Mô tả công việc nhân viên chế biến thủy sản, gợi ý việc làm

Theo dõi work247 tại
Quỳnh Trang tác giả work247.vn Tác giả: Quỳnh Trang

Ngày đăng: 27-08-2024

Việt Nam chúng ta là một nước cung cấp các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp phong phú cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ngành chế biến thủy sản được chú trọng phát triển để tối ưu các mặt hàng thủy sản, mang đến chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm. Làm việc trong ngành công nghiệp này có gì đặc biệt, cùng theo dõi bài mô tả công việc nhân viên chế biến thủy sản để thấy rõ hơn về nhiệm vụ và quyền lợi của người trong ngành. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Các vị trí nhân viên trong ngành chế biến thủy sản

Nhân viên làm việc trong ngành chế biến thủy sản, chủ yếu là công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình xử lý mặt hàng thủy sản. Yều cầu công nhân tham gia cần một số lượng lớn, có sức khỏe tốt, làm các việc phổ thông trong từng giai đoạn của nhà máy chế biến. Công nhân tham gia vào mỗi giai đoạn có nhiệm vụ, công việc cụ thể khác nhau trong dây chuyền chế biến, bao gồm:

- Kiểm tra chất lượng thủy sản đầu vào

- Phân loại thủy sản từ nguồn vào

- Trực tiếp sơ chế thủy sản bằng tay

- Đóng gói thành phẩm thủy sản

Các vị trí nhân viên trong ngành chế biến thủy sản
Các vị trí nhân viên trong ngành chế biến thủy sản

Công nhân tham gia vào day chuyền sản xuất cùng với các máy móc thiết bị chuyên dùng, thích ứng với các giai đoạn khác trong chế biến. Mỗi nhóm công nhận thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn khác nhau trong chu trình xử lý thủy sản.

Trong ngành chế biến thủy sản cần phải có các nhân viên chuyên môn khác tham gia vào hoạt động. Chủ yếu nhân viên cần thiết như:

- Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật tự động hóa

- Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản

- Nhân viên kinh doanh mặt hàng thủy sản

2. Mô tả công việc nhân viên chế biến thủy sản

2.1. Công nhân tham gia trực tiếp vào việc chế biến thủy sản

Hoạt động chủ yếu của người lao động trong ngành chế biến thủy sản được phân loại và, chia nhóm công việc theo hoạt động của nhà máy.

2.1.1. Công nhân tiếp nhận đầu vào thủy sản

- Làm việc với nguồn hàng từ nơi nuôi bắt của ngư dân hoặc nhập khẩu từ nước ngoài

- Kiểm tra chất lượng, số lượng thủy sản, so sánh với giấy tờ, hợp đồng mua bán

- Vận chuyển thủy sản vào dây chuyền chế biến bên trong của nhà máy

2.1.2. Công nhân phân loại

- Quan sát, chia các nhóm thủy sản theo kích thước, phân loại thủy sản theo yêu cầu

- Xử lý các mặt hàng không đúng với quy chế của nhà máy, tách riêng khỏi dây chuyền sản xuất

- Đảm bảo tiến độ làm việc, bổ trợ cho các hoạt động khác

Công việc công nhân trực tiếp chế biến thủy sản
Công việc công nhân trực tiếp chế biến thủy sản

2.1.3. Công nhân sơ chế

- Chuẩn bị, sắp xếp, vệ sinh các dụng cụ làm việc hàng ngày

- Làm sạch, loại bỏ các phần không cần thiết của thủy sản bằng dụng cụ được cấp

- Chuyển sang bộ phận sơ chế nếu có hoặc bộ phận đóng gói thành phẩm

2.1.4. Công nhân đóng gói

- Kiểm tra lại các mặt hàng, tái chế biến các sản phẩm không đạt yêu cầu

- Đóng gói các thành phẩm thủy sản đã hoàn tất

- Dán mác nhãn, logo, in ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng

- Chuyển đến kho bảo quản thủy sản

công việc đóng gói thành phẩm thủy sản
công việc đóng gói thành phẩm thủy sản

2.2. Công việc của nhân viên chuyên môn

2.2.1. Nhân viên kỹ thuật tự động hóa

- Duy trì vận hành máy móc trong dây chuyền sản xuất

- Bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc có trong nhà xưởng

- Đóng góp các ý kiến về việc vận hành, cải tiến quy trình sản xuất của doanh ngiệp

- Thống kê, báo cáo về tình hình sử dụng máy, tính toán hiệu suất và công suất

2.2.2. Nhân viên quản lý chất lượng

- Theo dõi các nguyên liệu đầu vào, đánh giá chất lượng nguyên liệu

- Làm việc, xử lý các sản phẩm sai tiêu chuẩn theo quy định của doanh nghiệp

Nhân viên chất lượng trong chế biến thủy sản
Nhân viên chất lượng trong chế biến thủy sản

- Giám sát hoạt động chế biến, yêu cầu thực hiện đúng vệ sinh

- Có trách nhiệm với chất lượng đầu ra của sản phẩm

2.2.3. Nhân viên kinh doanh thủy hải sản

- Tìm kiếm nguồn khách hàng, đầu mối bán hàng sản phẩm của công ty

- Tư vấn, thực hiện các nghiệp vụ chăm sóc khách hàng

- Nghiên cứu xu hướng sử dụng thủy sản của thị trường, nhu cầu của khách hàng, đóng góp ý kiến chung cho công ty

- Quản lý các công nợ của khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong khâu bán hàng

Xem thêm: Tìm việc làm chế biến thủy sản

3. Yêu cầu về việc làm chế biến thủy sản

- Làm việc trong ngành chế biến thủy sản cần phải có sức khỏe tốt, đảm bảo thời gian để hoàn thành công việc

- Giới hạn độ tuổi từ 18 đến dưới 40 cho nhân viên làm chế biến thủy sản

- Không mắc các bệnh về da, đường ruột, hệ hô hấp mãn tính

- Có khả năng hòa hợp với mọi người xung quanh, kỹ năng làm việc nhóm

- Có tính trung thực, tự giác trong công việc, có thể chịu được áp lực công việc

- Yêu cầu trình độ chuyên môn với những vị trí đặc biệt trong ngành chế biến thủy sản

Trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên chế biến thủy sản
Trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên chế biến thủy sản

4. Quyền lợi của nhân viên chế biến thủy sản

- Mức lương ít nhất từ 6 triệu đồng trở lên cho các vị trí khác nhau, hưởng lương theo năng lực

- Được tăng ca, làm thêm theo yêu cầu của nhân viên, hưởng lương thưởng, phụ cấp đầy đủ, đúng quy định

- Tham gia vào các gói bảo hiểm về sức khỏe, chế độ bảo hiểm theo chuẩn Nhà nước

- Ký hợp đồng lao động chính thức, cam kết đảm bảo quyền lợi cho nhân việc

- Thưởng lương tháng 13, thưởng Tết, được nghỉ các ngày lễ, Tết theo quy định

- Phụ cấp ăn trưa, phụ cấp trách nhiệm theo tiêu chuẩn cao

- Được trang bị đồ bảo hộ, cung cấp các thiết bị an toàn trong khi chế biến thủy sản

Xem thêm: Việc làm chế biến thực phẩm là gì? Yêu cầu cần có của công việc

5. Cơ hội việc làm chế biến thủy sản

- Sản vật ở thị trường Việt Nam rất phong phú và đa dạng, được nhiều người yêu thích sử dụng. Các nghề khai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản vẫn đang hoạt động mạnh trên nước ta. Sự đầu tư và phát triển về công nghiệp chế biến thủy sản tạo ra cơ hội việc làm của rất nhiều lao động phổ thông.

- Nước ta có vị trí đường biển trải dài từ Bắc vào Nam, có nhiều khu vực biển có thể khai thác, các nhà máy chế biến thủy sản xuất hiện nhiều ở các tỉnh ven biển. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên chế biến thủy sản mạnh hơn ở các vùng gần biển.

- Ngành công nghiệp chế biến thủy sản cần phải có sự đầu tư cao về máy móc, các xưởng chế biến thường có quy mô lớn, có các thiết bị an toàn cho công nhân lao động. Người làm trong nhà máy có nhiều đãi ngộ tốt hơn làm việc ở ngoài.

- Làm việc trong môi trường kho lạnh như chế biển thủy sản cần phải có sức khỏe tốt, thích hợp cho những người trẻ, môi trường làm việc năng động. Tham gia làm việc chế biến thủy sản được nghỉ hưu sớm, có nhiều chế độ đảm bảo cho công nhân.

Việc làm nhân viên trong ngành chế biến thủy sản
Việc làm nhân viên trong ngành chế biến thủy sản

6. Tìm việc làm chế biến thủy sản

Nhân viên trong ngành chế biến thủy sản cần số lượng lớn, lại có giới hạn về độ tuổi lao động thích hợp. Việc tuyển dụng thường diễn ra liên tục, dễ dàng tìm kiếm công việc trong ngành nghề này. Các nhà máy được đặt ở gần biển, gần các nơi khai thác, nuôi bắt thủy sản, nhân viên sẽ làm việc trực tiếp tại xưởng nhà máy.

Bạn hãy tìm các thông tin tuyển dụng trên các trang web tìm việc làm uy tín, lựa chọn khu vực làm việc thích hợp. Nếu ở xa khoảng cách nhà máy, nên tìm thêm các thông tin về nhà trọ, phụ cấp nơi ở của công ty tuyển dụng.

Các khu trung tâm chế biến thủy sản lớn của nước ta như Khánh Hòa, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vũng Tàu, Long An, … khu vực miền bắc các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, … được quan tâm đẩy mạnh phát triển ngành chế biến thủy sản. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn vị trí thích hợp cho mình.

Như vậy, sau khi mô tả công việc nhân viên chế biến thủy sản đã cho thấy cơ hội nghề nghiệp cao trong ngành chế biến thủy sản. Tham gia làm việc tại các nhà máy chế biến không yêu cầu nhiều kinh nghiệm, trình độ và được hưởng các chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1752 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT