Quyết đoán là gì? Thủ lĩnh tuyệt đối đừng thiếu phẩm chất này
Theo dõi work247 tạiTrong tất cả những phẩm chất mà con người đang nắm giữ, duy chỉ có quyết đoán là yếu tố tiềm năng nhất dẫn bạn tới thành công phía trước. Nếu có ước mơ hoặc đam mê theo đuổi lĩnh vực nào đó, hãy dừng ngay việc lưỡng lự bởi nếu không thì cơ hội sẽ lướt qua bạn nhanh như một cơn gió.
Quyết đoán là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống đời thường cũng như công việc hàng ngày, thiếu quyết đoán sẽ khiến bạn mãi dậm chân tại chỗ. Vậy bạn đã thực sự hiểu bản chất của quyết đoán là gì? Cùng work247.vn khám phá ngay những thông tin chia sẻ bên dưới để làm rõ vấn đề này nhé.
1. Giải mã thuật ngữ quyết đoán là gì?
Đừng hiểu vấn đề theo cách quá sâu xa nếu bạn là tuyết người thích sự đơn giản, quyết đoán được hiểu là những quyết định kịp thời, dứt khoát và nhanh chóng của một người nào đó với sự việc mà họ tiếp nhận.
Nói như vậy không phải là bảo bạn nhắm mắt nhắm mũi đưa ra quyết định, tất cả đều phải dựa trên những cơ sở hay căn cứ xác thực, tình tiết hợp lý và đúng với hoàn cảnh thực tế.
Những người quyết đoán thường không chỉ đưa ra quyết định nhanh chóng, họ còn có khả năng bảo vệ những quyết định đó của mình. Dù là tác nhân gì, người quyết đoán vẫn luôn bảo vệ quan điểm cá nhân cũng như bằng mọi cách để đạt được mục tiêu của mình cũng như của tập thể.
Bất kể ai cũng cần sự quyết đoán, đặc biệt là những nhà quản lý, lãnh đạo khi làm việc trong một tập thể. Với những quyết định mang tính quyết đoán, không những giải quyết vấn đề nhanh chóng mà hành động này còn giúp họ chiếm giữ được lòng tin từ tập thể.
Vốn dĩ ngay từ khi sinh ra, không phải ai cũng có tính quyết đoán, phẩm chất này được hình thành do sự rèn luyện thường xuyên.
Ngoài công việc, sự quyết đoán còn có vai trò hết sức quan trọng đối với các vấn đề phát sinh trong đời sống thường ngày chẳng hạn hôn nhân, mối quan hệ bạn bè, người thân hay xã giao,...
Với mức độ ảnh hưởng không hề nhỏ như vậy, bạn có thể phân biệt đâu là người quyết đoán hay không? Cùng điểm danh những dấu hiệu nhận biết sau đây để thu nạp kiến thức cho bản thân mình nhé.
Xem thêm: Khám phá đầy đủ nhất công việc của Executive Producer là gì?
2. Quyết đoán được thể hiện như thế nào trong cuộc sống?
Bạn vẫn thường thắc mắc không biết người quyết đoán họ thường biểu hiện ra bên ngoài như thế nào? Đừng đi đâu xa bởi vì đáp án đã có sẵn ở phần nội dung bên dưới rồi.
2.1. Người quyết đoán thường đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời
Phải là người có cái đầu nảy số cực nhanh thì mới có thể đưa ra quyết định vừa nhanh chóng lại kịp thời đến thế. Chẳng phải nhà đầu tư nào cũng trở nên giàu có và thành công ngay từ những ngày đầu lập nghiệp, họ đã được mài dũa bằng cách trả giá dựa trên chính mồ hôi xương máu của mình.
Trải qua nhiều thất bại, thiệt hại cũng không phải là ít cuối cùng thì họ cũng đã có cho mình một “bọc” kinh nghiệm và biến nó thành những cơ hội cho bản thân.
Vì là được trải nghiệm thực tế nhiều cho nên họ cũng đã tự rèn luyện được khả năng phán đoán và ra quyết định, họ biết rằng tình huống nào là tốt tình huống nào là xấu và rồi đưa ra những quyết định mang tính chiến lược và an toàn nhất.
Nhiều khi quyết định này cũng được hình thành do việc phân tích và thu thập dữ liệu từ tập thể, sự kết hợp giữa nhiều bộ phận, phòng ban cũng là cách để họ ra quyết định chính xác hơn.
Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành
2.2. Người quyết đoán luôn trung thành với quyết định của mình
Đừng trở thành người ba phải để mọi người có cơ hội nói xấu bạn sau lưng, họ cũng sẽ xem thường bạn khi chính bạn là người không giữ vững lập trường. Đã quyết là làm, là phải bảo vệ nó chứ đừng tự mình gạt đi uy tín của mình như rất nhiều người từng mắc phải.
Kiên trì, theo đuổi đam mê chính là “chân lý” sống của những người quyết đoán. Vậy hãy trung thành với mọi quyết định của mình, dù cho đó là quyết định sai lầm thì chắc chắn bạn sẽ có bài học đáng nhớ khi thất bại.
Trung thành với quyết định của mình đồng thời cũng thể hiện phẩm chất của bạn, chắc chắn trong mắt sếp bạn sẽ là một nhân viên ưu tú và là mẫu người mà họ đang cần.
2.3. Không bảo thủ - người quyết đoán luôn biết dung hòa những quyết định của bản thân với tập thể
Đừng nhầm lẫn việc luôn bảo vệ chính kiến với việc bảo thủ nhé, đó là 2 khái niệm khác nhau nhưng chỉ được phân chia bởi ranh rới rất mỏng manh.
Người quyết đoán tuyệt đối không tự ra quyết định khi nó chỉ phục vụ cho bản thân họ, trước khi quyết định, họ sẽ cân nhắc mọi thứ để chúng cân bằng và hài hòa nhất. Quyết định cũng được hình thành dựa trên những lợi ích chung của tập thể, nếu có 2 luồng ý kiến khác nhau thì họ sẽ ưu tiên cho ý kiến nào có lợi và thuộc về số đông.
Việc này là mấu chốt để bạn thể hiện tài năng cũng như khẳng định được vai trò của bản thân trước tập thể. Cần phát huy nó trong mọi tình huống và hoàn cảnh khác nhau để nâng cao hơn nữa giá trị của bản thân mình nhé.
Xem thêm: [Khám phá] Kỹ năng nhân sự là gì? Cách quản lý nhân sự hiệu quả?
2.4. Không ngại khó khăn - người quyết đoán luôn dám nghĩ dám làm
Dám nghĩ dám làm luôn là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với người lãnh đạo. Một khi đã nghĩ thì sẽ làm, nếu đã làm thì sẽ có trách nhiệm với những điều đó. Khí chất này không phải ai cũng sở hữu nhất là những “kẻ tiểu nhân” trong môi trường công sở.
3. Trở thành người quyết đoán không phải quá khó khăn
Thực ra thì trở thành người quyết đoán không quá khó khăn như bạn nghĩ, chỉ cần bạn biết làm chủ bản thân, chịu khó tập luyện theo những gợi ý dưới đây là được.
3.1. Hãy tiết chế cảm xúc và điều khiển nó
Cảm xúc là thứ không nghe lời chúng ta nhất cho nên dẫn đến nhiều kết quả không như mong muốn. Nếu muốn trở thành người quyết đoán thì nhất thiết bạn phải làm chủ được cảm xúc của chính mình.
Cứ nhìn vào thực tế, những người bảo thủ thì thường cho mình là nhất, ý kiến của mình luôn không sai trong khi người quyết đoán họ lại biết cách lắng nghe và dung hoà nó. Nghe không phải là phải làm theo mà là để thu thập thông tin và phục vụ cho những quyết định sau này của mình.
Đã không tiếp nhận lời nói của người khác, người bảo thủ còn tỏ thái độ gay gắt khi ai đó đông tới phạm vi cá nhân họ. Trong khi người quyết đoán sẽ không làm như vậy, họ sẽ lựa theo tình thế mà hành xử sao cho đúng mực nhất. Sự hơn thua là nằm ở chỗ này, thông thường thành công sẽ tìm đến những người biết điều khiển cảm xúc của mình.
Vậy bạn có nên thay đổi bản thân để đạt được mục tiêu lớn trong đời hay không? Hãy nói cho chúng tôi biết quyết định của mình bằng cách bình luận bên dưới bài viết nhé.
3.2. Đừng phát ngôn kiểu thiếu tự tin
Thiếu tự tin chính là con dao khứa nát cơ hội trở thành người quyết đoán của bạn. Muốn người khác tin vào bạn, tin vào năng lực của bạn thì chắc chắn những lời nói mà bạn phát ngôn phải khiến người ta tin tưởng.
Hiển nhiên để làm được điều đó thì bạn cần phải tự tin hơn với từng câu nói của mình. Bỏ ngay thái độ rụt rè không cần thiết mà bạn vẫn làm thường ngày đi, nó thực sự không phù hợp với một người lãnh đạo chút nào.
Sẽ thế nào khi bạn tranh luận bằng thái độ run sợ, rụt rè hay những lời nói thiếu tự tin? Vốn dĩ tranh luận cần những lời đanh thép, không thể tồn tại những câu nói như “tôi nghĩ là, sợ rằng, e rằng hay nên,...”.
Đối với những vấn đề, ý kiến mà bạn đã tự tin thì hãy mạnh dạn thể hiện nó theo một cách chắc chắn nhất. Làm được như vậy tôi nghĩ không bao lâu nữa tính quyết đoán sẽ ăn sâu vào máu của bạn đấy.
Xem thêm: Việc làm quản lý hành chính
3.3. Cần thiết một kế hoạch khoa học trước khi ra quyết định
Lười nhác, ỉ lại hay làm việc thiếu trách nhiệm vốn dĩ vẫn là xuất phát từ việc thiếu quyết đoán đối với bản thân mình.
Khi bạn không thiết lập một kế hoạch hoàn chỉnh và quyết tâm thực hiện nó vậy thì đương nhiên bạn cũng chẳng có động lực nào để mà hoàn thành mục tiêu của mình cả. Nếu chỉ là lời hứa suông với bản thân thì hàng ngày, hàng giờ bạn có thể hứa tới cả trăm lần mà chẳng sợ ai bị đánh thuế.
Khi vượt qua được chính mình, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn, có trách nhiệm hơn và tự dưng lúc đó sẽ là một người quyết đoán.
Quyết đoán là gì chắc chắn sau khi đọc xong bài viết này bạn đã hiểu, không chỉ tìm hiểu về khái niệm, người đọc cũng nên khám phá những thông tin liên quan để có cái nhìn rõ hơn về phẩm chất này. Nếu rèn luyện được tính quyết đoán thì chắc chắn bạn sẽ là một nhà lãnh đạo tài ba, là một thủ lĩnh xuất sắc của cả đội. Chúc bạn thành công trong cuộc sống và công việc của mình.
1306 0