Quản trị truyền thông là gì? Ý nghĩa của quản trị truyền thông

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 26-07-2024

Quản trị truyền thông là gì? Nó có vai trò đóng góp gì cho doanh nghiệp? Cùng nhau tìm hiểu về quản trị truyền thông để biết thêm nhiều thông tin hữu ích. Tham khảo thêm thông tin về cách để quản trị truyền thông hiệu quả, ai là người quyết định các hoạt động truyền thông, cơ hội ngành nghề quản trị truyền thông như thế nào?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái quát chung về quản trị truyền thông là gì

Quản trị truyền thông là khoa học áp dụng các hoạt động quản trị thông tin, truyền thông, bao gồm việc tổ chức thực hiện một chuỗi các hoạt động truyền thông, áp dụng các giải pháp quản trị liên quan đến lĩnh vực truyền thông của doanh nghiệp. 

​ Tìm hiểu về quản trị truyền thông là gì
​ Tìm hiểu về quản trị truyền thông là gì

Hiểu đơn giản quản trị truyền thông là hệ thống một chuỗi các hành động đã được lên kế hoạch, hoạch định có chủ đích nhằm cải thiện, nâng cao giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng. Mục đích quản trị truyền thông là có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, lan rộng thương hiệu, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp một cách hiệu quả để lôi kéo sự chú ý từ phía khách hàng.

Doanh nghiệp cần đầu tư vào hoạt động quản trị truyền thông thì mới có thể nâng tầm giá trị thương hiệu của mình một cách bền vững và nhanh chóng. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết cách thực hiện truyền thông một cách khéo léo, đưa ra được những chiến lược hiệu quả, biết cách tạo làn sóng ảnh hưởng của thương hiệu đến công chúng. Xây dựng hình ảnh thương hiệu theo hướng tốt đẹp, tích cực sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự yêu mến từ phía khách hàng.

Kết quả của quản trị truyền thông được đo lường từ hiệu quả của một chuỗi hoạt động truyền thông. Do đó để có thể quản trị truyền thông tốt thì các nhà quản trị truyền thông phải biết dẫn dắt, định hướng chiến lược từ những hoạt động truyền thông con bên trong tổng thể để nắm bắt được những cơ hội tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Hình thức tổ chức thực hiện các chiến lược quản trị truyền thông có nhiều cách khác nhau có các chiến lược quảng cáo, PR hình ảnh thương hiệu đến việc tổ chức hội thảo, truyền thông trong những sự kiện và rất nhiều hình thức khác. Vì thế việc lựa chọn được hình thức phù hợp với những giai đoạn phát triển của công ty là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà quản trị truyền thông.

Tin tuyển dụng: Tìm việc làm chuyên viên truyền thông

2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động quản trị truyền thông

Việc hình ảnh của doanh nghiệp được khách hàng nhớ đến qua các hoạt động truyền thông sẽ tăng được độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động và có được lợi thế hoạt động trong thị trường cạnh tranh của mình.

​ Vai trò, ý nghĩa quản trị truyền thông là gì?
​ Vai trò, ý nghĩa quản trị truyền thông là gì?

Quản trị truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. với mục đích nhằm thiết lập mối quan hệ truyền thông hai chiều, thực hiện các hoạt động nhằm tiếp cận gần hơn với công chúng, mang giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đi xa hơn.

Khi hoạt động truyền thông diễn ra hiệu quả thì cơ hội nhận được đầu từ hay sự hợp tác với các doanh nghiệp khác cũng trở nên dễ dàng hơn. Một công ty có giá trị thương hiệu lớn với hình ảnh được biết đến rộng rãi thì hoạt động phát triển mở rộng của doanh nghiệp sẽ trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều. 

Doanh nghiệp có được chuỗi chiến lược truyền thông hiệu quả sẽ có được sức mạnh đàm phán, năng lực thương lượng đối với các đối tác. Ví dụ như khả năng thương thảo để kéo lợi thế về mình trong hoạt động mua hàng, bán hàng. Giá trị thương hiệu lớn là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Muốn trở thành một doanh nghiệp lớn thì cần phải có được độ nhận diện hình ảnh trước công chúng rộng.

Việc tạo dựng một thương hiệu, hình ảnh uy tín sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới khách hàng mang lại lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xây dựng được uy tín của thương hiệu, họ không chỉ có thể thu được lợi nhuận từ sản phẩm mà còn từ việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu.

Xem thêm: Bảo trợ truyền thông là gì? Cách tối ưu hoạt động này hiệu quả

3. Tìm hiểu những phương hướng quản trị truyền thông hiệu quả

Vấn đề mà những nhà quản trị truyền thông cần quan tâm đó là việc áp dụng kết hợp nhiều hình thức truyền thông phải được lựa chọn phù hợp với định hướng chiến lược truyền thông đưa ra. Mỗi giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp nên chọn cách thức truyền thông đảm bảo cho hiệu quả có thể đạt được tối đa nhất. Sử dụng các hình thức truyền thông cũng nên dựa vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mục đích là không chỉ đưa giá trị thương hiệu mà còn đưa cả những hình ảnh sản phẩm tới với công chúng.

​ Cách thức để tiến hành quản trị truyền thông hiệu quả
​ Cách thức để tiến hành quản trị truyền thông hiệu quả 

3.1. Thực hiện quản trị truyền thông từ trong nội bộ doanh nghiệp

Hoạt động quản trị truyền thông muốn đảm bảo được hiệu quả thì phải thực hiện bước đầu tiên là thực hiện truyền thông trong nội bộ của doanh nghiệp. Truyền thông nội bộ chính là kết chặt một sợi dây vô hình trong tổ chức, mục đích là để nắm bắt các vấn đề và liên hệ chặt chẽ với nhiều bộ phận khác trong nội bộ doanh nghiệp nhằm xây dựng và triển khai những chiến lược truyền thông hiệu quả nhất.

Để có được chuỗi truyền thông hiệu quả tốt thì cái gốc xuất phát của quản trị truyền thông cũng phải thật chắc chắn. Nội bộ trong doanh nghiệp chính đối tượng phải thực hiện truyền thông đầu tiên, khi xây dựng được một hình ảnh tốt trong mắt nội bộ doanh nghiệp thì việc triển khai các hoạt động truyền thông cho khách hàng sẽ trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều.

Một số hoạt động truyền thông nội bộ như: Chia sẻ tầm nhìn của doanh nghiệp trong các buổi họp mặt nhân viên, thực hiện các hoạt động phát hành bản tin, thông tin nội bộ. Cung cấp các tài liệu đào tạo nội bộ, định hướng về cách thức xây dựng hình ảnh của công ty qua các bài phát biểu truyền lửa cho nhân viên nội bộ. Tổ chức các hoạt động sân chơi nội bộ, các chuyến du lịch nghỉ lễ, hội thảo truyền thông và rất nhiều hoạt động khác mà nhà quản trị truyền thông nên sắp xếp để thực hiện.

Truyền thông nội bộ tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa các nhân viên nội bộ trong doanh nghiệp cũng như mối quan hệ của cá nhân nội bộ với toàn thể doanh nghiệp. Truyền thông nội bộ gắn kết mối quan hệ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, giữa các chi nhánh, công ty con trong một tập đoàn để định hướng toàn doanh nghiệp có cùng một tầm nhìn, đoàn kết ý chí phát triển xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp.

3.2. Tạo dựng nhịp cầu truyền thông, quan hệ báo chí

Quản trị truyền thông cần phải nắm bắt được lợi thế của những hình thức quản trị khác nhau. Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa các nhịp cầu truyền thông, phát triển chiến lược xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp với các chủ thể báo chí, quảng cáo, hay các tổ chức xúc tiến quảng cáo.

​ Tìm hiểu quản trị truyền thông qua việc xây dựng cầu nối truyền thông
​ Tìm hiểu quản trị truyền thông qua việc xây dựng cầu nối truyền thông

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông sẽ tác động tới khả năng tiếp cận công chúng của doanh nghiệp. Việc giữ gìn mối quan hệ truyền thông cần được chú trọng quan tâm mọi lúc để đảm bảo được các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Nếu doanh nghiệp có một tin tức khẩn cấp muốn truyền tải tới khách hàng, trong hoàn cảnh có mối quan hệ tốt với cơ quan báo chí thì sẽ dễ dàng nhanh chóng đưa thông tin tới công chúng.

