Occupational therapy là gì? Sự thăng hoa đầy hứa hẹn của ngành OT

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Chân tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Chân

Ngày đăng: 22-07-2024

Vấn đề sức khỏe hiện xem là một trong những nhu cầu được quan tâm nhiều nhất ở con người. Đặc biệt là khi dịch bệnh covid 19 đang có sự diễn biến vô cùng phức tạp với khả năng lây lan cực nhanh. Và bên cạnh các bác sĩ, y tá thì occupational therapy được xem là một trong những lĩnh vực đầy triển vọng của ngành y tế. Có vai trò hỗ trợ người bệnh phục hồi sức khỏe và chức năng cơ thể, occupational therapy hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn. Vậy, occupational therapy là gì? Làm thế nào để trở thành một nhà trị liệu nghề nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một ngành còn đầy lạ lẫm tại Việt Nam này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm y tá điều dưỡng

1. Bạn hiểu ra sao về occupational therapy là gì?

1.1. Khái niệm về occupational therapy 

Occupational therapy được viết tắt là OT, đây là thuật ngữ chỉ ngành “liệu pháp nghề nghiệp”. Vậy, liệu pháp nghề nghiệp là gì? Là một lĩnh vực trong y tế, trong đó, liệu pháp nghề nghiệp có vai trò hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng một cách toàn diện mà không có sự tham gia của phẫu thuật hay bị phụ thuộc quá nhiều vào thuốc. 

Occupational therapy là gì?
Occupational therapy là gì?

Nghe có vẻ giống với vật lý trị liệu, tuy nhiên, occupational therapy lại có sự khác biệt một cách hoàn toàn với physiotherapy (vật lý trị liệu). Về cơ bản thì cả 2 ngành này đều có ý nghĩa trong việc giúp người bệnh phục hồi chức năng và đem lại một cuộc sống có chất lượng tốt hơn. Thế nhưng, mục tiêu của physiotherapy là giúp cho người bệnh phục hồi các chức năng về mặt thể chất, dựa trên những bài tập giảm đau, hỗ trợ cho việc di chuyển và vận động ở bệnh nhân. Trong khi đó occupational therapy lại mang tính toàn diện hơn, mục tiêu hướng đến của ngành này chính là giúp cho người bệnh có thể hòa nhập với cuộc sống và tham gia các hoạt động có ý nghĩa một cách hoàn toàn bình thường.

Một cách đơn giản nhất để hiểu về nghề occupational therapy thì đây là một ngành thuộc lĩnh vực y tế, được gọi là liệu pháp nghề nghiệp và đóng vai trò trong việc hỗ trợ các bệnh nhân phục hồi chức năng toàn diện nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không phụ thuộc vào thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

Liệu pháp nghề nghiệp
Liệu pháp nghề nghiệp

Xem thêm: Việc làm chăm sóc khách hàng

1.2. Occupational therapy làm việc với đối tượng nào?

Đối tượng hướng đến của occupational therapy rất đa dạng, từ trẻ sơ sinh cho tới người gia, tất cả những người gặp vấn đề về sức khỏe đều là đối tượng của liệu pháp nghề nghiệp. Họ là những người gặp các tổn thương về tinh thần, về thể chất hay có các di chứng xảy ra sau các vụ tai nạn,...occupational therapy sẽ làm việc với những đối tượng này và giúp đỡ họ để họ có thể quay trở lại cuộc sống của mình một cách tốt nhất sau những biến cố đã xảy ra.

- Với đối tượng là trẻ em, các nhà trị liệu nghề nghiệp sẽ có vai trò giúp đỡ các em nhỏ trong quá trình học tập, vui chơi hàng ngày. Thông qua việc quan sát và đánh giá, các nhà trị liệu nghề nghiệp sẽ biết được những vấn đề mà trẻ em có thể đã gặp phải và gây ra các hiện tượng tạo nên sự cản trở trong quá trình hòa nhập cuộc sống cũng như học tập và phát triển của bản thân.

Đối tượng của occupational therapy
Đối tượng của occupational therapy 

Các nhà trị liệu nghề nghiệp có thể làm việc tại trường học, bệnh viện hay các trung tâm phục hồi để quan sát các đối tượng trẻ em tốt hơn. Họ sẽ nắm bắt các điểm mạnh, điểm yếu, các kỹ năng cơ bản và khuynh hướng phát triển của trẻ. Điều quan trọng trong quá trình điều trị của các nhà trị liệu nghề nghiệp với đối tượng trẻ em chính là sự kết hợp với gia đình, nhà trường. Sự can thiệp sớm và toàn diện sẽ là cách tốt nhất để trẻ có thể đảm bảo cho việc sinh hoạt hàng ngày cũng như phát triển lành mạnh và toàn diện nhất. 

- Với đối tượng là người già, người lớn thì occupational therapy có ý nghĩa trong việc giúp cho những đối tượng này phục hồi các chức năng một cách toàn diện. Đảm bảo họ có thể tham gia các hoạt động bình thường và tái hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Điều này bao gồm cả chức năng tinh thần và thể chất. 

Không những vậy, những người tàn tật cũng là một trong những đối tượng của occupational therapy. Các nhà trị liệu có thể kết hợp với các nhà vật lý trị liệu và các bác sĩ để đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân của mình. 

Đa dạng
Đa dạng

Một cách tổng quát thì đối tượng của occupational therapy rất đa dạng với nhiều độ tuổi, giới tính và tình trạng bệnh lý khác nhau. Nhiệm vụ của occupational therapy chính là giúp cho bệnh nhân phục hồi các chức năng và cải thiện được chất lượng cuộc sống của họ ở mọi mặt.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành thống kê chi tiết

2. Các chuyên viên liệu pháp nghề nghiệp làm gì?

Nếu như occupational therapy là ngành liệu pháp nghề nghiệp thì những người làm việc trong ngành này là ai và họ có nhiệm vụ ra sao?

Các nhà trị liệu nghề nghiệp hay occupational therapist, viết tắt là OTs sẽ chính là những người phụ trách trong công tác xây dựng và hỗ trợ bệnh nhân phục hồi các chức năng cần thiết dựa trên tình hình của mỗi người.

Lựa chọn ngành liệu pháp nghề nghiệp, các OTs sẽ có thể tham gia làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau như khoa nhi, khoa chấn thương chỉnh hình hay khoa tâm thần học, khoa phục hồi chức năng tâm lý, vật lý,... Với sự đa dạng này thì các công việc, nhiệm vụ của các nhà trị liệu nghề nghiệp cũng sẽ có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản thì các OTs sẽ có chức năng và nhiệm vụ như sau:

Nhiệm vụ và chức năng
Nhiệm vụ và chức năng

- Thực hiện nắm bắt và tìm hiểu tình hình, mức độ thương tổn của bệnh nhân.

- Tiến hành phân tích môi trường sống và các rào cản có thể xảy ra gây cản trở cho việc hòa nhập của bệnh nhân.

- Chịu trách nhiệm giải quyết và phục hồi các chức năng ở bệnh nhân.

- Mang lại những điều kiện tốt nhất cho người bệnh trong quá trình điều trị. Bao gồm cả những sự can thiệp cần thiết từ phía gia đình, người thân hay bạn bè,...

- Khuyến khích và thúc đẩy người bệnh tham gia vào các hoạt động xã hội ý nghĩa. Góp phần giúp họ có thể tự tin và hòa nhập tốt hơn.

Nhìn chung, các nhà trị liệu nghề nghiệp hay cá OTs sẽ là những người trực tiếp định hướng và hỗ trợ bệnh nhân điều trị và phục hồi chức năng. Do vậy mà họ có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tiến triển của bệnh tình và thúc đẩy sự hòa nhập của bệnh nhân với cuộc sống sau những bệnh tình đã trải qua.

Hỗ trợ bệnh nhân
Hỗ trợ bệnh nhân

Mẫu cv xin việc

3. Điều gì cần có để trở thành một OTs?

Nếu như muốn tham gia vào liệu pháp nghề nghiệp thì bạn sẽ cần phải có kỹ năng và trình độ ra sao? Ngay sau đây sẽ là lời giải đáp chi tiết dành cho bạn.

- Trở thành một nhà trị liệu nghề nghiệp, bạn sẽ phải có ít nhất tấm bằng cử nhân đại học với chuyên ngành tương ứng. Các môn học mà bạn sẽ phải học là khoa học sức khỏe, tâm lý học, các môn học về cơ thể người,...

Tóm lại là bạn sẽ phải có kiến thức tổng quát về cơ thể và chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Không những vậy thì sự hiểu biết về cơ chế hoạt động của các bộ phận cũng như các kỹ năng áp dụng phương pháp và nghiên cứu cũng cực kỳ quan trọng.

- Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng

Với vai trò là một nhà phục hồi chức năng, bạn cần có sự giao tiếp và lắng nghe người bệnh của mình. Điều này giúp bạn hiểu họ tốt hơn và khả năng truyền đạt một cách chính xác cũng được nâng cao hơn. Bởi thực tế sẽ có những loại máy móc khá phức tạp, việc hướng dẫn là điều bắt buộc. Do vậy, kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu, nhất là với trẻ em và những bệnh nhân có phần nóng tính. 

Yêu cầu với OTs
Yêu cầu với OTs

- Linh hoạt trong các vấn đề

Trong quá trình luyện tập, điều trị phục hồi chức năng thì sẽ có khá nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Vì thế sự linh hoạt trong việc xử lý tình huống là yếu tố cần có ở một nhà trị liệu nghề nghiệp. 

Thêm vào đó là hiệu quả công việc cũng sẽ được cải thiện hơn với sự linh hoạt thay vì làm một cách máy móc và thiếu hiệu quả.

- Sự lắng nghe và khả năng nhẫn nại

Làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thì bạn luôn luôn phải có một cái đầu lạnh. Điều này giúp bạn sẽ có sự bình tĩnh cho mình trong công việc. Sự kiên nhẫn và bình tĩnh sẽ giúp cho các nhà trị liệu nghề nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ của bản thân và đem lại cho bệnh nhân những năng lượng tích cực hơn với khả năng thấu hiểu của mình.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết đối với bảng mô tả công việc điều dưỡng

4. Triển vọng với ngành occupational therapy hiện nay

Sức khỏe hiện nay là vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi dịch bệnh covid 19 đang có sự tung hoành trên khắp thế giới. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt khá lớn về nguồn nhân lực trong ngành và đây sẽ là cơ hội tốt cho những bạn theo đuổi ngành occupational therapy. 

Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp

Nếu như ở Việt Nam ngành này còn khá mới mẻ thì ở nước ngoài như Ánh, Pháp hay Mỹ thì đây là việc làm vô cùng quen thuộc. Các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn lĩnh vực mà mình theo đuổi trong ngành OT và chọn lựa môi trường làm việc riêng cho mình. Làm việc tại gia đinh, bệnh viện hay các trung tâm phục hồi chức năng,...là những sự lựa chọn dành cho bạn. 

Mức thu nhập của việc làm này trên thế giới cũng không hề tầm thường. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể kiếm được 46.000 USD/ năm và con số sẽ lớn hơn khi đã có kinh nghiệm, dao động từ 69.000 USD - 95.000 USD/ năm. Một con số không hề tầm thường hay đơn giản một chút nào.

Occupational therapy chính là ngành liệu pháp nghề nghiệp và có ý nghĩa trong việc hỗ trợ những người bệnh phục hồi chức năng và hoạt động một cách bình thường nhất có thể. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được occupational therapy là gì và có sự định hướng cho mình với chuyên ngành cực kỳ hot trong thời gian tới.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1937 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT