Sales executive là gì? Những yếu tố trở thành Sales executive chuyên nghiệp là gì?

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 22-03-2024

Cơ chế thị trường như hiện nay có quá là nhiều ngành nghề cũng như nguồn nhân lực, nhưng nghề sales executive vẫn không giảm nhiệt, bạn lướt một vài trang mạng tìm việc nào cũng thấy tràn lan tin tuyển dụng vị trí này. Vậy sales executive là gì mà lại có độ HOT đến vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay để giải đáp thắc mắc này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm Việc Bán Hàng

1. Sales executive là gì?

Sau khi lướt qua vài trang mạng website về tuyển dụng thì tôi thấy có nhiều doanh nghiệp tuyển vị trí sales executive và nhận thấy nhiều bạn và nhà tuyển dụng vẫn còn chưa nắm được định nghĩa cũng như bản chất thật của vị trí nhân viên này.

Đây là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong thị trường việc làm kinh doanh. Các bạn cần hiểu executive dịch sang tiếng việt nghĩa là thực thi, thực hiện công việc.

Sales có nghĩa là bán hàng. Vậy có thể hiểu đơn giản cụm từ sales executive có nghĩa là nhân viên bán hàng chính thức hay còn gọi là chuyên viên kinh doanh, có vai trò là điều hành và quản lý kinh doanh theo từng bộ phận, khu vực dựa vào kinh nghiệm cũng như bổ nhiệm của cấp trên.

Sales executive là gì?

Trong thực tế thì có nhiều doanh nghiệp dựa vào đặc thù cũng như quy mô công ty, họ coi bộ phận kinh doanh thực chất chính là bộ phận bán hàng và có 6 vị trí Sale cơ bản:

- Sales man: Nhân viên kinh doanh, ở cấp thấp nhất trong hoạt động bán hàng.

- Sales Rep: Đại diện kinh doanh

- Sales executive: chuyên gia kinh doanh cấp cao, quản lý Sales – man.

- Sales Supervisor: Giám sát kinh doanh

- Sales manager: Giám đốc kinh doanh

- Sales Director: Giám đốc kinh doanh

Ngoài ra, đối với nghề đòi hỏi việc bán hàng trực tiếp cho đối tượng công nghiệp liên quan đến các thiết bị máy móc, hóa chất thì cũng có người gọi là Sales Engineer.

Hoặc ngành cung cấp dịch vụ thì thấp nhất sẽ là Account Asistant, Account Executive…

Vậy nên các bạn cần phải hiểu và xem xét đến nhóm ngành nghề như thế nào để có thể sử dụng các thuật ngữ cho chính xác cũng như xác định vị trí tìm việc làm phù hợp mà bản thân mong muốn.

Xem thêm: Bán hàng cá nhân là gì? Các bước bán hàng cá nhân hiệu quả

2. Vai trò của Sales executive là gì?

Như ở trên đã giải thích thì các bạn cũng có thể tự hiểu được một phần rằng vai trò chính và chủ yếu của Sales executive là những vấn đề xoay quanh công việc kinh doanh. Cụ thể như sau:

- Cuối tháng, cuối quý Sales executive sẽ lập kế hoạch kinh doanh cho khu vực, bộ phận mà họ đảm nhiệm. Rồi báo cáo cho cấp cao hơn như Ban giám đốc…

- Sau khi được phê duyệt thì tiếp nhận, triển khai các kế hoạch kinh doanh của công ty theo định hướng của kế hoạch.

- Phân công, bố trí công việc cho cấp dưới như các vị trí: Sales man - Nhân viên kinh doanh, Sales rep - đại diện kinh doanh.

Để đạt được hiệu quả cao trong việc thực thi kế hoạch thì Sales executive  cần phải phân chia công việc bài bản, phù hợp và khoa học. Kết hợp với việc giám sát, theo dõi cũng như kiểm tra thường xuyên quá trình làm việc của đội ngũ nhân viên cấp dưới, đôn đốc khích lệ để họ có động lực hoàn thành công việc tốt nhất. Luôn trong trạng thái đảm bảo công việc tiến triển tốt, đạt được hiệu quả cao theo kế hoạch đã được lên.

Vai trò của Sales executive là gì?

Tuy đó chỉ là những vai trò chủ yếu cũng như điển hình nhất của một Sales executive – Chuyên viên kinh doanh, ngoài ra còn có những vai trò, nhiệm vụ khác nữa còn tùy vào quy mô, đặc thù của từng doanh nghiệp.

Như vị trí Sales executive – Chuyên viên kinh doanh trong khách sạn. Nhiệm vụ chính ngoài ba nhiệm vụ được nêu ở trên thì họ cần phải giám sát và giao tiếp với khách hàng tiềm năng để thuyết phục họ sẽ đặt phòng khách sạn. Sales executive có thể sử dụng những công cụ thông dụng để dễ dàng kết nối với khách hàng như mail, gọi điện thoại, gặp mặt trực tiếp…

Và đặc biệt một chuyên viên Sales executive còn cần phải tham gia cũng như trực tiếp lập kế hoạch đào tạo, lập ngân sách, triển khai những kế hoạch tiếp thị làm gia tăng được lượng đặt phòng với lợi nhuận. Duy trì mọi cơ sở vật chất dữ liệu máy tính, laptop và thông báo yêu cầu của khách hàng đến các phòng ban của khách hàng để mọi nhân viên đều nắm được.

Thêm một nhiệm vụ không khác gì với nhân viên lễ tân thì Sales executive ngoài vấn đề xoay quanh lợi nhuận kinh doanh thì luôn phải duy trì, xây dựng và phát huy hình ảnh cũng như thương hiệu của bản thân, của khách sạn trong ấn tượng của khách hàng.

Việc làm bán hàng tại hà nội

3. Điểm giống và khác nhau giữa chuyên viên Marketing với chuyên viên Sales executive là gì?

Chuyên viên marketing có khá là nhiều khái niệm khác nhau, nhưng tôi sẽ giải thích ngắn gọn đơn giản là triển khai, quản lý các chương trình hoặc chiến dịch quảng cáo, là quá trình tạo dựng giá trị từ những người khách hàng nhằm thu về giá trị lợi ích cho công ty/ doanh nghiệp.

Mặc dù có vể như là khá giống nhau về điểm mang lại lợi nhuận, giá trị lợi ích về cho doanh nghiệp/ công ty là như nhau nhưng quá trình thực hiện cũng như cách thức hoạt động là không giống nhau.

Điểm giống và khác nhau giữa Marketing với Sales executive là gì?

Nhưng hiện nay thì vẫn có tương đối là nhiều nhà tuyển dụng có quy mô công ty/ doanh nghiệp/ tổ chức nhỏ hoặc vừa đã gộp chung thành một vị trí được gọi là Sales and Marketings Executive, có nghĩa là vị trí này bạn sẽ vừa thực hiện Marketing vừa Sales thậm chí còn phải thực hiện cả việc triển khai kinh doanh. Tức là bạn sẽ phải Marketing: dùng các công cụ như trang mạng xã hội, website, tờ rơi, email, băng rôn để thực hiện cho việc quảng bá và thu hút được tệp khách hàng. Rồi Sales: gặp gỡ, thực hiện những chiến thuật kinh doanh, thuyết phục khách hàng.

Còn những công ty lớn thì đương nhiên họ vẫn sẽ tách bạch hai vị trí này để có thể mỗi cá nhân sẽ đảm nhiệm tốt vai trò của mình hơn.

Xem thêm: Sales supervisor là gì? Tất tần tật những điều cần biết về sales supervisor

4. Những yếu tố trở thành Sales executive chuyên nghiệp là gì?

Để trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi và có thể tự tin đảm nhiệm những vai trò đã được nêu ở trên thì ngoài những điều cơ bản như trình độ chuyên môn thì còn cần rất nhiều yếu tố khác và góp phần quan trọng. Dưới đây là một vài vai trò chủ yếu cần được biết:

- Trình độ, kinh nghiệm chuyên môn: Đối với bất kỳ một công việc trừ công việc lao động phổ thông nào thì đây cũng là yếu tố đầu tiên quyết định bạn có thể làm tốt được hay không. Bạn cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học liên quan như: Marketing, Tài chính, Kinh tê, Kinh doanh, quản lý, quản trị…

Tuy nhiên trên thực tế thì mỗi tấm bằng thôi thì chưa thể hiện được điều gì, vì xã hội bây giờ chỉ trọng dụng cũng như quan tâm đến việc là bạn có làm được hay không, có mang lại được lợi nhuận hay lợi ích cho công ty họ hay không. Đó là bạn cần phải có những kinh nghiệp làm việc thực tế như: nhân viên bán thời gian hay nhân viên ở một vị trí tương đương trong công ty khác…

- Khả năng Sales - giao tiếp, đàm phán: Chắc chắn rằng nếu bạn có kinh nghiệm làm sales thì đây sẽ là yếu tố mà giúp được rất nhiều trong việc thúc đẩy sự nghiệp Sales executive. Bạn có khả năng Sales tức là bạn sẽ có khả năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng cũng như nắm bắt được tâm lý khách hàng. Có tài ứng biến tình huống, xử lý khôn ngoan sẽ ghi được điểm trong mắt khách hàng, đối tác.

Những yếu tố trở thành Sales executive chuyên nghiệp là gì?

- Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Là một Sales executive giỏi thì ngoài việc bạn tìm kiếm khách hàng thì còn cần phải duy trì được mối quan hệ với khách hàng. Phải xây dựng được mạng lưới thu hút được họ thường xuyên để họ trở thành khách hàng quen, khách hàng truyền thống để họ quan tâm cũng như sử dụng sản phẩm của công ty thường xuyên.

Nói thì dễ nhưng để có thể xây dựng được mạng lưới đó thì Sales executive cần phải nghiên cứu xem đặc điểm, như cầu thị trường lẫn tệp khách hàng thật kỹ rồi lập kế hoạch, hợp lý thì sẽ triển khai một cách thường xuyên và đều đặn nếu có hiệu quả.

- Khả năng điều hành và quản lý: Sales executive phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin thị trường để có thế đề xuất hay là lập những kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Làm sao để có thể phù hợp với từng giai đoạn cũng như thời kỳ cụ thể của khách sạn.

Tuy nhiên thì cũng cần phải có tầm nhìn để dự kiến được những rủi ro hay những khó khăn, biến động của thị trường liên quan đến lĩnh vực mà mình đang công tác để xây dựng được những biện pháp, dự phòng tốt nhất để giảm thiểu được những vấn đề gây thiệt hại cho công ty/ doanh nghiệp.

Bên cạnh việc thu hút cũng như duy trì được tệp khách hàng thì là một Sales executive chuyên nghiệp thì cần phải biết cách dùng nhân viên, biết quan tâm nhân viên cấp dưới để có thể đưa ra động lực, khen thưởng kịp thời để khích lệ được tinh thần làm việc của họ. Tạo ra được môi trường làm việc thoải mái và công bằng, có quan hệ gần gũi với nhân viên, từ đó dễ dàng thúc đẩy được khả năng làm việc của họ.

- Mở rộng mối quan hệ: Bạn cần luôn trong trạng thái ai cũng có thể trở thành khách hàng của mình, mình cần phải giữ được mối quan hệ tốt với họ. Mạng lưới khách hàng này là một cơ sở để Sales executive có thể bán hàng được một cách dễ dàng bởi là những người đã có quen biết hoặc có người quen của người quen tức là bạn đã có một ấn tượng cũng như uy tính nhất định đối với khách hàng, bạn chỉ cần giữ được những mối quan hệ này sẽ có thể trở thành khách hàng trong một ngày nào đó.

- Làm việc độc lập: Sales executive là một nghề mà bạn cần phải luôn trong tâm thế làm việc một mình bởi những người làm kinh doanh luôn trong tâm thế có tính độc lập cao, luôn chủ động trong công việc rồi tự lập lên những kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh.

Những yếu tố trở thành Sales-executive chuyên nghiệp là gì?

- Đam mê với công viêc: Đây là yếu tố cần của bất kỳ công việc nào chứ không riêng gì Sales executive vì khi có niềm đam mê thì bạn sẽ có được những nguồn động lực. Bạn làm vì yêu thích chứ không phải vì ép buộc thì khả năng sẽ mang lại  hiệu quả cao trông công việc.

Ngoài những yếu tố điển hình bên trên thì bạn cũng cần nhiều yếu tố khác nữa còn tùy thuộc vào từng đặc thù của công việc bộ phận, khu vực bạn làm việc như: ngoại hình, có tính kỷ luật, chịu được áp lực…

Với những gì đã chia sẻ về Sales executive là gì mong rằng sẽ giúp ích được các bạn. Chúc các bạn có thể tìm kiếm được công việc mà mình đam mê trong tương lai gần!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1525 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT