[Bật mí cơ hội việc làm] Ngành khoa học cây trồng ra làm gì?
Theo dõi work247 tạiHọc ngành khoa học cây trồng ra làm gì? Học ngành khoa học cây trồng ra có kiếm được việc không? Thực tế đã chứng minh rằng có tới hơn 90% các sinh viên học ngành khoa học cây trồng sau khi hoàn thành khóa học có thể tìm việc làm ngay cho mình. Lý giải thắc mắc tại sao lại có tỉ lệ phần trăm cao đến như vậy, câu trả lời sẽ nằm ngay tại bài viết này, vậy nên đừng vội lướt qua bài viết này nhé.
1. Điều bạn chưa biết về ngành Khoa học cây trồng
1.1. Kiến thức về ngành Khoa học cây trồng
Crop Science hay còn gọi là Khoa học cây trồng được xem là một ngành khoa học, nghiên cứu về các loại giống cây trồng, phân tích các yếu tố kích thích gia tăng sự phát triển của cây trồng, những điều kiện, hiểm nguy ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Bạn có biết kiến thức trong ngành khoa học cây trồng là gì không?
Thực chất, kiến thức ngành khoa học cây trồng bao gồm: Những kiến thức về chất lượng môi trường, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, Quản lý dịch bộ và di truyền học, cách chọn, tạo giống cây trồng, sinh học phân tử và khoa học hạt giống… ngoài ra vươn xa hơn nữa là cả những kiến thức về xây dựng mô hình và phát triển quốc tế.
Với những kiến thức này, bạn hoàn toàn sử dụng phương pháp bền vững môi trường đê có thể nhận dạng, giải thích các mẫu cây trồng trong các khu nông nghiệp, những cây cảnh trang trí, giống cây trồng trong chăn nuôi…
1.2. Các ngôi trường dạy bạn điều gì về ngành Khoa học cây trồng?
Với những nhiệm vụ và kiến thức như trên, bạn sẽ được trang bị hầu hết ở tại các ngôi trường địa học, những kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học về nguyên lý trong quá trình sinh học liên quan đến cây trồng. Ngoài ra bạn sẽ được nắm trong tay những kiến thức chuyên sâu về làm thế nào để cây trồng tạo ra năng suất hiệu quả nhất, làm thế nào để chăm sóc, nhận biết cũng như phòng trừ sâu bệnh hay cỏ dại ảnh hưởng xấu đến cây trồng, hay làm thế nào để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Hơn thế nữa, ngành học này còn giúp bạn tạo khả năng tự làm chủ trong làm việc và học tập nghiên cứu khoa học, hình thành khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc theo nhóm nghiên cứu…
2. Ngành Khoa học cây trồng có dễ kiếm việc như lời đồn?
Có tới hơn 90% sinh viên ngành Khoa học cây trồng có thể tìm ngay việc làm sau khi ra trường. Nhưng ngành khoa học cây trồng ra làm gì? Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được các thông tin tuyển dụng ở nhiều trang tìm việc khác nhau bởi số lượng tuyển dụng các kỹ thuật viên trong ngành khoa học cây trồng gia tăng mỗi năm. Tại sao lại có sự gia tăng đáng kể như vậy. Ngày dưới đây câu trả lời cho những lời đồn sẽ được lý giải.
2.1. Cơ hội mở đến thì nền nông nghiệp chung
“Cơ hội mở” được hiểu như thế nào? Thực chất, xét về ngành Khoa học cây trồng thì đây vẫn là ngành nghề giữ vai trò quan trọng bởi dân số sống ở vùng nông thôn đều đi kèm với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đảng và nhà nước thường xuyên đề ra những chính sách thúc đẩy nền nông nghiệp trở thành nơi an toàn, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Trong cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển rầm rộ thì nước ta cũng không thể bỏ qua cơ hội phát triển này. Nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng tăng cao dẫn tới việc nhu cầu về thực phẩm sạch, sử dụng công nghệ cao càng được chú trọng nhiều hơn. Chính vì điều này mà các kỹ sư về ngành khoa học cây trồng trở nên hơn bao giờ hết. Tính ngay đến năm 2024 thì không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước sẽ cần tăng thêm 6% các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các kỹ sư khoa học cây trồng và có thể tăng mạnh trong những năm sau nữa.
Việc làm nông nghiệp tại Hồ Chí Minh
2.2. Nơi làm việc rộng mở cho ngành khoa học cây trồng
Đố với một kỹ sư khoa học cây trồng thì bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được một vị trí việc làm tại bất kì đâu. Nơi bạn có thể tìm kiếm có tại tất cả các trang web, mạng xã hội có đăng tin tuyển dụng vị trí này. Cơ hội làm việc rộng mở nên bạn sẽ không cần lo lắng việc ngành khoa học cây trồng ra làm gì.
Khi đã hoàn thành chương trình học của mình, bạn có thể tham gia vào một số vị trí như:
- Cán bộ kỹ thuật khoa học cây trồng
- Cán bộ tư vấn viên cây trồng
- Cán bộ quản lý chọn giống cây trồng
- Cán bộ quản lý bảo vệ thực vật
- Hoặc nghiên cứu và giảng dạy tại một số trường đại học về khoa học cây trồng
- ...
Những đa dạng các vị trí việc làm cũng đi song song với cơ hội làm việc rộng mở tại các nơi làm việc khác nhau như:
- Các cơ quan quản lý nông nghiệp: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm giống nông nghiệp, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở khoa học và công nghệ, Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, Chi cục BVTV…
- Các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp, giống cây trồng, phân bón,, các công ty chăm sóc cây trồng, hóa chất…
- Các viện, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ điển hình với các dự án như Jica, World Vision,...
- Các trang trại và hợp tác xã như TH farm…
- Giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng trong lĩnh vực cây trồng
- Tự mình khởi nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu cây trồng để cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Ngành Kỹ thuật môi trường ra làm gì?
2.3. Mức lương “siêu to khổng lồ” trong ngành khoa học cây trồng
Vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm đến nhất đó là mức lương trong ngành khoa học cây trồng. Tôi tin rằng mức lương mà khảo sát của chúng tôi đưa ra sẽ không làm bạn thất vọng. Mặc dù đây là một ngành học chiếm được nhiều ý kiến “chê trách” thế nhưng đây là một ngành nghề nhận được một mức lương tự lớn và cực hấp dẫn.
Tùy theo vị trí và môi trường làm việc thì mức lương sẽ có sự chênh lệch và giao động khác nhau trong phạm vi từ 7 triệu đến 15 triệu trong một tháng.
3. Điều cần biết trong tuyển sinh ngành Khoa học cây trồng
3.1. Khối thi cho ngành Khoa học cây trồng
Ngành Khoa học cây trồng là một trong những ngành đa dạng về khối thi nhất, có tới 9 tổ hợp môn được lựa chọn để xét duyệt, cho phép học sinh có thể lựa chọn khối thi mà mình mong muốn
- A00: Toán - Vật lý - Hóa học
- A01: Toán - vậy lý - Ngôn ngữ Anh
- A02: Toán - Vật lý - Sinh học
- B00: Toán - Hóa học - Sinh học
- B02: Toán - Sinh học - Địa lý
- B03: Toán - Sinh học - Ngữ Văn
- C02: Ngữ văn - Toán học - Hóa học
- D01: Ngữ văn - Toán học - Ngôn ngữ Anh
- D07: Toán học - Hóa học - Ngôn ngữ Anh
3.2. Điểm chuẩn cho ngành Khoa học cây trồng
Về điểm chuẩn, tùy thuộc vào ngôi trường bạn mong muốn tham gia, tổ hợp thi, chuyên ngành cụ thể trong ngành Khoa học cây trồng, mức điểm chuẩn sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên điểm chuẩn của khối ngành này thường sẽ được giao động từ 14 - 18 điểm.
3.3. Những ngôi trường đào tạo ngành Khoa học cây trồng
Việt Nam từ thuở sơ khai, khởi đầu với một nền nông nghiệp vững chắc đã hình thành rất nhiều các ngôi trường đại học trải dài trên 3 miền tổ quốc cho ngành học Khoa học cây trồng. Tại khu vực miền bắc đã chiếm đến 8 trường đào tạo trong lĩnh vực này, các khu vực lân cận cũng không ít hơn 4 trường.
Cụ thể các trường như sau:
-
Xét tại khu vực miền Bắc
Học viện nông nghiệp Việt Nam
Đại học Hải Phòng
Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên
Đại học Nông lâm Bắc Giang
Đại học Hùng Vương
Đại học Tân Trào
Đại học Lâm Nghiệp
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào cai
- Tại khu vực miền Trung
Đại học Nông lâm - Đại học Huế
Đại học Tây Nguyên
Đại học Kinh tế Nghệ An
Đại học Hà Tĩnh
- Tại khu vực miền Nam
Đại học Cần Thơ
Đại học An Giang
Đại học Kiên Giang
Đại học Tiền Giang
Phân hiệu trường đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai
Tuy nhiên trong tất cả các trường đào tạo ngành Khoa học cây trồng được liệt kê trên đây thì Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những ngôi trường đi đầu trong việc đào tạo Ngành khoa học cây trồng. Ngoài ra các ngôi trường các theo sau cũng đảm bảo được chất lượng giảng dạy cũng như đầu ra cho sinh viên nên bạn có thể yên tâm lựa chọn và học tập.
4. Tố chất của một kỹ thuật viên khoa học cây trồng
Câu hỏi được đặt ra rằng “Liệu bạn có phù hợp trở thành một kỹ thuật viên khoa học cây trồng” Để có thể làm rõ hơn cho điều này, Work247.vn sẽ giúp bạn xác định nhờ một vài các ưu điểm để trở thành một kỹ thuật viên khoa học cây trồng tuyệt vời.
Việc làm nông lâm nghiệp tại Hồ Chí Minh
- Trước hết, tôi mong rằng bạn là một người yêu thiên nhiên, môi trường. Bạn thích chăm sóc vật nuôi và cây trồng của mình
- Bạn có thích thu thập hay nghiên cứu các vấn đề, các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên, môi trường?
- Bạn có giỏi việc phân loại các loại động thực vật và có khả năng ghi nhớ tên của chúng?
- Bạn có phải một người giỏi tự nhiên như Sinh học, Hóa học và Địa lý?
- Bạn có sở thích tìm hiểu về thông tin về thế giới tự nhiên xung quanh bạn không?
Nếu bạn có thể mạnh dạn trả lời “có” cho các câu hỏi trên thì đừng ngần ngại đăng ký nguyện vọng vào ngành học này. Nếu như bạn có quá nhiều thắc mắc thì bạn có thể tìm đến bảng tin tuyển dụng của Work247.vn, đây sẽ là nơi cung cấp cho bạn những thông tin yêu cầu kỹ năng quan trọng cho các vị trí tuyển dụng ngành khoa học cây trồng. Bạn sẽ nắm thêm được nhiều các ưu điểm cần thiết để trở thành một Kỹ thuật viên cây trồng tốt và có thể dễ dàng tìm thấy cơ hội việc làm cho mình.
Work247.vn rất vui khi được chia sẻ những câu trả lời về “ngành khoa học cây trồng ra trường làm gì?” để giúp bạn xác định được hướng đi, chọn đúng ngành đúng nghề cho bản thân mình. Nếu như bạn có bất kỳ những thắc mắc nào cần được lý giải, đừng ngần ngại gửi câu hỏi cho chúng tôi, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay lập tức vởi các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp của Work247.vn
2399 0