- Trường đại học Y Dược TPHCM

- Trường đại học Y Thái Bình

- Trường đại học Y Dược Cần Thơ

- Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn

- Trường cao đẳng Y tế Hà Nội,...

2. Công việc của một người làm hộ sinh như thế nào?

Đối với việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, bên cạnh những y bác sĩ thì sẽ luôn cần đến những người làm hộ sinh – là người sẽ luôn túc trực, đồng hành cùng phụ sản trong quá trình chuyển dạ, vượt cạn và chào đón những đứa trẻ ra đời. Có thể thấy, họ chính là những luôn âm thầm hy sinh để có thể đảm bảo được sự an toàn tốt nhất cho trẻ và mẹ. Như vậy, công việc cụ thể của một người làm hộ sinh là gì?

Việc làm y tế - dược tại Hà Nội

Công việc của hộ sinh là gì
Công việc của hộ sinh là gì?

- Người làm hộ sinh sẽ trực tiếp tiếp nhận cũng như thực hiện hướng dẫn cho phụ sản và gia đình làm các thủ tục hành chính để nhập viện và theo sát, phục vụ trong suốt quá trình nằm viện hay khám chữa bệnh.

- Luôn phải theo dõi và kiểm tra những sự thay đổi bất thường nhận thấy trên cơ thể của phụ sản và kịp thời báo cáo đến cho bác sĩ, tiến hành đưa đi sinh thường hay mổ đẻ kịp thời.

- Người học sinh cần phải tuân theo đầy đủ những quy định nghiêm ngặt về chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân theo nội quy.

- Thường xuyên phải thăm và khám thai, đồng thời tư vấn về vấn đề sinh sản cũng như chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để bác sĩ kiểm tra, luôn phải theo sát sản phụ để kịp thời xử lý khi chuyển dạ hay có bất kỳ biểu hiện gì.

Công việc của hộ sinh khá vất vả
Công việc của hộ sinh khá vất vả

- Hộ sinh cũng có thể tự mình đỡ đẻ cho sản phụ trong trường hợp cần thiết và với những ca đơn giản, còn những ca phức tạp thì cần phải gọi bác sĩ.

- Theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh để có thể hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.

- Hộ sinh cũng cần tham gia vào quá trình nghiên cứu những kiến thức chuyên môn tại nơi mình công tác và nếu có thực tập sinh thì cũng cần tham gia vào hướng dẫn, giúp đỡ các bạn theo chỉ thị, yêu cầu từ cấp trên.

Việc làm công chức - viên chức

3. Những tố chất để trở thành hộ sinh chuyên nghiệp

Đối với bất kỳ công việc thuộc ngành nghề nào thì cũng đều cần có tố chất thì mới có thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ của mình. Và với công việc hộ sinh cũng vậy, bạn sẽ cần phải hội tụ những phẩm chất sau đây mới có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

- Kiến thức chuyên môn là yếu tố quan trọng đầu tiên cần có của một người làm hộ sinh để có thể nắm bắt được tình hình, những chuyển biến của phụ sản, từ đó báo cáo lên bác sĩ và giải quyết kịp thời. Mặc khác, phải có kiến thức thì mới có thể đảm nhiệm những công việc hết sức quan trọng và liên quan đến tính mạng con người. Đây là một yêu cầu bắt buộc phải có đối với ngành hộ sinh nói riêng và tất cả các chuyên ngành khác thuộc ngành y.

- Người hộ sinh cần phải có lòng yêu thương con người, đó là việc thể hiện sự đồng cảm và luôn cảm thông. Nhất là đối với việc chăm sóc phụ sản, công việc không chỉ liên quan đến mạng sống của 1 mà là 2, có thể là 3, 4 người cùng một lúc. Do đó, bất kỳ quyết định nào trong công việc, hộ sinh cũng cần phải dùng lý trí kết hợp cả con tim khi cần thiết để đưa ra những giải pháp kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho mọi người.

Những tố chất để trở thành hộ sinh chuyên nghiệp
Những tố chất để trở thành hộ sinh chuyên nghiệp

- Kỹ năng giao tiếp cũng là một tố chất rất quan trọng đối với một người hộ sinh, đó là biết cách trò chuyện, mang đến những niềm vui, an ủi, động viên mẹ và bé, làm sao để cho quá trình “vượt cạn” được diễn ra thành công nhất.

- Một người làm hộ sinh cần phải có khả năng lập kế hoạch bởi một người không chỉ phục vụ cho 1 bệnh nhân duy nhất mà còn cả hàng trăm, hàng nghìn người. Do đó, để làm được công việc này, họ sẽ cần phải biết sắp xếp công việc một cách hợp lý, đâu là trường hợp cần ưu tiên trước, đâu là trường hợp có thể sử dụng thời gian rảnh rỗi để giải quyết,...

- Trách nhiệm với công việc của mình là điều không thể thiếu đối với một người hộ sinh cũng như bất kỳ một công việc nào khác. Chỉ khi có trách nhiệm mới có thể quan tâm, chăm lo đến những bệnh nhân của mình, đảm bảo sức khỏe và an toàn tốt nhất cho họ, khi đó mới được chấp nhận là đã hoàn thành công việc.

Việc làm y tế - dược tại Hồ Chí Minh

4. Hộ sinh – ngành vất vả nhưng đầy triển vọng

Có thể thấy, hộ sinh là một ngành rất vất vả mà không phải ai cũng có thể làm được. Công việc của những người làm hộ sinh không phải chỉ trong một thời gian cố định mà bất cứ lúc nào có bệnh nhân cần chăm sóc là họ đều phải làm việc. Vì thực tế không ai biết trước được khi nào mình sẽ sinh, do đó, người hộ sinh sẽ phải luôn túc trực, sẵn sàng phục vụ cho bệnh nhân.

Cũng bởi tầm quan trọng đối với đời sống xã hội và con người nên triển vọng đối với ngành hộ sinh là rất lớn. Nghề hộ sinh không phân biệt đối tượng là nam hay nữ, tuy nhiên thì hầu hết đều là sự lựa chọn của các bạn nữ. Và hiện nay, tại nhiều bệnh viện, các cơ sở y tế đều đang rất khan hiếm vị trí hộ sinh với trình độ chuyên môn cao, năng lực tốt. Do đó, cơ hội việc làm dành cho những bạn tốt nghiệp từ chuyên ngành này ra là rất cao. Bạn có thể xin làm việc tại rất nhiều các đơn vị Y tế như là:

Hộ sinh – ngành vất vả nhưng đầy triển vọng
Hộ sinh – ngành vất vả nhưng đầy triển vọng

- Xin vào làm việc tại Bộ Y tế

- Xin làm việc tại các bệnh viện từ cấp cơ sở đến cấp trung ương trên cả nước

- Xin làm việc tại các trạm y tế của địa phương nơi mình cư trú

- Làm việc tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng

- Bạn cũng có thể làm việc tại các phòng khám phụ khoa trong các bệnh viện,...

Đối với công việc hộ sinh, bạn sẽ có cơ hội nhận được mức thu nhập rất khủng nếu như biết nắm bắt thời cơ, cơ hội của mình và thực sự có năng lực. Mức lương khởi điểm dành cho hộ sinh khi mới tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Còn đối với những ai đã có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt thì sẽ xét theo đó mà tăng lên gấp rất nhiều lần cùng với các khoản trợ cấp liên quan khác.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết nhất liên quan đến ngành hộ sinh. Từ đó có thể định hướng được nghề nghiệp cho mình sao cho phù hợp trong tương lai nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2341 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT