Outlet trong khách sạn là gì? Mô hình outlet phổ biến tại khách sạn

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Outlet trong khách sạn dường như đã trở thành một cụm từ quen thuộc đối với những người làm việc tại khách sạn hay resort. Tuy nhiên, đối với những người không phải trong ngành thì outlet rất có thể sẽ bị nhầm lẫn với cửa hàng chuyên tiêu thụ mặt hàng giảm giá, tồn kho. Vì vậy hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn làm rõ về outlet trong khách sạn là gì và các hình thức outlet phổ biến trong khách sạn.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Outlet trong khách sạn là gì?

Outlet hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống khách sạn lớn nào. Nếu như trước kia, outlet chưa được chú tâm và để ý đến nhiều thì hiện nay điều đó đã hoàn toàn thay đổi. 

Outlet có thể coi là một bộ phận cấu thành nên doanh thu cho khách sạn. Tại các tổ hợp khách sạn lớn, các outlet phát triển rầm rộ và đa dạng về các loại hình dịch vụ. Đến với một tổ hợp khách sạn nào đó, bạn không chỉ đơn giản là thuê một phòng để nghỉ ngơi, dừng chân thông thường nữa. Khách sạn đã và đang mở cửa chào đón tất cả khách hàng muốn đến và trải nghiệm dịch vụ có tại đây, không chỉ là trải nghiệm nghỉ ngơi tại những căn phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao. 

Khi đến với khách sạn, bạn có thể tìm thấy một số loại hình dịch vụ như ăn uống, thư giãn, chăm sóc cơ thể… và bạn không cần phải thuê phòng ốc khách sạn để có thể đến và trải nghiệm các dịch vụ này. 

Tại các khách sạn, Outlet được hiểu là các quầy, các khu vực thuộc bộ phận F&B của khách sạn, mở ra với mục đích phục vụ ăn uống và trải nghiệm ẩm thực cùng dịch vụ chất lượng chuẩn sao. Như work247.vn đã nói ở trên thì đối tượng của khách sạn không nhất thiết là khách lưu trú tại khách sạn mà có thể là khách bên ngoài đến.

Xem thêm: Bộ phận F&B trong khách sạn là gì? Các hoạt động chính của F&B

2. Phân loại outlet trong khách sạn

Ngày nay, hầu hết mỗi khách sạn tiêu chuẩn được mở ra thường sẽ có dịch vụ ăn uống đi kèm tại chính nơi đó. Các Outlet trong khuôn viên khách sạn cũng chính là nơi thể hiện chất lượng và đẳng cấp của khách sạn. Có 6 loại hình Outlet đang phổ biến và có thể tìm thấy ở bất kỳ khách sạn lớn nào.

2.1. Nhà hàng

Nhà hàng trong khách sạn hiện đang là loại hình Outlet phổ biến nhất và có thể tìm thấy tại nhiều khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp hiện nay. Mỗi một nhà hàng của khách sạn đều có một chuyên môn phục vụ khác nhau và một khách sạn có thể có nhiều nhà hàng để phục vụ các món ăn khác nhau theo phong cách đặc trưng như món Âu, món Á, nhà hàng buffet… Các nhà hàng được bố trí tại khu vực riêng, có các cấp quản lý và nhân viên phục vụ, đứng đầu là giám đốc F&B.

Chức năng trước hết của những nhà hàng này là phục vụ nhu cầu ăn uống của thực khách, dành cho cả thực khách lưu trú và thực khách bên ngoài tới. Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu, đặc biệt là đối với những người khách du lịch. Những món ăn độc đáo cùng sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo của nhà hàng cũng sẽ góp phần xây dựng chất lượng khách sạn đi lên.

Nhà hàng tại các khách sạn
Nhà hàng tại các khách sạn

Thực tế, các nhà hàng mang lại doanh thu không nhỏ cho các khách sạn. Theo thống kê và báo cáo của nhiều khách sạn hiện nay thì kinh doanh nhà hàng tại khách sạn đã và đang mang về nguồn doanh thu thứ yếu, đứng sau doanh thu đến từ lưu trú khách sạn. Hầu như với bất kỳ ai đến với khách sạn đều muốn thử trải nghiệm những món ăn tại chính khách sạn này, ít nhất là một lần. Đánh vào nhu cầu thiết thực của khách hàng, các khách sạn đã và đang kiếm được những nguồn doanh thu đáng kể từ các nhà hàng trong khuôn viên.

Cũng như đã nói ở trên, dịch vụ nhà hàng là dành cho tất cả thực khách. Do đó, nếu có thể tổ chức tốt loại hình kinh doanh ăn uống này, nó sẽ góp phần gia tăng độ nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng. Chất lượng tốt đi kèm cung cách phục vụ chu đáo sẽ là một điểm cộng cho danh tiếng khách sạn.

2.2. Bar

Một loại hình Outlet phổ biến không kém so với nhà hàng chính là bar. Tại đây, khách hàng sẽ được phục vụ các loại đồ uống có cồn như rượu hay cocktail. Nằm trong khuôn viên của khách sạn, các mô hình bar phát triển đa dạng và nằm ở những vị trí hút khách như tại hồ bơi, sân thượng, hầm… Mô hình kinh doanh Bar tại khách sạn được mở ra đầu tiên tại khách sạn Great Western vào năm 1851..

Ngày nay, bar được nhiều khách sạn đầu tư nhiều hơn. Bar là nơi mà mọi người trên 18 tuổi có thể tìm đến để thưởng thức một số thức uống đặc trưng, giao lưu với mọi người, chơi một số trò giải trí như bida hay điện tử, xem các trận đấu bóng đá nổi tiếng hoặc đơn giản là thư giãn và thưởng thức. Nhiều người thường lầm tưởng bar với các loại hình kinh doanh đồ uống tương tự như Club hay Pub. 

Thực tế, tại bar mọi người sẽ chuộng nhạc theo thiên hướng cảm nhận, thưởng thức thay vì các hoạt động nhảy nhót ồn ào trong một đám đông xa lạ. Có thể nói bar là một địa điểm giải trí hấp dẫn và thú vị trong khách sạn.

Quầy bar khách sạn
Quầy bar khách sạn

2.3. Pub

Hình thức pub khá tương đồng với bar và là một mô hình outlet được khách sạn lựa chọn và phát triển. Nếu như bar là nơi phụ đồ uống có cồn mạnh thì pub lại nhẹ nhàng hơn, bao gồm một số thức uống nhẹ như bia hoặc đồ uống không cồn và một số món ăn nhẹ đi kèm. Không gian ở pub cũng sôi động không kém so với không gian ở bar và cũng sẽ có giới hạn về thời gian hoạt động cũng như độ tuổi ra vào.

Mô hình outlet Pub
Mô hình outlet Pub

Xem thêm: Giải mã về minibar khách sạn là gì? Bật mí những điều liên quan

2.4. Quán cà phê

Nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức đồ uống, gặp gỡ và nói chuyện, giúp việc di chuyển của khách lưu trú được thuận tiện hơn thì các coffee shop cũng được chọn là mô hình outlet nên có tại khách sạn. Thường các coffee shop sẽ được đặt ngay tại tầng một của khách sạn, gần với khu vực sảnh nơi có nhiều người qua lại và di chuyển dễ dàng. Các coffee shop phù hợp với nhiều lứa tuổi khách hàng hơn cũng như là địa điểm yêu thích của nhiều khách hàng, không chỉ có khác hàng lưu trú. 

Các coffee shop có thể được mở bởi chính khách sạn hoặc cũng có thể được mở ra bởi một cá nhân, tổ chức thuê mặt bằng tại khách sạn. Và dù là được mở ra bởi khách sạn hay cá nhân kinh doanh thì các coffee shop này cũng là một thành phần tạo nên doanh thu cho khách sạn.

Quán cà phê trong khuôn viên một khách sạn
Quán cà phê trong khuôn viên một khách sạn

2.5. Lounge

Lounge là một hình thức khác kinh doanh phục vụ các loại đồ uống khác nhau. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa bar, pub và lounge và thực sự thì cũng khó để phân biệt, trừ khi khách sạn có phân tách vị trí và đặt tên các mô hình outlet rõ ràng. Nếu như bar, pub là điểm đến cho những khách hàng kiếm tìm sự ồn ào, náo nhiệt thì lounge chủ yếu thiên về yên tĩnh và nhẹ nhàng, vừa đủ cho khách hàng có thể cảm thấy thoải mái và có những không gian riêng suy tư, trầm lắng.

Quầy lounge hiện đại tại khách sạn
Quầy lounge hiện đại tại khách sạn

2.6. Cafeteria

Nếu dịch theo nghĩa gốc thì cafeteria đề cập đến như một loại hình căn tin phục vụ ăn uống cho mọi người tại một tòa nhà. Tại khách sạn, nó là một loại hình outlet kết hợp giữa mô hình quán cà phê và nhà hàng. Tuy nhiên, tại cafeteria, khách hàng thường sẽ tìm thấy những loại đồ ăn kèm thức uống nhẹ, gần giống với mô hình tự phục vụ.

Cafeteria tự phục vụ tại khách sạn
Cafeteria tự phục vụ tại khách sạn

Trên đây là những mô hình outlet trong khách sạn là gì. Tuy nhiên, thực tế một số khách sạn sẽ có đủ các mô hình này và một số khác thì không, phụ thuộc vào quy mô khách sạn. Nhưng outlet vẫn là loại hình kinh doanh ẩm thực hút khách của các khách sạn và khi một khách sạn được mở ra, chúng nên đi kèm với một trong số các mô hình kể trên để có thể đa dạng hóa doanh thu và tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường lưu trú hiện nay.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem312 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT