Sản xuất nông nghiệp là gì? Sản xuất nông nghiệp nước ta
Theo dõi work247 tạiSau thời kỳ săn bắn, hái lượm của con người thời kỳ đồ đá, sản xuất nông nghiệp được ra đời và phát triển phục vụ cho nhu cầu cao hơn của con người. Trải qua hàng ngàn năm, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn được nước ta chú trọng và đẩy mạnh, không những phục vụ cho nhu cầu của người dân trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
1. Theo bạn, sản xuất nông nghiệp là gì?
Sản xuất nông nghiệp định nghĩa là quá trình hoạt động sử dụng đất đai và các vật chất xã hội để tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống người dân, cung cấp nguyên liệu các phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến.
Sản xuất nông nghiệp được chia làm hai lĩnh vực nhỏ đó là trồng trọt và chăn nuôi. Cây được trồng nhiều nhất ở Việt Nam là lúa nước. Diện tích lúa nước cả nước vào khoảng 1.580,6 nghìn ha. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa cho sản lượng lớn nhất cả nước.
Công nghệ ngày càng phát triển, các giống lúa mới được ra đời mang lại sản lượng cao giúp cho hoạt động sản xuất lúa nước ngày càng nhẹ nhàng hơn cho bà con nông dân. Lúa không những giúp cho người dân có đủ lương thực mà còn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến các chế phẩm từ lúa (bánh kẹo, kem, bún khô, miến, mỳ,...). Đặc biệt, Việt Nam chúng ta chính là đất nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên toàn thế giới.
Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao là gì? Triển vọng của ngành nông nghiệp công nghệ cao
2. Đặc trưng của sản xuất nông nghiệp của nước ta
2.1. Đất trồng
Đúng như câu nói của người xưa “tấc đất tấc vàng”. Hẳn vì thế mà ông cha ta đã đấu tranh không ngừng nghỉ trong nhiều năm liền để giành lại từng tấc đất của người xưa để lại. Chỉ cần có đất là có thể hoạt động sản xuất, dù mảnh đất đó có khô cằn đến bao nhiêu thì cũng sẽ có một loại cây phù hợp với thổ nhưỡng ở đó.
Người dân ta đã biết phân loại đất, cải tạo đất và trồng trọt cây giống phù hợp với từng loại đất cho năng xuất nông nghiệp cao. Hiện nay, đứng trước quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà vận mình thay đổi, phát triển, nghiên cứu ra nhiều giống mới, phương pháp canh tác hiện đại để khắc phục các vấn đề khi vùng đất nông nghiệp bị thu hẹp.
2.2. Đối tượng sản xuất
Đối tượng sản xuất của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng vật nuôi. Những cây trồng vật nuôi này không những sinh trưởng và phát triển theo cơ chế sinh học của chúng mà còn chịu tác động của yếu tố môi trường tự nhiên. Chính vì thế mà cần tôn trọng và sử dụng các biện pháp nghiên cứu để đảm bảo hoạt hoạt động sản xuất nông nghiệp một cách tốt nhất.
2.3. Tính mùa vụ
Nông nghiệp của Việt Nam có tính mùa vụ. Thường thì sẽ có hai vụ chính, được người dân gọi là vụ mùa và vụ chiêm. Trong thời gian đất nghỉ giữa các vụ, người dân còn tận dụng đất trống để tăng vụ, nâng cao năng lực sử dụng đất, cải thiện đất, nâng cao năng suất cây trồng trên một mảnh đất. Điều này thể hiện rõ nhất ở các tỉnh miền Bắc. Sau thời gian thu hoạch lúa vào khoảng tháng 10 - tháng 12, người dân thường sẽ tận dụng từ các ruộng lúa để trồng cấy các cây rau vụ đông (rau bắp, cải, xà lách,...). Thời điểm thu hoạch rau cũng chính là thời gian để bắt đầu một vụ lúa mới.
2.4. Điều kiện tự nhiên
Nông nghiệp nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên. Cũng chính bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, đất đai màu mỡ mà nền nông nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển như vậy. Trong những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân: Ở các tỉnh miền Bắc xuất hiện mưa đá, sương muối ảnh hưởng tới cây trồng, trâu bò. Ở các tỉnh miền Nam xuất hiện hiện tượng ngập mặn ảnh hưởng trực tiếp việc trồng trọt lúa nước.
2.5. Sản xuất nông nghiệp hiện đại
Một vài năm trở lại đây, máy móc phục vụ cho ngành nông nghiệp ngày càng được cải tiến và phát triển để thay thế sức người, nâng cao năng suất lao động.
Trước đây, với mỗi sào ruộng, người dân phải mất nửa ngày làm việc nặng nhọc phơi mưa phơi nắng. Thì hiện tại, chúng ta chỉ cần mấy chục phút để máy gặt có thể vừa gặt, vừa tuốt lúa vừa cho vào bao bì. Một số khu vực khác cũng đã áp dụng máy phun thuốc sâu công nghệ cao, điều này giúp người dân tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học.
Trong những năm tới, chắc chắn hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân sẽ càng nhẹ nhàng hơn, sử dụng sức người ít hơn bởi sự tham gia của máy móc. Điều này sẽ giúp nhân lực của ngành nông nghiệp dần dịch chuyển sang công nghiệp và dịch vụ, theo đúng định hướng của đất nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu trở thành nước công nghiệp.
Xem thêm: [Chia sẻ] Dịch vụ nông nghiệp là gì - Nền nông nghiệp hiện đại
3. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với đời sống và đất nước
3.1. Cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho toàn đất nước
Lương thực thực phẩm là nhu cầu thấp nhất để đảm bảo được cuộc sống của người dân. Nếu như ngày xưa, mục tiêu của đảng và nhà nước là phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo người dân ăn no, mặc ấm. Thì cho tới hiện tại, đời sống của người dân đã được nâng cao, nhu cầu không những dừng lại ở việc ăn no mà còn phải ăn ngon hơn, đa dạng hơn.
Hoạt động nông nghiệp ổn định, phát triển giúp cho đất nước chủ động vấn đề lương thực, không bị ảnh hưởng bởi các tác động của kinh tế, dịch bệnh hay thiên tai.
3.2. Công nghiệp chế biến
Với một sản phẩm nông nghiệp thô có giá thành thấp, thông qua ngành công nghiệp chế biến sẽ trở thành một sản phẩm có giá trị cao. Chính vì thế mà sản xuất nông nghiệp chính là tiền đề để phát triển cho ngành công nghiệp chế biến nước ta.
Với các sản phẩm từ ngành công nghiệp chế biến sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng ,cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.
3.3. Cung cấp hàng xuất khẩu
Nông nghiệp là ngành nghề mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước ta có thể kể đến như: lúa, các chế phẩm từ lúa, cá, tôm, nhãn, vải thiều,...
Tuy nhiên, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta cũng gặp không ít khó khăn khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài bởi yếu tố chất lượng sản phẩm, bao bì đóng gói cũng như các chất bảo quản, sự quản lý của bên nhập khẩu. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng khi có vô vàn các đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường có mức giá cạnh tranh hơn.
3.4. Yếu tố môi trường
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với các yếu tố môi trường như đất đai, nước, không khí. Hoạt động sản xuất nông nghiệp góp phần lớn cho việc điều hòa lượng oxi trong không khí, giảm các tác động xói mòn, rửa trôi đất,...
Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tiêu cực cho môi trường khi các chất độc hóa học dư thừa khi sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ảnh hưởng tới chất lượng đất, khi xả thải ra môi trường nước sẽ ảnh hưởng tới các sinh vật dưới nước, mất cân bằng sinh học. Đặc biệt, tại các vùng quê Việt Nam khi tới mùa thu hoạch lúa, hoạt động đốt rạ khiến cho ô nhiễm không khí trầm trọng. Điều này không những gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh hoạt, sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng tới môi trường và biến đổi khí hậu. Chính vì thế mà sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn luôn phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Sản xuất ra các loại thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng phân bón với mức độ cần thiết, các biện pháp xử lý chất thải sau thu hoạch mới sẽ góp phần giảm các tác động xấu tới môi trường sống.
Trên đây là tất cả các thông tin để giải đáp sản xuất nông nghiệp là gì. Mong rằng bài viết của work247 đã cung cấp được cho các bạn các thông tin cần thiết và hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và làm việc của mình.
969 0