Sở giao dịch hàng hóa là gì? Hình thức giao dịch như thế nào?
Theo dõi work247 tạiTuy rằng Sở giao dịch hàng hóa đã được xuất hiện tại Việt Nam khoảng hơn chục năm nay, nhưng đối với nhiều người, đây vẫn là một thuật ngữ tương đối còn mới mẻ. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc của mọi người, bài viết này work247.vn sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về chủ đề này.
1. Sở giao dịch hàng hoá là gì?
Đầu tiên, trước khi hiểu được vai trò cũng như đặc điểm về Sở giao dịch hàng hoá, các bạn cần phải biết Sở giao dịch hàng hoá là gì?
Sở giao dịch hàng hoá, hay bạn còn được biết đến với thuật ngữ tiếng Anh là Mercantile Exchange. Đây được hiểu đơn giản là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Tổ chức này cung cấp đồng thời duy trì một địa điểm mua bán hàng hóa cụ thể. Hơn nữa, sở giao dịch hàng hóa có tổ chức với cơ sở vật chất và kỹ thuật cần thiết để giao dịch hàng hoá.
Theo đó, người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại khi hoạt động đều phải tuân theo những quy tắc giao dịch mà Sở giao dịch hàng hoá đã đặt ra. Sở giao dịch hàng hoá này tồn tại ở tất cả các nước, đa dạng về hình thức tổ chức cũng như các phương thức và quy tắc vận hàng. Tuy nhiên, về bản chất của Sở giao dịch hàng hóa vẫn là một tổ chức nghề nghiệp và hoạt động dưới hình thức độc lập.
Khi bạn tham gia mua hay bán một loại hàng hoá bất kỳ nào đó, Sở giao dịch hàng hoá là nơi mà bạn sẽ tham gia giao dịch và ký kết các loại hợp đồng trao đổi (mua bán hàng hoá giao ngay hoặc mua bán hàng hoá không giao ngay).
2. Chức năng của Sở giao dịch hàng hoá là gì?
Sau khi tìm hiểu chi tiết Sở giao dịch hàng hoá là gì, work247.vn sẽ tiến hành phân tích và chỉ ra cho các bạn chức năng của Sở giao dịch hàng hoá.
Như luật pháp quy định (cụ thể trong điều 67 của Luật Thương Mại năm 2024), Sở giao dịch hàng hoá có những chức năng cơ bản sau đây.
- Đây được coi là nơi cung cấp những điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật cần thiết để 2 bên có thể trao đổi, ký kết mua bán hàng hoá. Khi tham gia vào hoạt động mua bán, cả 2 bên đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải tuân theo những quy định mà Sở đã đưa ra trước đó.
- Tiếp đến, Sở giao dịch hàng hoá là nơi điều hành các hoạt động trao đổi hàng hoá (giao dưới hình thức như nào, thời gian và địa điểm,...)
- Và cuối cùng, chức năng vô cùng quan trọng của Sở giao dịch hàng hoá là niêm yết giá cụ thể cho từng mặt hàng trên thị trường, thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.
Trên đây là 3 chức năng chính của Sở giao dịch hàng hoá, các bạn hãy tham khảo nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu CFD là gì? Cách thức hoạt động của giao dịch CFD
3. Đặc điểm của Sở giao dịch hàng hoá là gì?
Từ những chức năng của Sở giao dịch hàng hoá, có thể suy ra được những đặc điểm tương ứng của Sở như sau:
- Giúp phân loại hàng hoá trên thị trường: Vì khi bạn tham gia vào các hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá, tổ chức này sẽ sắp xếp các loại mặt hàng theo những đặc điểm nhất định (đặc điểm này được gọi với cái từ chuyên ngành là bản đặc tả hợp đồng).
Khi đưa ra bản đặc tả hợp đồng như thế, các loại hàng hóa sẽ được sắp xếp riêng biệt, giúp cho người kinh doanh có thể nắm bắt và lựa chọn cho mình những loại sản phẩm phù hợp với mục đích đầu tư của chính mình.
- Giúp tạo ra một thị trường chung: Như các bạn hiểu, Sở giao dịch hàng hoá tạo ra một địa điểm chung thuận tiện cho quá trình trao đổi hàng hoá, chính vì thế, một mặt khác, Sở chính là nơi kết nối những nhà đầu tư với nhau.
Ví dụ, để có được gạo, phải đi từ việc làm sản xuất của những người nông dân, sau đó qua các nhà máy chế biến, thông qua những nhà phân phối trên thị trường mới đến tay của người sử dụng cuối cùng. Sở giao dịch hàng hoá ở đây đóng vai trò cầu nối, giúp liên kết và đồng thời đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách đúng chuẩn nhất và hợp lý nhất. Từ đó, giúp thuận lợi đối với cả 2 phía nhà giao dịch.
- Phổ biến thông tin tới thị trường: Như chức năng của Sở đã nêu ở trên, giúp niêm yết giá của thị trường theo từng thời kỳ. Vì vậy, Sở sẽ là nơi cung cấp đến thị trường những thông tin vô cùng cần thiết và quan trọng. Sở sẽ là nơi thống kê những hoạt động, những tình hình liên quan đến giao dịch hàng hoá của từng loại. Dựa vào những bản thống kê đó, các nhà giao dịch sẽ lấy đó làm cơ sở cho các quyết định mua bán của mình trong tương lai.
- Thêm nữa, Sở giao dịch hàng hoá sẽ là nơi đảm bảo về giá cho người tiêu dùng: Khi Sở đã thống kê và đã đưa ra được giá niêm yết của một loại sản phẩm trên thị trường, điều đó tương đương với việc giá trị hàng hoá của người sản xuất hay người phân phối đều là giống nhau. Người tiêu dùng ở đây sẽ không còn phải lo đến những vấn đề về bị ép giá trên thị trường. Sở giao dịch sẽ làm giá cả trở nên ổn định, duy trì ở mức tốt nhất cho cả 2 phía.
- Ưu điểm nữa của Sở giao dịch hàng hóa chính là mọi hoạt động giao dịch sẽ đều được tuân thủ theo quy tắc mà Sở đã đặt ra, và mọi hoạt động này sẽ được Sở theo dõi và giám sát. Điều này, làm giảm đi nguy cơ gian lận hay phá vỡ hợp đồng, không làm đúng và đủ trách nhiệm của mình. Sở sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động diễn ra minh bạch, đảm bảo cho sự vận hành liền mạch và hiệu quả.
4. Mua bán qua Sở giao dịch hàng hoá như nào?
Đầu tiên, để có thể giao dịch thông qua Sở giao dịch hàng hóa, bạn cần phải ký kết hợp đồng. Hợp đồng này là một bản thoả thuận, mà trong đó người mua và người bán cam kết thống nhất về giá (giá giao kết) tại thời điểm thoả thuận. Đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi tham gia giao dịch hàng hóa.
Sau khi ký kết xong hợp đồng, Sở giao dịch sẽ thực hiện phương thức giao dịch dựa trên khớp lệnh tập trung giữa lệnh mua và bán. Thời gian diễn ra giao dịch sẽ bắt đầu được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối của ngày cuối giao dịch hợp đồng.
Về thời gian giao dịch sẽ do Sở giao dịch công bố, bao gồm chi tiết ngày tháng năm, giờ, phiên giao dịch. Trong một số trường hợp nhất định, mốc thời gian này có thể có thay đổi.
Xem thêm: Nhãn hàng hóa là gì
5. Các mặt hàng được phép mua bán qua Sở giao dịch hàng hoá
Chi tiết thêm về những mặt hàng được phép mua bán thông qua Sở giao dịch hàng hoá có thể kể đến là:
- Nông sản: Lúa mì, ngô, đậu tương,...
- Kim loại: Đồng, quặng sắt, bạc,...
- Năng lượng: Dầu thô, khí gas tự nhiên,...
- Nguyên liệu cho công nghiệp: Cao su, cacao, bông, cà phê,...
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết, lý giải Sở giao dịch hàng hoá là gì, cũng như những chức năng và đặc điểm của nó. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về lĩnh vực này.
1759 0