Phòng ngừa chuẩn là gì? Các biện pháp phòng ngừa chuẩn là gì?

Theo dõi work247 tại
Hoàng Thanh Vân tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Thanh Vân

Phòng ngừa chuẩn là gì? Vai trò và tầm quan trọng của phòng ngừa chuẩn trong ngành y nói riêng và toàn xã hội nói chung như thế nào? Vai trò của phòng ngừa chuẩn trong đời sống con người là rất quan trọng, vì thế các bạn hãy đi vào tìm hiểu về phòng ngừa chuẩn cũng như cập nhật ngay những biện pháp thực hành phòng ngừa chuẩn qua nội dung bài viết dưới đây.

Tìm Việc Y Tế

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái quát về phòng ngừa chuẩn

1.1. Định nghĩa phòng ngừa chuẩn là gì?

Phòng ngừa chuẩn là gì?
Phòng ngừa chuẩn là gì?

Hiện nay dịch bệnh đang tràn lan trên khắp thế giới, rất nhiều loại bệnh nguy hiểm để lại hậu quả khôn lường xuất hiện khiến cho con người không kiểm soát được. Dịch bệnh tràn lan và có xu hướng lây lan vô cùng mạnh mẽ khiến con người lo lắng và dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Các cơ sở y tế khám chữa bệnh cũng không ngừng thực hiện các biện pháp cứu chữa bệnh nhân và tiến hành các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tình trạng lây lan bệnh tật.

Với tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến hết sức phức tạp, đứng trước nguy cơ đe dọa tới sức khỏe và tính mạng thì con người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tật. Bài viết sau đây sẽ trình bày về các biện pháp phòng ngừa chuẩn mà con người cần nắm được để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi đi vào tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa chuẩn thì chúng ta cần tìm hiểu khái niệm phòng ngừa chuẩn là gì trước nhé.

Phòng ngừa chuẩn là việc áp dụng những biện pháp phòng ngừa cơ bản và tối thiểu với mục đích ngăn ngừa sự lây lan những tác nhân gây bệnh theo các con đường cơ bản trong quá trình chăm sóc y tế. Phòng ngừa chuẩn bao gồm những hành động phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đối với tất cả các bệnh nhân đã được xác định tình trạng bệnh là mắc bệnh truyền nhiễm.

Nhà nước có quy định về việc kiểm soát việc nhiễm khuẩn đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Tại Khoản 4, Điều 2 của Thông tư 16/2018/TT-BYT có quy định về phòng ngừa chuẩn như sau: Phòng ngừa chuẩn là biện pháp được thực hiện đối với tất cả người bệnh mà không có sự phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, chẩn đoán bệnh tình, tình trạng nhiễm khuẩn, thời điểm khám chữa bệnh, chất dịch từ cơ thể, chất bài tiết của người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm.

1.2. Nguồn gốc của phòng ngừa chuẩn

Vào năm 1996, biện pháp phòng ngừa phổ cập được cập nhật thành phòng ngừa chuẩn và được ký hiệu là PNC trong y tế. Khi đó, các nhân viên y tế được khuyến cáo thực hiện phòng ngừa khi tiếp xúc với các bệnh nhận qua các đường: máu, dịch tiết từ cơ thể.

Nguồn gốc của phòng ngừa chuẩn là gì?
Nguồn gốc của phòng ngừa chuẩn là gì?

1.3. Các chất trong cơ thể và con đường lây truyền các bệnh nguy hiểm

Các chất trong cơ thể như máu, các chế phẩm của máu, các chất bài tiết trong cơ thể có máu, dịch âm đạo, tinh dịch, dịch màng phổi, dịch màng tim, dịch não tủy, nước ối và sữa mẹ đều có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm sang cơ thể người khác.

Con đường lây truyền các bệnh truyền nhiễm chủ yếu thông qua: Tiếp xúc trực tiếp da với da, qua đường hô hấp (không khí), qua các đồ vật mà người bệnh chạm vào,

2. Mục đích và nguyên tắc áp dụng của phòng ngừa chuẩn là gì?

Phòng ngừa chuẩn được đưa ra nhằm cắt đứt con đường lây truyền vi rút, vi sinh vật, vi khuẩn nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Những nguyên tắc phòng ngừa chuẩn như sau:

​Việc làm y dược tại Hà Nội

3. Các biện pháp phòng ngừa chuẩn và cách ly

3.1. Biện pháp phòng ngừa chuẩn

3.1.1. Rửa tay

Các biện pháp phòng ngừa chuẩn - rửa tay
Các biện pháp phòng ngừa chuẩn - rửa tay

Rửa tay chính là một trong những biện pháp quan trọng nhất của phòng ngừa chuẩn giảm được nguy cơ lây nhiễm bệnh. Rửa tay được thực hiện trước và sau những lần chăm sóc bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với các dụng cụ có chứa máu và dịch tiết hay chất thải của người bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, người chăm sóc hoặc tiếp xúc với bệnh nhân cần rửa tay sau khi thực hiện các thủ thuật trên cùng một bệnh nhân để tránh việc lây chéo sang những vị trí khác nhau trên cơ thể.

Ví dụ: Trên cánh tay bệnh nhân bị mọc mụn nước, sau khi vệ sinh cánh tay thì người vệ sinh cần rửa tay sạch bằng dung dịch chuyên dụng để tránh làm lây dịch tiết từ cánh tay sang bàn chân hay mặt của cùng người đó.

3.1.2. Đeo găng tay

Đeo găng tay khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh truyền nhiễm sẽ làm giảm khả năng truyền nhiễm. Thứ nhất, găng tay được làm bằng chất liệu chuyên dụng có tác dụng cơ học, giảm việc lây nhiễm các loại vi khuẩn có trên tay của nhân viên y tế khi chạm vào vùng cơ thể bị nhiễm khuẩn, đồng thời giúp giảm lây chéo qua vùng khác của cơ thể.

Việc đeo găng tay không thay thế cho việc rửa tay, cho dù các bạn có đeo găng tay khi chăm sóc bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm. Bởi găng tay cũng sẽ có các lỗ nhỏ li ti mà mắt thường của chúng ta không hề nhìn thấy, hoặc là bị rách trong quá trình sử dụng.

Chúng ta cần đeo găng tay khi tiếp xúc với máu, các dịch tiết cơ thể và những vật dụng vây nhiễm. Chúng ta cần mang găng tay trước khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương hoặc vùng niêm mạc. Cùng với đó, cần thay găng tay khác khi thực hiện vệ sinh các vùng cơ thể khác nhau để tránh việc lây chéo các vi khuẩn trên cùng một bệnh nhân.

Người dùng cần tháo găng tay ngay sau khi sử dụng và để gọn vào túi ni lông trong thùng rác, tháo trước khi chạm vào các vật vô khuẩn hoặc các bề mặt khác.

3.1.3. Đeo khẩu trang, đeo kính

Nếu trong trường hợp chăm sóc bệnh nhân bị bệnh lây nhiễm hoặc có thể bắn vào mắt thì người chăm sóc cần đeo kính, che miệng, mặt. Đeo khẩu trang sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn qua sự bắn, các giọt nước, không khí khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm (bệnh lao, thủy đậu, cúm).

3.1.4. Mặc áo choàng

Các biện pháp phòng ngừa chuẩn - mặc áo choàng
Mặc áo choàng là một trong những phương pháp phòng ngừa chuẩn

Mặc áo choàng với mục đích bảo vệ da toàn thân và ngăn ngừa nguy cơ bị vấy bẩn vào da. Các loại áo choàng được mặc cần phải phù hợp với công việc và mức độ phòng ngừa đối với chất dịch có thể bắn vào người trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Sau khi thực hiện chăm sóc bệnh nhân thì cần tháo bỏ ngay áo choàng đó trước khi rời khỏi phòng của bệnh nhân và thực hiện việc rửa tay sát khuẩn. Khi mặc áo choàng thì người chăm sóc cần phải đeo thêm gang tay, ủng bảo hộ.

Ngoài ra, các nhân viên y tế cũng cần phải thực hiện các biện pháp làm sạch môi trường xung quanh người bệnh, bệnh viện theo quy trình thích hợp để khử vi khuẩn trên bề mặt môi trường. Quy trình sát khuẩn môi trường cần được giám sát chặt chẽ tránh bỏ qua các giai đoạn quan trọng trong quá trình phòng ngừa chuẩn.

Việc làm y dược tại Hồ Chí Minh

3.2. Biện pháp thực hiện sự cách ly phòng ngừa

Biện pháp cách ly được áp dụng đối với những bệnh nhân nhiễm những tác nhân gây bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da với da, lây qua không khí hoặc qua giọt bắn. Đối với những bệnh truyền nhiễm qua nhiều đường thì có thể kết hợp các biện pháp cách ly để áp dụng đối với bệnh đó. Người thực hiện cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn để tăng hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh lây lan.

Các biện pháp phòng ngừa chuẩn
Các biện pháp phòng ngừa chuẩn

3.2.1. Cách ly đối với bệnh lây qua đường tiếp xúc

Lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da, có sự truyền vi khuẩn/virus từ người bệnh này qua người bệnh khác hoặc lây từ nhân viên y tế thông qua tiếp xúc về mặt vật lý. Các biện pháp thực hiện cách ly các bệnh lây qua đường tiếp xúc: Để bệnh nhân nằm trong phòng riêng hoặc phòng có các bệnh nhân có cùng bệnh truyền nhiễm; đeo găng tay trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân, mặc áo choàng chuyên dụng, hạn chế vận chuyển bệnh nhân qua các khu vực khác, vệ sinh, khử trùng sạch các thiết bị chăm sóc bệnh nhân.

3.2.2. Cách ly phòng ngừa qua giọt bắn li ti

Lây truyền qua giọt bắn li ti đối với các bệnh lây qua giọt bắn xảy ra khi các giọt phân tử hô hấp truyền bệnh lớn hơn 5mm gây ra trong quá trình ho, nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi hoăc các hành động hút, rửa… Những bệnh thường gặp lây qua các giọt bắn như là viêm phổi, ho gà, cúm loại B, quai bị, bạch hầu và viêm màng não.

3.2.3. Cách ly qua đường không khí

Cách ly, đeo khẩu trang là các biện pháp phòng ngừa chuẩn
Cách ly, đeo khẩu trang là các biện pháp phòng ngừa chuẩn

Lây qua đường không khí xảy ra đối với các bệnh có mang phân tử bệnh nhỏ hơn 5mm, cơ chế hoạt động của các bệnh này chính là những giọt mang mầm bệnh, vi khuẩn bốc hơi trong không khí và truyền qua người khác.

Khi các vi sinh vật nằm trong nhóm này bốc hơi ra ngoài không khí thì khả năng phát tán sẽ rất rộng, chúng tồn tại trong không khí trong một khoảng thời gian và lơ lửng trong không khí gây ra các hiện tượng lây lan bệnh trên diện rộng. Vì thế mà chúng có nguy cơ vào đường hô hấp của con người khi họ đi vào vùng có vi khuẩn và hít vào. Những vi khuẩn, vi rút có thể lây lan qua đường không khí bao gồm: Lao phổi, thủy đậu, rubella,...

Việc làm hóa học - sinh học

Trên đây là những thông tin quan trọng giúp các bạn hiểu được phòng ngừa chuẩn là gì cùng những biện pháp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng giữa người với người, đặc biệt là những người đang chăm sóc bệnh nhân mang bệnh truyền nhiễm. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn có được những hiểu biết để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem11463 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT