[OQC là gì?] Cẩm nang kiến thức ngành kiểm soát chất lượng

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

OQC là gì? Sản phẩm là “linh hồn” của doanh nghiệp, vì vậy cần chắc chắn rằng bạn cung cấp những sản phẩm tốt nhất có thể cho người tiêu dùng. Nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi phải có chiến lược, đầu tư về thời gian và tiền bạc để chất lượng sản phẩm được cam kết tuyệt đối. Chính vì điều này, ngành sản xuất không thể thiếu đi sự góp mặt của OQC - Một trong những công việc điển hình nhất trong lĩnh vực đảm bảo và kiểm soát chất lượng. Hãy cùng khám phá nội dung công việc này ngay sau đây!

Việc Làm Thẩm Định

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. OQC là gì?

Trước hết, hãy nói đôi nét về lĩnh vực kiểm soát chất lượng. Đó là một quá trình cho phép bạn đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với nhu cầu của khách hàng. Kiểm soát chất lượng hay còn gọi là QC, được sử dụng để kiểm tra và thử nghiệm một sản phẩm hoặc dịch vụ để đảm bảo rằng nó đáp ứng các thông số kỹ thuật chính xác và điểm chuẩn chất lượng. Thông qua kiểm soát chất lượng, các chuyên viên phân tích những sản phẩm, quy trình và các chỉ số khác bằng cách sử dụng phân tích, thống kế và lấy mẫu. Kiểm soát chất lượng là sự giám sát không chỉ ở bản thân sản phẩm, mà là cả cách thức sản xuất, lưu trữ và vận chuyển.

OQC là gì?

Khi một sản phẩm thiếu sự phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, nó được coi là khiếm khuyết. Một số kiểm soát là tự nguyện, tuy nhiên đôi khi hồ sơ kiểm soát chất lượng cũng phải được lưu giữ cho các quy định của Luật hiện hành.

Vậy chính xác thì OQC là gì? Đây là một tên gọi viết tắt của cụm từ tiếng Anh đầy đủ: Output Quality Control, hiểu đơn giản là kiểm soát chất lượng đầu ra. Trong các doanh nghiệp chuyên về sản xuất, OQC là định hướng sản phẩm và tập trung vào kiểm tra một mẫu của quy trình sản xuất để đảm bảo đáp ứng các thông số kỹ thuật thiết kế hoặc tiêu chuẩn chất lượng cần thiết. Sản phẩm sau đó có thể được chuyển đến giai đoạn tiếp theo của quy trình sản xuất hoặc được coi là phù hợp để phát hành, bán hoặc phân phối. Bộ phận OQC sẽ kiểm tra sản phẩm tại nhiều điểm khác nhau trong quá trình sản xuất cũng như thử nghiệm sản phẩm cuối cùng. Mỗi phép đo kiểm tra được so sánh với các tiêu chuẩn được xác định trước.

Nếu thử nghiệm cho thấy sản phẩm lệch khỏi tiêu chuẩn, nó có thể bị phá hủy hoặc làm lại (tùy thuộc vào ngành công nghiệp) và các hành động được thực hiện để điều chỉnh quy trình sản xuất để đảm bảo nó không xảy ra lần nữa. Các tiêu chuẩn mà phép đo kiểm tra được so sánh là tiêu chuẩn nội bộ, quy định bên ngòi và tiêu chuẩn toàn ngành. Tài liệu rõ ràng phải được lưu trữ để cho thấy rằng OQC đã được thực hiện một cách nghiêm ngặt trước khi sản phẩm được ủy quyền phát hành.

Một công việc OQC nhìn chung có trách nhiệm về cả tin thần, tâm lý và cả hành động là rất lớn. Đặc biệt, trong các ngành công nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe, một sản phẩm bị lỗi có thể đồng nghĩa với việc nó gây hại đáng kể cho bệnh nhân, những cá nhân trực tiếp sử dụng sản phẩm. Duy trì mức độ làm việc, sự đầu tư cao nhất trong kiểm soát chất lượng vì thế đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Xem thêm: [Giải đáp] thông tin 7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất

2. Nhiệm vụ chính của công việc OQC là gì?

Nhiệm vụ chính của công việc OQC là gì?

OQC đôi khi ở một số doanh nghiệp cũng được gọi là chuyên viên kiểm soát chất lượng. Vậy nhiệm vụ của một OQC là gì?  Các nội dung công việc được gán cho bất kỳ một cá nhân nào có thể khác nhau vì nó tùy thuộc vào sản phẩm được sản xuất. Tuy nhiên nhiệm vụ cơ bản và điển hình nhất của một OQC có thể bao gồm:

- Xây dựng khung tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Trong nhiệm vụ này, OQC sẽ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong quá trình xây dựng, thiết kế các yếu tố mang tính tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm, khung tiêu chuẩn này như đã nói, có thể là sự kết hợp của cả quy định sản xuất của doanh nghiệp, quy định trong nội bộ ngành và quy định khác. Bên cạnh đó, OQC cũng phải kết hợp làm việc với bộ phận tinh chỉnh các tiêu chuẩn. Điều này là nhằm đảm bảo tính phù hợp khi quy trình đánh giá sản phẩm có sự đổi mới cần cập nhật.

- Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Trong nhiệm vụ này, OQC sẽ là người kiểm tra và ghi lại các phép đo của các thuộc tính sản phẩm khác nhau, tiến hành so sánh các phép đo này với một đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn được xác định trước đó. Mặt khác, họ cũng giám sát việc thực hành sản xuất để đảm bảo tính tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng.

Cung cấp và hỗ trợ nhân viên sản xuất khi cần thiết về các quy trình kiểm soát. Hoàn thành tài liệu để chỉ ra rằng các thử nghiệm đã được thực hiện và ghi lại xem sản phẩm có đáp ứng hay không đáp ứng được tiêu chuẩn. Khi tìm thấy lỗi, họ sẽ phân tích và lưu giữ cẩn thận vào tài liệu sản xuất. Các nhóm OQC sau đó làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp và thực hiện các giao thức, quy trình mới để đối phó với các sai lệch.

- Xử lý những vấn đề mà khách hàng gặp phải có liên quan đến sản phẩm: OQC cũng có nhiệm vụ làm việc trực tiếp với khách hàng, phân tích, đánh giá sản phẩm khi khách hàng có những yêu cầu, thắc mắc về chất lượng. Đồng thời, OQC phối hợp với các bộ phận liên quan để rút ra được những vấn đề cốt lõi trực tiếp tác động đến chất lượng của sản phẩm. Cuối cùng, họ đưa ra những giải pháp, đề xuất kịp thời để giải quyết triệt để những vấn đề mà khách hàng gặp phải, đảm bảo sự hài lòng tối đa cho các khách hàng.

Tin tuyển dụng: Việc làm quản lý chất lượng tại Hà Nội

3. Để làm tốt công việc OQC cần những gì?

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào để bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nếu ứng tuyển vào vai trò OQC? Những yếu tố nào bạn cần để trở thành một chuyên viên OQC? Và những đặc điểm tố chất nào bạn nên tìm kiếm khi quyết định làm việc trong lĩnh vực này? Công việc của OQC là gì? Họ làm mọi thứ, từ cân đo đong đếm sản phẩm để kiểm tra mẫu sản xuất cho đến tiến hành thử nghiệm tại chỗ.

Họ có thể làm việc trong một loạt các ngành công nghiệp, chẳng hạn như nội thất, điện tử, đồ chơi, đồ dùng nhà bếp, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm,... và còn nhiều hơn thế nữa. Họ đảm bảo rằng các sản phẩm phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy định an toàn cho khách hàng. Có thể nói, OQC là những người ở tuyến đầu trong cuộc chiến bảo đảm chất lượng tuyệt vời nhất cho người dùng. Là một chuyên viên OQC, bạn phải trang bị một số kỹ năng nhất định. Tương tự như việc nếu bạn đang kỳ vọng công việc này sẽ trở thành của bạn trong tương lai, hãy đảm bảo bạn đáp ứng những yêu cầu dưới đây:

3.1. Khả năng tiếng Anh cơ bản

Khả năng tiếng Anh cơ bản

Để trở thành một chuyên viên OQC, một ứng viên thường phải có kỹ năng tiếng Anh cơ bản, cả về đọc và viết. Các doanh nghiệp thường cung cấp tất cả các tài liệu kiểm tra sau đây bằng ngôn ngữ Anh: Thông số kỹ thuật của sản phẩm, ảnh minh họa sản phẩm, tiêu chí và yêu cầu kiểm tra, tiêu chuẩn kiểm tra và dung sai, danh sách kiểm tra QC. Chuyên viên OQC sẽ cần phải hiểu tất cả các chi tiết của các tài liệu kiểm tra. Bạn cũng cần thành thạo tiếng Anh thông qua kỹ năng viết, vì công việc của bạn cần ghi lại chính xác những phát hiện của bạn trong một báo cáo về kiểm soát chất lượng.

3.2. Logic và chú ý đến chi tiết

Logic và chú ý đến chi tiết

Là một người kiểm soát chất lượng đầu ra, bạn phải là người quan sát và định hướng chi tiết với một ứng dụng logic, hợp lý cho công việc của bạn. Thật dễ dàng để biết tại sao nên chú ý đến chi tiết, chi tiết rất quan trọng trong quy trình kiểm soát chất lượng. Các khiếm khuyết của sản phẩm nhỏ thường rất tinh tế và bạn cần một con mắt quan sát được đào tạo để có thể phát hiện ra chúng. Chú ý đến chi tiết cùng rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân có thể gây ra việc sản phẩm bị lỗi. Ví dụ, một chuyên viên OQC có thể nhận thấy rằng các thùng đựng chén bằng gốm sứ đang được xếp chồng lên nhau quá cao và nghiền nát bao bì của những thứ bên dưới.

3.3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Một chuyên viên OQC cần phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Họ thường được gửi một mình để làm việc trong một nhà máy trong vài giờ hoặc nhiều hơn nữa. Nếu có vấn đề xảy ra hoặc nếu họ có câu hỏi, họ cần có thể liên lạc với nhân viên nhà máy và người quản lý. Nếu một chuyên viên OQC không muốn nói lên những câu hỏi hoặc mối quan tâm của họ, cuối cùng họ sẽ dựa vào bản năng của họ, lựa chọn này thực sự không lý tưởng. OQC dựa vào thông tin được cung cấp bởi người giám sát của họ và chủ doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Và trách nhiệm của họ chỉ đơn giản là báo cáo những gì họ đã tìm thấy. Nếu họ gặp phải sự không chắc chắn trong thủ tục, họ được yêu cầu phải thông báo những điều này cho nhân viên nhà máy hoặc người giám sát của họ.

3.4. Trung thực

Trung thực

Trung thực là một đặc điểm quan trọng trong công việc OQC. Nhưng tính toàn vẹn hay cầu toàn là một thuật ngữ rộng hơn và xứng đáng hơn để trở thành một yêu cầu riêng đối với công việc này. Ngành công nghiệp sản xuất dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tham nhũng hơn hầu hết các ngành khác, đặc biệt ở khu vực Á Đông như Việt Nam. Các nhà cung cấp có thể thay thế các vật liệu kém hơn cho những nhà thầu phụ trách xây dựng hoặc sản xuất. Họ thậm chí có thể tuyên bố sai về chứng nhận hoặc sự an toàn của sản phẩm.

Khi một chuyên viên OQC đang làm việc trong một nhà máy, họ có thể bị áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp đến các kết quả báo cáo không chính xác. Họ có thể đến thăm cùng một nhà máy nhiều lần và trở nên thân thiết với nhân viên nhà máy. Điều quan trọng là bạn vẫn giữ được mục tiêu và không cho phép những người làm việc cùng bạn tại nhà máy làm ảnh hưởng đến quyết định trong báo cáo của bạn. Và mặc dù ít phổ biến hơn 10 - 20 năm trước, nếu một chuyên viên OQC được nhà máy hối lộ, họ phải báo cáo cho người quản lý của mình, người sẽ lần lượt thông báo cho bạn về điều đó.

3.5. Khả năng kỹ thuật

Khả năng kỹ thuật

Bạn có thể chỉ nghĩ rằng chuyên viên kiểm tra OQC cần có kiến thức kỹ thuật chi tiết về loại sản phẩm cụ thể trước khi họ bắt đầu kiểm tra. Nhưng trên thực tế, trừ khi sản phẩm của đặc biệt độc đáo, hoặc đặc biệt phức tạp, hầu hết mọi người đều có thể thực hiện kiểm tra miễn là họ có các đặc điểm và tài liệu kiểm tra ở trên. Tất nhiên, bất kỳ chuyên môn trước trong một lĩnh vực như hàng may mặc hoặc đồ nội thất luôn là một điểm cộng khi tiếp xúc với các loại sản phẩm đó.

Có một số kỹ năng kỹ thuật khá cơ bản mà một chuyên viên OQC nên có, bao gồm: Kỹ năng làm việc với MS Office, khả năng sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, làm quen với các thiết kế để đo kích thước. Việc nên biết cách sử dụng MS Office vì các tài liệu liên quan đến kiểm tra thường được gửi dưới dạng tệp Word hoặc Excel. Đối với một số dịch vụ, người kiểm tra sản phẩm có thể cần nhập dữ liệu báo cáo của họ vào một mẫu được chỉ định bởi chủ doanh nghiệp, thường ở định dạng MS Office.

OQC nói chung cũng cần biệt cách sử dụng máy ảnh kỹ thuật số để họ có thể chụp ảnh kiểm tra có liên quan và tải chúng lên những báo cáo. Tất nhiên, họ cần làm quen với việc đo đạc, vì đây là yêu cầu cơ bản đối với hầu hết các loại sản phẩm được kiểm tra.

Xem thêm: [Nhân viên QA là gì] Kiểm soát chất lượng, tạo sản phẩm tốt nhất

4. Triển vọng công việc OQC trong thời nay

Tăng trưởng việc làm phản ánh nhu cầu tiếp tục được kiểm tra đảm bảo chất lượng trong nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực dược phẩm, thiết bị y tế và vật tư. Mặc dù tiến bộ công nghệ trong kiểm soát chất lượng ở nhiều ngành công nghiệp, tự động hóa không phải lúc nào cũng thay thế cho việc kiểm tra bằng tay. Tự động hóa có thể sẽ trở nên quan trọng hơn để kiểm tra các yếu tố liên quan đến kích thước, chẳng hạn như chiều dài, chiều rộng hoặc độ dày. Nhưng việc kiểm tra sẽ tiếp tục được thực hiện bởi các chuyên viên đối với các sản phẩm yêu cầu thử nghiệm về mùi vị, kết cấu, bề ngoài, độ phức tạp hay hiệu suất của sản phẩm.

Triển vọng công việc OQC trong thời nay

Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất đã đầu tư vào thiết bị kiểm tra tự động để cải thiện chất lượng và năng suất công việc. Những cái tiến liên tục trong công nghệ cho phép các nhà sản xuất tự động hóa các nhiệm vụ kiểm tra, tăng năng suất của công nhân và giảm nhu cầu cho các chuyên viên OQC. Các nhà sản xuất ngày càng tích hợp kiểm soát chất lượng vào quá trình sản xuất. Nhiều nhiệm vụ kiểm tra đang được phân công lại từ các chuyên gia chuyên ngành đến các công nhân chế tạo và lắp ráp. Những người giám sát chất lượng ở mọi giai đoạn sản xuất. Ngoài ra, việc sử dụng ngày càng gia tăng của kết quả kiểm soát quá trình thống kê trong kiểm tra thông minh hơn. Sử dụng hệ thống này, các nhà sản xuất khảo sát các nguồn và tỷ lệ lỗi để họ có thể tập trung nỗ lực vào việc giảm số lượng sản phẩm bị lỗi. Những yếu tố này được dự kiến sẽ dẫn đến nhu cầu ít hơn đối với các chuyên viên OQC.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận OQC là một trong những công việc có cơ hội việc làm rất lớn trong thời nay. Nhiều công việc trong ngành sản xuất dự kiến ​​sẽ phát sinh trong thập kỷ tới, những người có kỹ năng nâng cao và kinh nghiệm làm việc liên quan sẽ có đủ điều kiện cho nhiều vị trí trong lĩnh vực này.

Trên đây là những thông tin work247.vn muốn giải đáp giúp bạn về khái niệm OQC là gì? Hãy nhận cơ hội việc làm OQC tại website work247.vn nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3444 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT