Dự án đầu tư là gì? Cần lưu ý điều gì khi lập dự án đầu tư?
Theo dõi work247 tạiNếu muốn thực hiện kế hoạch một cách trơn tru và đạt được kết quả như mong muốn thì bạn cần nắm rõ dự án đầu tư là gì? Để giúp bạn nắm bắt được điều đó work247.vn đã tìm hiểu và tổng hợp lại những thông tin giúp giải đáp thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.
1. Những khái niệm cơ bản và đầy đủ nhất về dcự án đầu tư.
- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư được xem như là một tập hồ sơ tài liệu thể hiện chi tiết và có hệ thống về các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch cụ thể để nhằm tạo ra những kết quả và đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tập hợp của những hoạt động có liên quan đến nhau, được kế hoạch hoá lại nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra bằng cách tạo ra các kết quả cụ thể với một mức thời gian nhất định bằng việc sử dụng các nguồn lực xác định
- Trên góc độ quản lý thì dự án đầu tư được coi như là một công cụ giúp quản lý việc sử dụng vốn, lao động và vật tư để đem lại các kết quả về tài chính, kinh tế và xã hội trong thời gian dài.
- Dự án là một chuỗi những hoạt động được liên kết với nhau nhằm đạt được một kết quả chung nhất định trong một phạm vi ngân sách và thời gian được xác định.
- Trong dự án, các thông tin sẽ nêu rõ chủ dự án đang dự định làm gì và làm chúng ra sao, kết quả sau khi làm là gì?
- Dự án đầu tư còn là cơ sở để cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp quản lý, cấp phép để đầu tư. Đó là căn cứ để nhà đầu tư thực hiện, bắt đầu các hoạt động đầu tư và đánh giá được hiệu quả của dự án. Quan trọng hơn cả là việc thuyết phục được chủ đầu tư quyết định tham gia đầu tư và tổ chức tín dụng cung cấp thêm vốn cho dự án.
Tin tuyển dụng: Việc làm hoạch định - dự án
2. Những đặc trưng riêng của dự án đầu tư.
- Dự án đầu tư cần phải có một mục tiêu rõ ràng: Dù là dự án đầu tư thuộc bất kỳ lĩnh vực nào, thực hiện trong thời gian bao lâu, chi phí được ước tính ra sao,... thì cũng đều cần phải có những mục tiêu rõ ràng và cụ thể để thực hiện theo.
- Dự án đầu tư sẽ chỉ có thời gian tồn tại hữu hạn: Một dự án đầu tư có thể được thực hiện trong ngắn hoặc dài hạn, nhưng dù là trong ngắn hay dài hạn thì chúng đều phải hữu hạn. Cụ thể rằng:
+ Thời gian để hoạt động của một dự án đầu tư trong khu kinh tế không được vượt quá 70 năm.
+ Thời gian để hoạt động của dự án đầu tư bên ngoài khu kinh tế không được quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn lại chậm thì thời hạn dài hơn nhưng cũng không vượt quá 70 năm.
- Dự án đầu tư có thể được chuyển nhượng qua lại: Nhà đầu tư của dự án có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi thực hiện đúng những yêu cầu theo quy định tại Điều 46 Luật đầu tư 2024 thì bao gồm:
+ Nhà đầu tư đó không nằm trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động đầu tư.
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng được điều kiện đầu tư, nếu trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án mà thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng với nhà đầu tư của nước ngoài.
+ Tuân thủ được các điều kiện theo quy định của pháp lý về đất đai, pháp luật về kinh doanh bđs trong trường hợp có phát sinh chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng về quyền sử dụng đất.
+ Điều kiện được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan đến nếu có phát sinh.
3. Dự án đầu tư có nội dung chủ yếu như sau
Một dự án đầu tư đầy đủ sẽ bao gồm:
- Mục tiêu phát triển: Điều này thể hiện những sự cống hiến, đóng góp của dự án vào công cuộc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia. Mục tiêu này sẽ được thực hiện thông qua những lợi ích mà dự án đầu tư đó đem lại cho nền kinh tế xã hội.
- Mục tiêu cụ thể, trực tiếp của nhà đầu tư: Là mục tiêu cần phải đạt được khi thực hiện theo dự án này. Mục tiêu đó phải được thực hiện thông qua những lợi ích tài chính mà người chủ đầu tư sẽ thu được từ việc tham gia dự án.
- Các kết quả: Là những kết quả được trình bày cụ thể, có thể được định lượng rõ ràng tạo ra từ những hoạt động khác nhau trong dự án. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.
- Các hoạt động: Là những hành động hoặc nhiệm vụ được thực hiện theo lịch biểu và sự phân công trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện rồi tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
- Các nguồn lực tham gia vào dự án: Những vật chất, con người và tài chính cần thiết để tham gia tiến hành các hoạt động của dự án đó. Những giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là nguồn vốn đầu tư cho dự án.
Xem thêm: Ban quản lý dự án là gì? Tất tần tật thông tin Ban quản lý dự án
4. Phân loại rõ ràng về dự án đầu tư.
4.1. Phân loại dự án đầu tư theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư ở trong nước thì để tiến hành phân cấp quản lý, thực hiện quản lý thì còn tuỳ thuộc theo tính chất của dự án và cả quy mô đầu tư. Các dự án đầu tư trong nước sẽ được phân loại theo 3 nhóm A,B,C. Có 2 cách được dùng để phân chia nhóm đó là dự án đó thuộc ngành kinh tế nào? Tổng mức đầu tư của dự án là lớn hay nhỏ? Trong các nhóm phân chia đó thì nhóm A là mức quan trọng, phức tạp nhất còn nhóm C là ít quan trọng, đơn giản hơn cả. Tổng mức vốn nêu ở bên trên đã bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất, mặt biển, mặt nước, phần thềm lục địa và vùng trời nếu được sử dụng đến.
- Đối với các dự án được đầu tư nước ngoài thì sẽ được phân loại thành 3 loại dự án đầu tư gồm nhóm A, B và loại được phân cấp cho địa phương.
4.2. Phân loại dự án đầu tư theo trình tự lập và duyệt của dự án.
Theo trình tự hoặc theo các bước lập và trình duyệt, các dự án đầu tư đó sẽ được phân ra thành hai loại bao gồm:
- Nghiên cứu tiền khả thi: Hồ sơ được trình duyệt của bước này sẽ được gọi với cái tên là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Nghiên cứu khả thi: Hồ sơ được trình duyệt của bước này sẽ được gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi.
4.3. Dự án đầu tư được phân loại theo nguồn vốn đầu tư.
Dự án có thể được đầu tư bằng vốn trong nước như vốn cấp phát, tín dụng và các hình thức huy động khác.
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài hay còn được gọi là nguồn viện trợ nước ngoài (vốn ODA) và nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (vốn FDI).
5. Vai trò của một dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư có vai trò quan trọng khi muốn thực hiện một dự án nào đó, nó có ý nghĩa to lớn với chủ đầu tư, với nhà tài trợ và với cả các cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể như sau:
- Vai trò của dự án đầu tư đối với chủ đầu tư như sau:
+ Là cơ sở, căn cứ quan trọng để nhà đầu tư có thể ra quyết định xem có nên tiến hành thực hiện đầu tư dự án đó hay không.
+ Là một trong những công cụ quan trọng để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh hợp tác và bỏ vốn đầu tư cho dự án.
+ Là phương tiện để cho chủ đầu tư có thể thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ bên trong và ngoài nước tham gia tài trợ hoặc cho vay vốn để thực hiện dự án.
+ Là cơ sở để góp phần xây dựng lên kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, thúc đẩy và kiểm soát quá trình, tiến triển của dự án.
+ Là cơ sở để xây dựng những kế hoạch thực hiện đầu tư, đốc thúc, quản lý và kiểm tra quá trình thực hiện trong dự án.
+ Là căn cứ có vai trò quan trọng để kiểm soát và điều chỉnh kịp thời các vấn đề còn đọng lại và vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
+ Là cơ sở căn cứ để soạn thảo hợp đồng liên doanh hoặc là tài liệu để thực hiện giải quyết các mối quan hệ tranh chấp đôi bên giữa các đối tác trong quá trình tham gia thực hiện dự án.
- Vai trò quan trọng của dự án đầu tư đối với nhà tài trợ:
+ Là căn cứ thiết yếu để nhà tài trợ xem xét tính khả thi của dự án rồi dựa vào đó để đưa ra những quyết định xem có nên tham gia tài trợ cho dự án này hay không và nếu có tài trợ thì sẽ ở mức như nào để đảm bảo mức rủi ro là thấp nhất với nhà tài trợ.
- Vai trò của dự án đầu tư đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
+ Là một trong những tài liệu thiết yếu để các cấp chính quyền có thẩm quyền xét duyệt và cấp cho giấy phép để đầu tư dự án.
+ Là cơ sở căn cứ pháp lý để toán án xem xét, đánh giá giải quyết khi có sự tranh chấp xảy ra giữa những bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
6. Những điều cần thực hiện khi lập dự án đầu tư.
Để lập một dự án đầu tư thì nhà đầu tư cần phải tiến hành nhiều công việc hơn để hoàn thành một bản dự án đầu tư chất lượng, hiệu quả. Các việc làm khi lập dự án đầu tư cụ thể là:
- Thực hiện nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về thị trường đầu tư
- Xác định rõ ràng thời điểm đầu tư và quy mô của cuộc đầu tư đó
- Lựa chọn đúng đắn những hình thức đầu tư
- Tiến hành thực hiện các hoạt động của cuộc khảo sát và tìm kiếm địa bàn đầu tư.
Sau khi đã tiến hành xong những việc nêu trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư, dự án đầu tư đó cần phải được thể hiện ở hai văn kiện:
- Báo cáo tiền khả thi: là loại báo cáo đem đến một cách tổng quát nhất về thông tin của dự án. Từ đó người chủ đầu tư có thể đánh giá được cơ bản tính khả thi của một dự án. Bên cạnh đó có thể lựa chọn được phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án đó. Báo cáo tiền khả thi này là một căn cứ để có thể xây dựng báo cáo khả thi.
- Báo cáo khả thi: Là tập hợp các số liệu, dữ liệu rồi từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất chính thức về những nội dung của dự án theo những phương án đã được nhà đầu tư đó lựa chọn. Có thể nói như ở trên đó cũng là căn cứ để những cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra và đưa ra quyết định đầu tư.
Xem thêm: Đầu tư công và những vấn đề liên quan đến đầu tư công
7. Những yêu cầu thiết yếu đối với một dự án đầu tư.
7.1. Dự án đầu tư cần có tính khoa học.
- Đối với số liệu thông tin: Những số liệu sử dụng trong dự án đầu tư cần phải có tính trung thực, chính xác. Các số liệu đó cần phải có nguồn gốc chứng thực rõ ràng về xuất xứ của những thông tin đó và những số liệu đã thu thập được do các cơ quan có trách nhiệm cung cấp,...
- Đối với phương pháp giải thích: Các nội dung của dự án cần phải được trình bày theo một thể thống nhất và đồng bộ với nhau. Chính vì vậy quá trình phân tích và lý giải trong dự án đó phải đảm bảo có tính logic và chặt chẽ với nhau.
- Đối với phương pháp tính toán: Do khối lượng các tính toán trong một dự án thường rất lớn, chính vì vậy khi thực hiện các tính toán cho các chỉ tiêu cần đảm bảo tính đơn giản và chính xác. Nếu sử dụng đồ thị hay bản vẽ kỹ thuật thì cần phải đảm bảo đúng chuẩn về kích thước, tỷ lệ.
- Đối với hình thức trình bày: Cần đảm bảo phải có hệ thống, trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không tẩy xoá chồng chéo lên nhau.
7.2. Dự án đầu tư cần có tính pháp lý.
Dự án đầu tư cần phải đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý một cách vững chắc, cụ thể là phù hợp với chính sách và luật pháp mà Nhà nước đã đề ra. Việc này đòi hỏi người soạn thảo ra dự án cần phải nghiên cứu thật đầy đủ và kỹ càng chủ trương và chính sách của Nhà nước cùng với những văn bản pháp luật có liên quan đến công cuộc đầu tư đó.
7.3. Dự án đầu tư cần có tính thực tiễn.
Một dự án đầu tư cần phải có tính khả thi, có khả năng thực hiện và triển khai trong thực tế. Các nội dung, phân tích của dự án cần trình bãy rõ ràng, không thể chung chung mà dựa trên những căn cứ thực tế, cần phải được thực hiện dựa trên những điều kiện cụ thể của thị trường, vốn,...
7.4. Dự án đầu tư cần có tình thống nhất.
Để có được một dự án đầu tư hoàn chỉnh và chính xác đòi hỏi phải đầu tư một thời gian nhất định, một quá trình gian nan và phức tạp. Đó không chỉ là công việc của riêng nhà đầu tư thôi mà còn của cả nhiều bên liên quan như các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đó nữa.
7.5. Dự án đầu tư cần có tính phỏng định.
Các thông tin bên trong dự án như nội dung, phép tính toán về quy mô sản xuất, giá cả, chi phí, doanh thu, lợi nhuận,... đều chỉ có tính chất dự trù. Trên thực tế thông thường không hoàn toàn đúng như với những gì dự báo, đôi khi có nhiều trường hợp thực tế còn xả ra khác xa so với những dự đoán ban đầu bên trong dự án.
Trên đây là những thông tin chi tiết và lưu ý để trả lời cho câu hỏi "dự án đầu tư là gì?" Hy vọng qua đây đã có thể giúp bạn nắm bắt thêm được nhiều thông tin hơn và có thể lập cho mình một bản dự án đầu tư chuẩn chỉnh nhất.
2150 0