Không phải hoạt động nào của doanh nghiệp cũng cần thuê chủ thế báo chí để PR hình ảnh của mình. Các cơ quan báo chí cũng sẽ chia sẻ cách nhìn của họ về các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp nên tạo dựng mối quan hệ với các tổ chức truyền thông báo chí nổi bật, uy tín thì sẽ có cơ hội được PR hình ảnh theo những cách đặc biệt và bất ngờ.

Ý nghĩa tích cực của hoạt động này là báo chí sẽ mang tới những thông tin hữu hiệu mà doanh nghiệp cần tới. Doanh nghiệp có thể có một hình ảnh đẹp và uy tín, được đề cập theo cách có lợi thế nhất trên báo chí.

3.3. Xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả

Hoạt động quản trị truyền thông nên xem xét, đầu tư đó là thực hiện các hoạt động tài trợ xã hội, đóng góp lợi ích cho cộng đồng. Doanh nghiệp có thể chạm tới trái tim của khách hàng thông qua những hoạt động đặc biệt này.

​ Một số hoạt động truyền thông khác
​ Một số hoạt động truyền thông khác

Hình ảnh của doanh nghiệp sẽ trở nên đẹp và thiện cảm hơn khi tham gia vào các tổ chức tài trợ, thực hiện các hoạt động thiện nguyên. Quản trị truyền thông nên xác định cụ thể mục tiêu của từng chương trình tài trợ nhằm đảm bảo về ngân sách, nguồn lực về các biện pháp đo lường đánh giá hoạt động tài trợ.

Ngoài việc tài trợ thiện nguyện thì việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp qua những hoạt động tài trợ tại các sân chơi thể thao, hội thảo thương mại, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên hay những hoạt động xã hội khác cũng giúp doanh nghiệp tăng tốc độ xây dựng giá trị hình ảnh của thương hiệu mình hơn.

Xem thêm: Những thông tin tổng quát nhất về ban truyền thông bạn nên biết

4. Nhà quản trị truyền thông nắm bắt được hướng đi của chiến lược

Nhà quản trị truyền thông cần có những tố chất về lãnh đạo, tầm nhìn và định hướng đúng đắn cho hoạt động quản trị truyền thông của doanh nghiệp. Những kỹ năng, kiến thức cần có là rất nhiều cơ bản như: kiến thức chuyên ngành về truyền thông, quản trị, nắm bắt được xu hướng, có kỹ năng tin học ngoại ngữ, có khả năng nhận định tình hình và đưa ra được những quyết định đúng đắn.

Nhà quản trị truyền thông cần có tầm nhìn rộng theo hướng quốc tế hóa, xây dựng triển khai hình ảnh doanh nghiệp trên quy mô lớn. Cần thể hiện được những phẩm chất của một nhà quản trị, đánh giá được đúng tính sáng tạo của nhân viên truyền thông.

Nhà quản trị nên xác định được những chiến lược hợp lý hóa truyền thông vào từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như khi doanh nghiệp đang trên đà phát triển thì nhà quản trị truyền thông không nên tập trung vào truyền thông nội bộ mà họ phải định hướng truyền thông rộng rãi qua báo chí, qua các hoạt động tài trợ xã hội và hoạt động PR sản phẩm.

​ Nhà quản trị truyền thông cần chú ý điều gì?
​ Nhà quản trị truyền thông cần chú ý điều gì?

Những thông tin được cung cấp ở trên liên quan đến vấn đề quản trị truyền thông là gì? Đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm quản trị truyền thông, hiểu được bản chất ý nghĩa mà quan trị truyền thông hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp. Ngoài ra bạn cũng biết thêm về một số thông tin về chiến lược truyền thông hiệu quả. Những tính chất mà một nhà quản trị truyền thông nên có.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4100 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT